Hiện nhiều cơ quan điều tra của Nga, đang dẫn lời của phi công Nga được vinh danh Yuri Sytnik, khi cho rằng, các vụ tai nạn máy bay xảy ra vào Tháng Tám có liên quan đến việc gia tăng huấn luyện theo mùa: "Máy bay quá tải, thợ kỹ thuật cũng mệt mỏi vì các chuyến bay cường độ cao". Trong khi đó, nhiều có rất nhiều phi công trẻ mới ra trường, lần đầu làm quen với các loại máy bay mới, nên vẫn chưa đủ kinh nghiệm; bên cạnh đó, công tác đào tạo phi công chưa thực sự có chất lượng. Điều này dẫn đến những hậu quả đáng buồn; Yuri Sytnik nói.Nhưng trường hợp có kinh nghiệm, nhưng vẫn rơi; đó là việc thử nghiệm nguyên mẫu máy bay vận tải quân sự Il-112V, bị rơi ở khu vực Moscow ngày 17/8; máy bay được điều khiển bởi một phi hành đoàn thực sự giàu kinh nghiệm. Đứng đầu là Anh hùng Nga Nikolai Kuimov, phi công bay thử Cấp 1 Dmitry Komarov và kỹ sư bay thử Cấp 1 Nikolai Khludeev . Khi động cơ bên phải của chiếc máy bay Il-112V bùng lên, trong tình huống như vậy không thể cứu được máy bay. Các phi công chỉ tìm cách chuyển hướng chiếc máy bay đang bốc cháy ra khỏi khu dân cư. Nguyên nhân là động cơ Il-112V có vấn đề. Trong trường hợp này, nguyên nhân chính là chất lượng máy bay. Còn chiếc máy bay đổ bộ Be-200 của Hải quân Nga bị rơi hôm 14/8 tại Thổ Nhĩ Kỳ, cũng được điều khiển bởi một phi hành đoàn giàu kinh nghiệm. Các phi công gồm Trung tá Vladislav Berkutov và Vadim Karasev, Đại tá Yevgeny Kuznetsov cũng có mặt trên máy bay với tư cách là một phi công thanh tra.Máy bay đang tham gia dập tắt đám cháy ở khu vực thành phố Adana của Thổ Nhĩ Kỳ, và cường độ bay với phi hành đoàn là rất lớn, khi họ phải bay nhiều chuyến mỗi ngày. Nguyên nhân tai nạn bước đầu đánh giá là do chiếc Be-200 đã múc nhiều nước hơn trong lần gọi tiếp theo và do trở nên quá tải, nó không thể tăng độ cao kịp thời và đâm vào núi. Không đánh giá thấp khả năng của phi công, cũng như khả năng của máy bay. Hiện chưa có kết luận của ủy ban điều tra vụ rơi máy bay này, nên đây chỉ là giả định. Còn chiếc MiG-29 bị rơi ở vùng Astrakhan tại khu huấn luyện Ushuluk, là do một phi công trẻ điều khiển. Phi công mới tốt nghiệp trường không quân vào năm 2019 và chưa có đủ kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không loại trừ yếu tố thời tiết cũng như nguyên nhân kỹ thuật, khiến tiêm kích MiG-29SMT đã được hiện đại hóa, có thể đã xảy ra sai sót kỹ thuật, có thể dẫn đến tai nạn.Còn chiếc tiêm kích Su-35S bị rơi trên Biển Okhotsk vào ngày 31/7 (được tính do gần tháng 8); lỗi ban đầu được báo là do hỏng động cơ, và chỉ huy mặt đất lệnh cho phi công nhảy dù, và phi công cũng không kịp kiểm tra xem tình trạng kỹ thuật của máy bay trước khi phóng dù thoát hiểm. Hóa ra chiếc Su-35S hoàn toàn không bị cháy động cơ; quyết định rời máy bay bằng ghế phóng dù không phải do phi công đưa ra, mà do chỉ huy điều hành bay, đã nhầm lẫn việc máy bay bất ngờ phóng mồi bẫy tầm nhiệt với việc động cơ máy bay bị cháy. Lỗi này có cả của phi công và chỉ huy mặt đất. Việc liên tiếp xảy ra 4 vụ tai nạn hàng không chỉ trong vòng một tháng, đánh dấu một "Tháng Tám đen" với hàng không quân sự Nga; trong các kết luận đưa ra, có cả lỗi chủ quan của con người và lỗi kỹ thuật của máy bay. Trong những năm vừa qua, Không quân Nga để xảy ra những vụ tai nạn máy bay quân sự "hy hữu", ảnh hưởng lớn đến uy tín ngành hàng không quân sự Nga, như vụ rơi chiếc Su-57 sản xuất loạt, trước khi đưa vào biên chế, khiến chương trình phải chậm một năm. Nhưng "khó tin" nhất là vụ chiếc Su-35 bắn hạ chiếc Su-30SM bằng pháo hàng không. Vào ngày 22/9/2020 tại vùng Tver, trong một cuộc huấn luyện bình thường, với điểm đặc biệt duy nhất là nhầm công tắc vũ khí giữa "BẬT" và "TẮT", khiến phi công chiếc Su-35 đã bắn hạ đồng đội bằng pháo. Nhưng lỗi một phần cũng thuộc về lực lượng kỹ thuật mặt đất, khi không tháo vũ khí chiến đấu ra khỏi máy bay huấn luyện.Thiếu tá Vasily Savelyev, 34 tuổi là phi công Cấp 1 lái Su-35S thuộc Trung đoàn không quân 790, đóng tại sân bay Hotilovo ở vùng Tver. Tổng thời gian bay trên các loại máy bay khác nhau là hơn 904 giờ, riêng với Su-35S là gần 100 giờ; như vậy trình độ phi công này thuộc trình độ "cứng" của Trung đoàn 790. Trong chuyến bay huấn luyện ngày 22/9/2020, phi công Savelyev đã điều khiển chiếc Su-35S của mình, bắn trúng máy bay Su-30M2 bằng khẩu pháo GSh-301. Savelyev đã "bắn chính xác" một loạt ngắn gồm 5 viên đạn 30 mm trúng mục tiêu đang cơ động. Có thể nói việc bắn trúng một mục tiêu đang cơ động với tốc độ nhanh như vậy là không hề dễ dàng. Còn thượng úy Major Raspopov, phi công điều khiển chiếc Su-30M2 may mắn không bị thương (đạn pháo trúng vào cánh máy bay) và đã hạ cánh thành công. Tuy nhiên chiếc Su-30M2 đã trở thành phế liệu.Nguyên nhân kết luận sau đó là lực lượng kỹ thuật mặt đất đã không tháo bỏ vũ khí chiến đấu ra khỏi máy bay khi làm nhiệm vụ huấn luyện; phi công đã không kiểm tra kỹ máy bay trước khi ký nhận sổ bàn giao máy bay; và quan trọng một lỗi sơ đẳng là công tắc vũ khí chính đã được bật sẵn sàng, nhưng phi công không biết. Như vậy những tai nạn xảy ra đối với Không quân Nga do nhiều nguyên nhân, cả về vấn đề kỹ thuật, chất lượng máy bay và trình độ phi công, chỉ huy mặt đất và thợ kỹ thuật; cũng như làm việc căng thẳng quá sức của phi công… Những nguyên nhân trên đã dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra, và trong những vụ tai nạn đó, có những vụ tai nạn có thể tránh được, nếu phi công bình tĩnh, cũng như lực lượng kỹ thuật mặt đất chấp hành nghiêm quy trình quản lý máy bay chiến đấu. Đó cũng là bài học cho lực lượng không quân Nga, để có thể tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest. Ấn Độ gặp rắc rối với tiêm kích hạm MiG-29K mua từ phía Nga. Nguồn: QPVN.
Hiện nhiều cơ quan điều tra của Nga, đang dẫn lời của phi công Nga được vinh danh Yuri Sytnik, khi cho rằng, các vụ tai nạn máy bay xảy ra vào Tháng Tám có liên quan đến việc gia tăng huấn luyện theo mùa: "Máy bay quá tải, thợ kỹ thuật cũng mệt mỏi vì các chuyến bay cường độ cao".
Trong khi đó, nhiều có rất nhiều phi công trẻ mới ra trường, lần đầu làm quen với các loại máy bay mới, nên vẫn chưa đủ kinh nghiệm; bên cạnh đó, công tác đào tạo phi công chưa thực sự có chất lượng. Điều này dẫn đến những hậu quả đáng buồn; Yuri Sytnik nói.
Nhưng trường hợp có kinh nghiệm, nhưng vẫn rơi; đó là việc thử nghiệm nguyên mẫu máy bay vận tải quân sự Il-112V, bị rơi ở khu vực Moscow ngày 17/8; máy bay được điều khiển bởi một phi hành đoàn thực sự giàu kinh nghiệm. Đứng đầu là Anh hùng Nga Nikolai Kuimov, phi công bay thử Cấp 1 Dmitry Komarov và kỹ sư bay thử Cấp 1 Nikolai Khludeev .
Khi động cơ bên phải của chiếc máy bay Il-112V bùng lên, trong tình huống như vậy không thể cứu được máy bay. Các phi công chỉ tìm cách chuyển hướng chiếc máy bay đang bốc cháy ra khỏi khu dân cư. Nguyên nhân là động cơ Il-112V có vấn đề. Trong trường hợp này, nguyên nhân chính là chất lượng máy bay.
Còn chiếc máy bay đổ bộ Be-200 của Hải quân Nga bị rơi hôm 14/8 tại Thổ Nhĩ Kỳ, cũng được điều khiển bởi một phi hành đoàn giàu kinh nghiệm. Các phi công gồm Trung tá Vladislav Berkutov và Vadim Karasev, Đại tá Yevgeny Kuznetsov cũng có mặt trên máy bay với tư cách là một phi công thanh tra.
Máy bay đang tham gia dập tắt đám cháy ở khu vực thành phố Adana của Thổ Nhĩ Kỳ, và cường độ bay với phi hành đoàn là rất lớn, khi họ phải bay nhiều chuyến mỗi ngày.
Nguyên nhân tai nạn bước đầu đánh giá là do chiếc Be-200 đã múc nhiều nước hơn trong lần gọi tiếp theo và do trở nên quá tải, nó không thể tăng độ cao kịp thời và đâm vào núi. Không đánh giá thấp khả năng của phi công, cũng như khả năng của máy bay. Hiện chưa có kết luận của ủy ban điều tra vụ rơi máy bay này, nên đây chỉ là giả định.
Còn chiếc MiG-29 bị rơi ở vùng Astrakhan tại khu huấn luyện Ushuluk, là do một phi công trẻ điều khiển. Phi công mới tốt nghiệp trường không quân vào năm 2019 và chưa có đủ kinh nghiệm.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không loại trừ yếu tố thời tiết cũng như nguyên nhân kỹ thuật, khiến tiêm kích MiG-29SMT đã được hiện đại hóa, có thể đã xảy ra sai sót kỹ thuật, có thể dẫn đến tai nạn.
Còn chiếc tiêm kích Su-35S bị rơi trên Biển Okhotsk vào ngày 31/7 (được tính do gần tháng 8); lỗi ban đầu được báo là do hỏng động cơ, và chỉ huy mặt đất lệnh cho phi công nhảy dù, và phi công cũng không kịp kiểm tra xem tình trạng kỹ thuật của máy bay trước khi phóng dù thoát hiểm.
Hóa ra chiếc Su-35S hoàn toàn không bị cháy động cơ; quyết định rời máy bay bằng ghế phóng dù không phải do phi công đưa ra, mà do chỉ huy điều hành bay, đã nhầm lẫn việc máy bay bất ngờ phóng mồi bẫy tầm nhiệt với việc động cơ máy bay bị cháy. Lỗi này có cả của phi công và chỉ huy mặt đất.
Việc liên tiếp xảy ra 4 vụ tai nạn hàng không chỉ trong vòng một tháng, đánh dấu một "Tháng Tám đen" với hàng không quân sự Nga; trong các kết luận đưa ra, có cả lỗi chủ quan của con người và lỗi kỹ thuật của máy bay.
Trong những năm vừa qua, Không quân Nga để xảy ra những vụ tai nạn máy bay quân sự "hy hữu", ảnh hưởng lớn đến uy tín ngành hàng không quân sự Nga, như vụ rơi chiếc Su-57 sản xuất loạt, trước khi đưa vào biên chế, khiến chương trình phải chậm một năm. Nhưng "khó tin" nhất là vụ chiếc Su-35 bắn hạ chiếc Su-30SM bằng pháo hàng không.
Vào ngày 22/9/2020 tại vùng Tver, trong một cuộc huấn luyện bình thường, với điểm đặc biệt duy nhất là nhầm công tắc vũ khí giữa "BẬT" và "TẮT", khiến phi công chiếc Su-35 đã bắn hạ đồng đội bằng pháo. Nhưng lỗi một phần cũng thuộc về lực lượng kỹ thuật mặt đất, khi không tháo vũ khí chiến đấu ra khỏi máy bay huấn luyện.
Thiếu tá Vasily Savelyev, 34 tuổi là phi công Cấp 1 lái Su-35S thuộc Trung đoàn không quân 790, đóng tại sân bay Hotilovo ở vùng Tver. Tổng thời gian bay trên các loại máy bay khác nhau là hơn 904 giờ, riêng với Su-35S là gần 100 giờ; như vậy trình độ phi công này thuộc trình độ "cứng" của Trung đoàn 790.
Trong chuyến bay huấn luyện ngày 22/9/2020, phi công Savelyev đã điều khiển chiếc Su-35S của mình, bắn trúng máy bay Su-30M2 bằng khẩu pháo GSh-301. Savelyev đã "bắn chính xác" một loạt ngắn gồm 5 viên đạn 30 mm trúng mục tiêu đang cơ động.
Có thể nói việc bắn trúng một mục tiêu đang cơ động với tốc độ nhanh như vậy là không hề dễ dàng. Còn thượng úy Major Raspopov, phi công điều khiển chiếc Su-30M2 may mắn không bị thương (đạn pháo trúng vào cánh máy bay) và đã hạ cánh thành công. Tuy nhiên chiếc Su-30M2 đã trở thành phế liệu.
Nguyên nhân kết luận sau đó là lực lượng kỹ thuật mặt đất đã không tháo bỏ vũ khí chiến đấu ra khỏi máy bay khi làm nhiệm vụ huấn luyện; phi công đã không kiểm tra kỹ máy bay trước khi ký nhận sổ bàn giao máy bay; và quan trọng một lỗi sơ đẳng là công tắc vũ khí chính đã được bật sẵn sàng, nhưng phi công không biết.
Như vậy những tai nạn xảy ra đối với Không quân Nga do nhiều nguyên nhân, cả về vấn đề kỹ thuật, chất lượng máy bay và trình độ phi công, chỉ huy mặt đất và thợ kỹ thuật; cũng như làm việc căng thẳng quá sức của phi công…
Những nguyên nhân trên đã dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra, và trong những vụ tai nạn đó, có những vụ tai nạn có thể tránh được, nếu phi công bình tĩnh, cũng như lực lượng kỹ thuật mặt đất chấp hành nghiêm quy trình quản lý máy bay chiến đấu. Đó cũng là bài học cho lực lượng không quân Nga, để có thể tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ấn Độ gặp rắc rối với tiêm kích hạm MiG-29K mua từ phía Nga. Nguồn: QPVN.