Cuộc chiến tại Mosul là một cuộc chiến tranh rất khó xếp loại, nó vừa mang hơi hướng của một cuộc chiến tranh du kích, chiến tranh tiêu hao, vừa mang hơi hướng của một cuộc chiến tranh tổng lực, chiến tranh quy ước. Nguồn ảnh: Thesun.Vì có quá nhiều loại vũ khí với sức công phá mạnh được các bên tham gia giao tranh sử dụng tại đây nên thành phố này đã sớm trở thành đống đổ nát. Đến tận bây giờ, chưa có bất cứ một tổ chức quốc tế nào có thể thống kê được lượng vũ khí, đạn dược các bên đổ vào thành phố này. Nguồn ảnh: Tumblr.Các loại vũ khí tự chế với sức công phá lớn được sử dụng rất phổ biến trong cuộc chiến tại Mosul, dẫn tới việc một lần khai hỏa có thể phá sập cả một khu phố. Nguồn ảnh: BBC.Được giới quan sát đánh giá là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất thế giới trong suốt 15 năm vừa rồi, thành phố Mosul rõ ràng đã quá đen đủi khi phải trở thành bãi chiến trường cho cuộc xung đột lớn nhất từ trước tới nay giữa khủng bố IS và các lực lượng liên quân chống khủng bố. Nguồn ảnh: Reuters.Thiệt hại của Mosul được ước tính lên tới vài chục tỷ USD và phải mất hàng chục năm người ta mới xây dựng lại được thành phố này như khi trước chiến tranh. Đấy là chưa kể tới những di sản lịch sử vô giá đã vĩnh viễn bị phá hủy. Nguồn ảnh: Lima.Những tấm ảnh với cùng một góc chụp được thực hiện trước và sau khi thành phố Mosul trở thành bãi chiến trường trong cuộc chiến chống IS cho thấy sức tàn phá lớn tới mức hủy diệt của chiến tranh. Nguồn ảnh: Sina.Ước tính tới năm 2008, dân số ở Mosul lên tới 1,8 triệu người, gần tương đương với dân số của Thành phố Hải Phòng và gấp đôi dân số Đà Nẵng, Việt Nam. Mặc dù vậy, tới năm 2014, khi thành phố này bị khủng bố IS chiếm đóng và trở thành "thành trì của lực lượng khủng bố" thì dân số của nó đã giảm đi 80%. Nguồn ảnh: Sina.Phần đông người dân chọn đi di tản, sơ tán ra ngoài thành phố, chạy về phía Nam tới những thành phố khác của Iraq để trốn khỏi sự kiểm soát của khủng bố IS, tuy nhiên rất nhiều người vẫn chọn ở lại. Nguồn ảnh: Sina.Việc còn tới hàng trăm nghìn người dân sống rải rác bên trong thành phố Mosul dẫn đến tình trạng đánh bom nhầm, không kích nhầm vào dân thường xảy ra liên miên. Đặc biệt, bệnh viện bên trong thành phố Mosul với các y bác sỹ vẫn tiếp tục hoạt động, cấp cứu cho cả dân thường lẫn phiến quân IS bị thương vong. Các dịch vụ công khác như cứu hộ, cứu hỏa vẫn tiếp tục hoạt động giữa vùng chiến sự. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy, những lực lượng đó chỉ cứu được những người bị thương giữa cuộc chiến chứ không thể cứu được thành phố này trước sự tàn phá không thể ác liệt hơn của chiến tranh. Nguồn ảnh: Sina.Sau nhiều năm xảy ra chiến tranh và đặc biệt là sau gần 9 tháng chiến dịch giải phóng Mosul được phía Iraq thực hiện, thành phố này đã chính thức "trở về thời đồ đá". Nguồn ảnh: Sina.Từ tháng 1/2017, những vùng giải phóng ở Mosul bắt đầu được dần tái thiết trở lại, đầu tiên là hơn 30 trường học được cùng mở cửa vào thời gian này để phục vụ nhu cầu học tập của 16.000 trẻ em bên trong thành phố, phần lớn trong số trẻ em đó chưa từng được đến trường kể từ khi IS chiếm được thành phố này. Đây mới chỉ là một bước rất nhỏ trong hành trình tái thiết Mosul sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ tới và tiêu tốn hàng chục tỷ USD. Nguồn ảnh: Sina.
Cuộc chiến tại Mosul là một cuộc chiến tranh rất khó xếp loại, nó vừa mang hơi hướng của một cuộc chiến tranh du kích, chiến tranh tiêu hao, vừa mang hơi hướng của một cuộc chiến tranh tổng lực, chiến tranh quy ước. Nguồn ảnh: Thesun.
Vì có quá nhiều loại vũ khí với sức công phá mạnh được các bên tham gia giao tranh sử dụng tại đây nên thành phố này đã sớm trở thành đống đổ nát. Đến tận bây giờ, chưa có bất cứ một tổ chức quốc tế nào có thể thống kê được lượng vũ khí, đạn dược các bên đổ vào thành phố này. Nguồn ảnh: Tumblr.
Các loại vũ khí tự chế với sức công phá lớn được sử dụng rất phổ biến trong cuộc chiến tại Mosul, dẫn tới việc một lần khai hỏa có thể phá sập cả một khu phố. Nguồn ảnh: BBC.
Được giới quan sát đánh giá là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất thế giới trong suốt 15 năm vừa rồi, thành phố Mosul rõ ràng đã quá đen đủi khi phải trở thành bãi chiến trường cho cuộc xung đột lớn nhất từ trước tới nay giữa khủng bố IS và các lực lượng liên quân chống khủng bố. Nguồn ảnh: Reuters.
Thiệt hại của Mosul được ước tính lên tới vài chục tỷ USD và phải mất hàng chục năm người ta mới xây dựng lại được thành phố này như khi trước chiến tranh. Đấy là chưa kể tới những di sản lịch sử vô giá đã vĩnh viễn bị phá hủy. Nguồn ảnh: Lima.
Những tấm ảnh với cùng một góc chụp được thực hiện trước và sau khi thành phố Mosul trở thành bãi chiến trường trong cuộc chiến chống IS cho thấy sức tàn phá lớn tới mức hủy diệt của chiến tranh. Nguồn ảnh: Sina.
Ước tính tới năm 2008, dân số ở Mosul lên tới 1,8 triệu người, gần tương đương với dân số của Thành phố Hải Phòng và gấp đôi dân số Đà Nẵng, Việt Nam. Mặc dù vậy, tới năm 2014, khi thành phố này bị khủng bố IS chiếm đóng và trở thành "thành trì của lực lượng khủng bố" thì dân số của nó đã giảm đi 80%. Nguồn ảnh: Sina.
Phần đông người dân chọn đi di tản, sơ tán ra ngoài thành phố, chạy về phía Nam tới những thành phố khác của Iraq để trốn khỏi sự kiểm soát của khủng bố IS, tuy nhiên rất nhiều người vẫn chọn ở lại. Nguồn ảnh: Sina.
Việc còn tới hàng trăm nghìn người dân sống rải rác bên trong thành phố Mosul dẫn đến tình trạng đánh bom nhầm, không kích nhầm vào dân thường xảy ra liên miên. Đặc biệt, bệnh viện bên trong thành phố Mosul với các y bác sỹ vẫn tiếp tục hoạt động, cấp cứu cho cả dân thường lẫn phiến quân IS bị thương vong. Các dịch vụ công khác như cứu hộ, cứu hỏa vẫn tiếp tục hoạt động giữa vùng chiến sự. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy, những lực lượng đó chỉ cứu được những người bị thương giữa cuộc chiến chứ không thể cứu được thành phố này trước sự tàn phá không thể ác liệt hơn của chiến tranh. Nguồn ảnh: Sina.
Sau nhiều năm xảy ra chiến tranh và đặc biệt là sau gần 9 tháng chiến dịch giải phóng Mosul được phía Iraq thực hiện, thành phố này đã chính thức "trở về thời đồ đá". Nguồn ảnh: Sina.
Từ tháng 1/2017, những vùng giải phóng ở Mosul bắt đầu được dần tái thiết trở lại, đầu tiên là hơn 30 trường học được cùng mở cửa vào thời gian này để phục vụ nhu cầu học tập của 16.000 trẻ em bên trong thành phố, phần lớn trong số trẻ em đó chưa từng được đến trường kể từ khi IS chiếm được thành phố này. Đây mới chỉ là một bước rất nhỏ trong hành trình tái thiết Mosul sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ tới và tiêu tốn hàng chục tỷ USD. Nguồn ảnh: Sina.