Những hình ảnh vừa được truyền thông Azerbaijan đăng tải, là những gì còn sót lại của một thiết giáp BMP-3, sau khi dính một viên đạn pháo cỡ lớn của Armenia.Truyền thông Nga cho biết, nhiều khả năng viên đạn pháo đã rơi trúng hoặc rơi ngay sát cạnh chiếc thiết giáp, xé toạc chiếc xe chiến đấu bộ binh này thành nhiều mảnh.Nếu có người bên trong xe khi xảy ra vụ việc, toàn bộ kíp chiến đấu và binh lính sẽ khó có thể sống sót sau vụ việc này.Đây là một minh chứng cho việc, không nhất thiết phải có các loại vũ khí chống tăng hiện đại, mới có thể hạ gục được xe tăng, thiết giáp đời mới.Trên thực tế, một viên đạn pháo cỡ lớn có khả năng hạ gục gần như mọi loại thiết giáp, xe tăng chủ lực hiện nay. Cái khó của việc sử dụng pháo cỡ lớn để chống tăng, đó là rất khó bắn trúng mục tiêu.Trong quá khứ, pháo chống tăng là phương tiện chủ yếu để đối đầu với xe tăng, thiết giáp đối phương. Để đảm bảo độ xuyên và độ "căng" của đường đạn, các loại pháo này thường có cỡ nòng không quá 85mm.Ở thời điểm hiện tại, nhiều loại tên lửa, súng chống tăng vác vai có thể mang đến năng lực chống tăng rất tốt cho lực lượng bộ binh, lại gọn nhẹ, rẻ tiền hơn nhiều so với việc dùng pháo chống tăng.Tuy nhiên, về cơ bản các loại đạn pháo cỡ 152mm hay 155mm hiện nay, đều có thể hủy diệt một đến nhiều thiết giáp địch, chỉ bằng một phát bắn chuẩn xác duy nhất.Ngay cả khi nổ bên cạnh chiếc xe tăng hoặc bị giáp phản ứng nổ đánh chặn, uy lực của những viên đạn pháo cỡ lớn này cũng đủ để tạo ra rung chấn cực lớn, ảnh hưởng tới toàn bộ kíp lái và hư hỏng các thiết bị bên trong xe tăng.Với các loại xe chiến đấu bộ binh như BMP-3, giáp mặt trước dày nhất cũng chỉ vài chục mm, rõ ràng là không đủ để chúng đối đầu với bất cứ loại vũ khí chống tăng hiện đại nào, chứ chưa nói tới đạn pháo cỡ lớn.Theo thông tin được truyền thông Nga đăng tải, chiếc BMP-3 của Azerbaijan khi dính đạn pháo cỡ lớn của Armenia, đã bị hất văng hàng trăm mét, nhiều mảnh vỡ được tìm thấy cách hố bom 250 mét.Trải qua một thời gian dài xung đột hồi cuối năm 2020 vừa rồi, Azerbaijan và Armenia đã hứng chịu thiệt hại nặng nề, nhất là lực lượng tăng - thiết giáp. Tuy nhiên cho tới nay, các con số chính thức về thiệt hại của hai bên, đều chưa được công bố. Nguồn ảnh: Avia. Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 được coi là "quái vật lưỡng cư" của quân đội Nga. Nguồn: QPVN.
Những hình ảnh vừa được truyền thông Azerbaijan đăng tải, là những gì còn sót lại của một thiết giáp BMP-3, sau khi dính một viên đạn pháo cỡ lớn của Armenia.
Truyền thông Nga cho biết, nhiều khả năng viên đạn pháo đã rơi trúng hoặc rơi ngay sát cạnh chiếc thiết giáp, xé toạc chiếc xe chiến đấu bộ binh này thành nhiều mảnh.
Nếu có người bên trong xe khi xảy ra vụ việc, toàn bộ kíp chiến đấu và binh lính sẽ khó có thể sống sót sau vụ việc này.
Đây là một minh chứng cho việc, không nhất thiết phải có các loại vũ khí chống tăng hiện đại, mới có thể hạ gục được xe tăng, thiết giáp đời mới.
Trên thực tế, một viên đạn pháo cỡ lớn có khả năng hạ gục gần như mọi loại thiết giáp, xe tăng chủ lực hiện nay. Cái khó của việc sử dụng pháo cỡ lớn để chống tăng, đó là rất khó bắn trúng mục tiêu.
Trong quá khứ, pháo chống tăng là phương tiện chủ yếu để đối đầu với xe tăng, thiết giáp đối phương. Để đảm bảo độ xuyên và độ "căng" của đường đạn, các loại pháo này thường có cỡ nòng không quá 85mm.
Ở thời điểm hiện tại, nhiều loại tên lửa, súng chống tăng vác vai có thể mang đến năng lực chống tăng rất tốt cho lực lượng bộ binh, lại gọn nhẹ, rẻ tiền hơn nhiều so với việc dùng pháo chống tăng.
Tuy nhiên, về cơ bản các loại đạn pháo cỡ 152mm hay 155mm hiện nay, đều có thể hủy diệt một đến nhiều thiết giáp địch, chỉ bằng một phát bắn chuẩn xác duy nhất.
Ngay cả khi nổ bên cạnh chiếc xe tăng hoặc bị giáp phản ứng nổ đánh chặn, uy lực của những viên đạn pháo cỡ lớn này cũng đủ để tạo ra rung chấn cực lớn, ảnh hưởng tới toàn bộ kíp lái và hư hỏng các thiết bị bên trong xe tăng.
Với các loại xe chiến đấu bộ binh như BMP-3, giáp mặt trước dày nhất cũng chỉ vài chục mm, rõ ràng là không đủ để chúng đối đầu với bất cứ loại vũ khí chống tăng hiện đại nào, chứ chưa nói tới đạn pháo cỡ lớn.
Theo thông tin được truyền thông Nga đăng tải, chiếc BMP-3 của Azerbaijan khi dính đạn pháo cỡ lớn của Armenia, đã bị hất văng hàng trăm mét, nhiều mảnh vỡ được tìm thấy cách hố bom 250 mét.
Trải qua một thời gian dài xung đột hồi cuối năm 2020 vừa rồi, Azerbaijan và Armenia đã hứng chịu thiệt hại nặng nề, nhất là lực lượng tăng - thiết giáp. Tuy nhiên cho tới nay, các con số chính thức về thiệt hại của hai bên, đều chưa được công bố. Nguồn ảnh: Avia.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 được coi là "quái vật lưỡng cư" của quân đội Nga. Nguồn: QPVN.