Hải quân Thái Lan đang cho thấy họ muốn "Trung Quốc hóa" hạm đội tàu chiến của mình, thông qua việc hủy bỏ hợp đồng đóng mới tàu hộ vệ DW-3000F thứ hai do Hàn Quốc chế tạo để dồn tiền cho tàu ngầm S26T và tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071E.Hợp đồng mua sắm tàu đổ bộ Type 071E được Thái Lan và Trung Quốc ký kết hôm 9-9, với lượng giãn nước đầy tải 22.000 tấn. Đây sẽ là chiến hạm lớn nhất của Thái Lan cũng như khu vực Đông Nam Á, vượt qua cả tàu sân bay Chakri Naruebet.So với Type 071 nguyên bản đang phục vụ hải quân Trung Quốc thì biến thể Type 071E có nhà chứa máy bay được rút ngắn (sức chứa từ 4 xuống 2 trực thăng) nhưng sàn đáp lại được kéo dài (2 trực thăng tăng lên 3 chiếc đồng thời hoạt động).Hỏa lực phòng không của Type 071E cũng cao hơn nguyên bản khi sẽ lắp thêm một tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N thay vì chỉ có 4 khẩu pháo AK-630 cỡ 30 mm.Tuy nhiên tham vọng của hải quân Thái Lan chưa dừng lại ở đây, họ còn muốn chiến hạm lớn nhất của mình có khả năng công thủ toàn diện, bởi nước này chưa xây dựng được đội tàu hộ tống đủ tin cậy.Trong trường hợp đó, tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071E ngoài khả năng tự vệ trước vũ khí tấn công đường không của đối phương còn có yêu cầu phải tung được đòn đánh tầm xa.Các trực thăng dự kiến trang bị cho chiếc Type 071E tuy rằng có thể mang tên lửa chống hạm nhưng tầm bắn sẽ rất hạn chế và đầu đạn rất nhỏ, chỉ thích hợp cho việc chống tàu xuồng mini.Hải quân Thái Lan được cho là đã nghiên cứu kỹ mô hình khu trục hạm mang trực thăng lớp Hyuga hay Izumo của Nhật Bản, cùng với các tuần dương hạm mang máy bay của Liên Xô trước kia.Những lớp chiến hạm trên đều được trang bị dàn vũ khí cực kỳ mạnh mẽ, khiến chúng không đơn giản chỉ là nơi cất hạ cánh cho máy bay mà thực sự là một sát thủ tàu mặt nước đúng nghĩa.Truyền thông Thái Lan mới đây cho biết, hải quân nước này đang xem xét phương án trang bị cho tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071E một loại tên lửa hành trình chống hạm siêu âm.Do tàu đổ bộ Type 071E là sản phẩm do Trung Quốc chế tạo cho nên tên lửa chống hạm cũng sẽ có cùng nguồn gốc xuất xứ để tạo thuận tiện cho việc đảm bảo hậu cần kỹ thuật.Trong số các ứng viên thì được nhắc đến nhiều nhất là tên lửa CX-1, đây chính là một bản sao của BrahMos do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, chính thức ra mắt tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2016.Tên lửa CX-1 được triển khai từ bệ phóng thẳng đứng, nó có kích thước nhỉnh hơn BrahMos, điều này giúp mang theo đầu đạn lớn cũng như gia tăng đáng kể tầm xa.Mặc dù về lý thuyết phiên bản xuất khẩu của tên lửa CX-1 sẽ bị giảm tầm bắn xuống dưới 300 km để phù hợp với Hiệp ước MTCR nhưng chẳng có gì đảm bảo Trung Quốc sẽ tuân thủ tuyệt đối.Bên cạnh CX-1 thì ứng viên sáng giá thứ hai được nhắc đến chính là YJ-18, đây là phiên bản do Trung Quốc "nhái" theo Kalibr-NK của Nga, tính năng kỹ chiến thuật của nó thậm chí còn cao hơn CX-1.Rào cản lớn nhất đối với Thái Lan đó là nếu muốn tích hợp tên lửa chống hạm siêu thanh lên tàu đổ bộ Type 071E thì sẽ yêu cầu phải thiết kế lại khá nhiều, làm giảm không gian hữu ích của khoang chở quân và tăng đáng kể chi phí.
Hải quân Thái Lan đang cho thấy họ muốn "Trung Quốc hóa" hạm đội tàu chiến của mình, thông qua việc hủy bỏ hợp đồng đóng mới tàu hộ vệ DW-3000F thứ hai do Hàn Quốc chế tạo để dồn tiền cho tàu ngầm S26T và tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071E.
Hợp đồng mua sắm tàu đổ bộ Type 071E được Thái Lan và Trung Quốc ký kết hôm 9-9, với lượng giãn nước đầy tải 22.000 tấn. Đây sẽ là chiến hạm lớn nhất của Thái Lan cũng như khu vực Đông Nam Á, vượt qua cả tàu sân bay Chakri Naruebet.
So với Type 071 nguyên bản đang phục vụ hải quân Trung Quốc thì biến thể Type 071E có nhà chứa máy bay được rút ngắn (sức chứa từ 4 xuống 2 trực thăng) nhưng sàn đáp lại được kéo dài (2 trực thăng tăng lên 3 chiếc đồng thời hoạt động).
Hỏa lực phòng không của Type 071E cũng cao hơn nguyên bản khi sẽ lắp thêm một tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N thay vì chỉ có 4 khẩu pháo AK-630 cỡ 30 mm.
Tuy nhiên tham vọng của hải quân Thái Lan chưa dừng lại ở đây, họ còn muốn chiến hạm lớn nhất của mình có khả năng công thủ toàn diện, bởi nước này chưa xây dựng được đội tàu hộ tống đủ tin cậy.
Trong trường hợp đó, tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071E ngoài khả năng tự vệ trước vũ khí tấn công đường không của đối phương còn có yêu cầu phải tung được đòn đánh tầm xa.
Các trực thăng dự kiến trang bị cho chiếc Type 071E tuy rằng có thể mang tên lửa chống hạm nhưng tầm bắn sẽ rất hạn chế và đầu đạn rất nhỏ, chỉ thích hợp cho việc chống tàu xuồng mini.
Hải quân Thái Lan được cho là đã nghiên cứu kỹ mô hình khu trục hạm mang trực thăng lớp Hyuga hay Izumo của Nhật Bản, cùng với các tuần dương hạm mang máy bay của Liên Xô trước kia.
Những lớp chiến hạm trên đều được trang bị dàn vũ khí cực kỳ mạnh mẽ, khiến chúng không đơn giản chỉ là nơi cất hạ cánh cho máy bay mà thực sự là một sát thủ tàu mặt nước đúng nghĩa.
Truyền thông Thái Lan mới đây cho biết, hải quân nước này đang xem xét phương án trang bị cho tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071E một loại tên lửa hành trình chống hạm siêu âm.
Do tàu đổ bộ Type 071E là sản phẩm do Trung Quốc chế tạo cho nên tên lửa chống hạm cũng sẽ có cùng nguồn gốc xuất xứ để tạo thuận tiện cho việc đảm bảo hậu cần kỹ thuật.
Trong số các ứng viên thì được nhắc đến nhiều nhất là tên lửa CX-1, đây chính là một bản sao của BrahMos do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, chính thức ra mắt tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2016.
Tên lửa CX-1 được triển khai từ bệ phóng thẳng đứng, nó có kích thước nhỉnh hơn BrahMos, điều này giúp mang theo đầu đạn lớn cũng như gia tăng đáng kể tầm xa.
Mặc dù về lý thuyết phiên bản xuất khẩu của tên lửa CX-1 sẽ bị giảm tầm bắn xuống dưới 300 km để phù hợp với Hiệp ước MTCR nhưng chẳng có gì đảm bảo Trung Quốc sẽ tuân thủ tuyệt đối.
Bên cạnh CX-1 thì ứng viên sáng giá thứ hai được nhắc đến chính là YJ-18, đây là phiên bản do Trung Quốc "nhái" theo Kalibr-NK của Nga, tính năng kỹ chiến thuật của nó thậm chí còn cao hơn CX-1.
Rào cản lớn nhất đối với Thái Lan đó là nếu muốn tích hợp tên lửa chống hạm siêu thanh lên tàu đổ bộ Type 071E thì sẽ yêu cầu phải thiết kế lại khá nhiều, làm giảm không gian hữu ích của khoang chở quân và tăng đáng kể chi phí.