Theo tờ USNI, siêu khu trục hạm lớp Zumwalt mới nhất của Mỹ - USS Michel Monsoor lại hỏng trong quá trình thử nghiệm. Nguồn ảnh: Military.Buổi chạy thử bắt đầu từ hôm 4/12 vừa rồi đã có một cái kết không có hậu khi USS Michel Monsoor (DDG-1001) đã hỏng chỉ sau vài giờ xuất phát và phải về cảng bằng...tàu kéo. Nguồn ảnh: Sputnik.Sự cố xảy ra khi tàu đang thử nghiệm chạy hết công suất. Nguồn ảnh: Inquirer.Nguyên nhân được cho là do hệ thống máy phát điện trên tàu, khi chạy hết công suất đã cung cấp một dòng điện không ổn định, có khả năng làm hỏng các thiết bị điện tử đắt tiền trên con tàu này. Nguồn ảnh: Jeff.Để đảm bảo an toàn cho các thiết bị trên tàu, hệ thống đảm bảo an toàn đã ngắt điện toàn bộ và trớ trêu là Hải quân Mỹ đã không thể khởi động lại được con tàu sau quy trình an toàn đó. Nguồn ảnh: National.Có giá lên tới 4,1 tỷ USD mỗi chiếc, dự án Zumwalt từng được kỳ vọng sẽ duy trì sức mạnh Hải quân Mỹ hàng chục năm nữa. Ban đầu, người Mỹ dự định chế tạo 324 chiếc, nhưng tới nay chỉ rút còn lại...29 chiếc. Nguồn ảnh: National.Theo thiết kế, lớp tàu này được trang bị hai máy tubin khí Roll-Royce MT-30 cùng các động cơ phụ cung cấp 75MW năng lượng cho tàu hoạt động. Nguồn ảnh: Gcaptain.Hải quân Mỹ từng tự hào tuyên bố các tàu lớp Zumwalt của nước này có công suất lớn nhất trong số các tàu chiến phi hạt nhân trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Raytheon.Siêu hạm Zumwalt có lượng giãn nước toàn tải khoảng 14.500 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m (chỗ rộng nhất), mớn nước 8,4m, thủy thủ đoàn dự kiến 142 người. Nguồn ảnh: Naval.Mời độc giả xem Video: Chiến hạm tỷ USD của Mỹ, cái gì cũng xịn chỉ mỗi việc di chuyển là chật vật. Nguồn: AP.
Theo tờ USNI, siêu khu trục hạm lớp Zumwalt mới nhất của Mỹ - USS Michel Monsoor lại hỏng trong quá trình thử nghiệm. Nguồn ảnh: Military.
Buổi chạy thử bắt đầu từ hôm 4/12 vừa rồi đã có một cái kết không có hậu khi USS Michel Monsoor (DDG-1001) đã hỏng chỉ sau vài giờ xuất phát và phải về cảng bằng...tàu kéo. Nguồn ảnh: Sputnik.
Sự cố xảy ra khi tàu đang thử nghiệm chạy hết công suất. Nguồn ảnh: Inquirer.
Nguyên nhân được cho là do hệ thống máy phát điện trên tàu, khi chạy hết công suất đã cung cấp một dòng điện không ổn định, có khả năng làm hỏng các thiết bị điện tử đắt tiền trên con tàu này. Nguồn ảnh: Jeff.
Để đảm bảo an toàn cho các thiết bị trên tàu, hệ thống đảm bảo an toàn đã ngắt điện toàn bộ và trớ trêu là Hải quân Mỹ đã không thể khởi động lại được con tàu sau quy trình an toàn đó. Nguồn ảnh: National.
Có giá lên tới 4,1 tỷ USD mỗi chiếc, dự án Zumwalt từng được kỳ vọng sẽ duy trì sức mạnh Hải quân Mỹ hàng chục năm nữa. Ban đầu, người Mỹ dự định chế tạo 324 chiếc, nhưng tới nay chỉ rút còn lại...29 chiếc. Nguồn ảnh: National.
Theo thiết kế, lớp tàu này được trang bị hai máy tubin khí Roll-Royce MT-30 cùng các động cơ phụ cung cấp 75MW năng lượng cho tàu hoạt động. Nguồn ảnh: Gcaptain.
Hải quân Mỹ từng tự hào tuyên bố các tàu lớp Zumwalt của nước này có công suất lớn nhất trong số các tàu chiến phi hạt nhân trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Raytheon.
Siêu hạm Zumwalt có lượng giãn nước toàn tải khoảng 14.500 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m (chỗ rộng nhất), mớn nước 8,4m, thủy thủ đoàn dự kiến 142 người. Nguồn ảnh: Naval.
Mời độc giả xem Video: Chiến hạm tỷ USD của Mỹ, cái gì cũng xịn chỉ mỗi việc di chuyển là chật vật. Nguồn: AP.