Hải quân Thái Lan đã lên kế hoạch nhằm mua mới ba chiếc tàu ngầm Diesel-điện lớp S26T vào năm 2015, đây là phiên bản tàu ngầm thông thường xuất khẩu của tàu ngầm Type 039A lớp Nguyên. Chiếc đầu tiên được ký hợp đồng đóng mới vào năm 2017 trị giá 390 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Hợp đồng thứ hai tiếp tục được ký kết với việc bổ sung thêm hai tàu nữa với giá trị 717 triệu USD công bố vào năm 2019.
Ảnh: Sĩ quan hải quân Thái Lan chụp ảnh lưu niệm trong buổi lễ đặt keel hai chiếc tàu ngầm mới vào năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc.Dẫu vậy, hợp đồng mua bổ sung hai tàu ngầm mới ký kết vào năm 2019 đang gặp phải một sự phản đối vô cùng lớn đến từ dư luận Thái Lan cũng như các chính trị gia phe đối lập. Một nguồn tin trong hải quân Thái Lan cho biết, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã tạm dừng việc mua hai tàu ngầm này từ Trung Quốc. Theo đó, phe đối lập nghi ngờ về sự minh bạch của hợp đồng này và cảm thấy nó không hề cần thiết giữa lúc đất nước Thái Lan đang cần số tiền đó để hỗ trợ khắc phục hậu quả do đại dịch COVID-19 để lại.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A - nguyên mẫu của S26T của hải quân Trung Quốc.Tuy nhiên trên các diễn đàn quân sự thế giới đang dấy lên những ý kiến cho rằng, sự phản đối này thực sự là vô cùng ấu trĩ, những người này chắc chắn không hề hiểu được tầm quan trọng của tàu ngầm cũng như nhiều loại vũ khí khác trong công cuộc bảo vệ an toàn và lợi ích quốc gia.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A của Trung Quốc đang làm nhiệm vụ trên biển.Tham mưu trưởng Hải quân Hoàng gia Thái Lan - ông Sittiporn Maskasem đã phải tham gia một cuộc họp báo công khai để trả lời cho người dân và chính phủ về việc mua tàu ngầm S26T là thực sự cần thiết, nó là một phần quan trọng của chiến lược quốc phòng, hải quân nước này nhập khẩu S26T bởi vì nó có nhiều thiết bị tương tự cũng đã được nhập khẩu từ Trung Quốc trước đó và ông cũng đảm bảo rằng hợp đồng này là vô cùng minh bạch.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A lớp Nguyên, nguyên mẫu của S26T.Có thể thấy rằng, hải quân các nước Đông Nam Á giáp biển hiện nay hầu hết đã phát triển cho mình đội tàu ngầm Diesel-điện mạnh mẽ như Việt Nam với 6 tàu ngầm, Indonesia với 5 chiếc, Malaysia có 2 chiếc, Singapore có 4 chiếc và Myanmar có 1 chiếc (đang mua thêm), trong khi Thái Lan chưa sở hữu chiếc nào.
Ảnh: Biên đội tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam.Cuộc chạy đua vũ trang tàu ngầm trong Đông Nam Á hiện nay là vô cùng mạnh mẽ cũng thúc ép hải quân Thái Lan nhanh chóng có được loại tàu này nhằm giảm bớt áp lực, không thể bị tụt lại phía sau. Nó cũng giúp cho nước này có thể tăng cao hơn sức răn đe đối với các nước xung quanh.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A.Ngoài ra quân đội Thái Lan cũng tuyên bố rằng việc mua tàu ngầm này cũng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chống cướp biển, đánh bắt cá trái phép cũng như cứu hộ cứu nạn trong trường hợp có thiên tai. Đây là một lí do phóng đại khả năng của tàu ngầm vì nó không hề được sinh ra để thực hiện những việc này, có thể cũng chính vì vậy mà làm dấy lên nghi ngờ trong dư luận Thái Lan về việc mua tàu ngầm, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, không minh bạch tài chính.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A ra khơi.Đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Thái Lan vốn phụ thuộc nhiều vào du lịch. Dự báo lạc quan nhất về lượng khách đến thăm Thái Lan trong năm 2020 chỉ là 8 triệu người, thua xa so với con số 19 triệu khách du lịch đã đến nước này vào năm 2019. Cộng với đó là lo ngại về một làn sóng biểu tình và phản đối chính phủ mới đang manh nha bùng phát.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A.Chính trị gia Yutthapong Jarassathian của Đảng Pheu Thai lại một mực cho rằng, ông Tham mưu trưởng Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã có một màn trả lời chưa hề thuyết phục, và rằng bản hợp đồng mua bán giữa Thái Lan và Trung Quốc mà viên sĩ quan đưa ra là hoàn toàn vô giá trị. Theo đó, bản hợp đồng chỉ có chỉ có chữ ký của Tổng tư lệnh hải quân Thái Lan và một công ty Trung Quốc, cả hai chủ thể này đề không thể đại diện được cho chính phủ hai nước.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A tại cảng nhà.Dù cho còn nhiều sự nhập nhèm trong việc mua bán những chiếc tàu ngầm Diesel-điện mới giữa Thái Lan và Trung Quốc, đồng thời với đó là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của COVID-19, tuy nhiên hơn bao giờ hết, hải quân Thái Lan cần phải có tàu ngầm vào lúc này, giữa tình hình Biển Đông đang vô cùng căng thẳng và các nước khác trong khu vực thì đang ra sức củng cố thêm nữa cho sức mạnh của mình.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A trong một chuyến làm nhiệm vụ. Video Tàu chiến Hải quân Việt Nam vượt bão tuần tra chung với Hải quân Thái Lan - Nguồn: QPVN
Hải quân Thái Lan đã lên kế hoạch nhằm mua mới ba chiếc tàu ngầm Diesel-điện lớp S26T vào năm 2015, đây là phiên bản tàu ngầm thông thường xuất khẩu của tàu ngầm Type 039A lớp Nguyên. Chiếc đầu tiên được ký hợp đồng đóng mới vào năm 2017 trị giá 390 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Hợp đồng thứ hai tiếp tục được ký kết với việc bổ sung thêm hai tàu nữa với giá trị 717 triệu USD công bố vào năm 2019.
Ảnh: Sĩ quan hải quân Thái Lan chụp ảnh lưu niệm trong buổi lễ đặt keel hai chiếc tàu ngầm mới vào năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Dẫu vậy, hợp đồng mua bổ sung hai tàu ngầm mới ký kết vào năm 2019 đang gặp phải một sự phản đối vô cùng lớn đến từ dư luận Thái Lan cũng như các chính trị gia phe đối lập. Một nguồn tin trong hải quân Thái Lan cho biết, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã tạm dừng việc mua hai tàu ngầm này từ Trung Quốc. Theo đó, phe đối lập nghi ngờ về sự minh bạch của hợp đồng này và cảm thấy nó không hề cần thiết giữa lúc đất nước Thái Lan đang cần số tiền đó để hỗ trợ khắc phục hậu quả do đại dịch COVID-19 để lại.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A - nguyên mẫu của S26T của hải quân Trung Quốc.
Tuy nhiên trên các diễn đàn quân sự thế giới đang dấy lên những ý kiến cho rằng, sự phản đối này thực sự là vô cùng ấu trĩ, những người này chắc chắn không hề hiểu được tầm quan trọng của tàu ngầm cũng như nhiều loại vũ khí khác trong công cuộc bảo vệ an toàn và lợi ích quốc gia.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A của Trung Quốc đang làm nhiệm vụ trên biển.
Tham mưu trưởng Hải quân Hoàng gia Thái Lan - ông Sittiporn Maskasem đã phải tham gia một cuộc họp báo công khai để trả lời cho người dân và chính phủ về việc mua tàu ngầm S26T là thực sự cần thiết, nó là một phần quan trọng của chiến lược quốc phòng, hải quân nước này nhập khẩu S26T bởi vì nó có nhiều thiết bị tương tự cũng đã được nhập khẩu từ Trung Quốc trước đó và ông cũng đảm bảo rằng hợp đồng này là vô cùng minh bạch.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A lớp Nguyên, nguyên mẫu của S26T.
Có thể thấy rằng, hải quân các nước Đông Nam Á giáp biển hiện nay hầu hết đã phát triển cho mình đội tàu ngầm Diesel-điện mạnh mẽ như Việt Nam với 6 tàu ngầm, Indonesia với 5 chiếc, Malaysia có 2 chiếc, Singapore có 4 chiếc và Myanmar có 1 chiếc (đang mua thêm), trong khi Thái Lan chưa sở hữu chiếc nào.
Ảnh: Biên đội tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam.
Cuộc chạy đua vũ trang tàu ngầm trong Đông Nam Á hiện nay là vô cùng mạnh mẽ cũng thúc ép hải quân Thái Lan nhanh chóng có được loại tàu này nhằm giảm bớt áp lực, không thể bị tụt lại phía sau. Nó cũng giúp cho nước này có thể tăng cao hơn sức răn đe đối với các nước xung quanh.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A.
Ngoài ra quân đội Thái Lan cũng tuyên bố rằng việc mua tàu ngầm này cũng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chống cướp biển, đánh bắt cá trái phép cũng như cứu hộ cứu nạn trong trường hợp có thiên tai. Đây là một lí do phóng đại khả năng của tàu ngầm vì nó không hề được sinh ra để thực hiện những việc này, có thể cũng chính vì vậy mà làm dấy lên nghi ngờ trong dư luận Thái Lan về việc mua tàu ngầm, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, không minh bạch tài chính.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A ra khơi.
Đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Thái Lan vốn phụ thuộc nhiều vào du lịch. Dự báo lạc quan nhất về lượng khách đến thăm Thái Lan trong năm 2020 chỉ là 8 triệu người, thua xa so với con số 19 triệu khách du lịch đã đến nước này vào năm 2019. Cộng với đó là lo ngại về một làn sóng biểu tình và phản đối chính phủ mới đang manh nha bùng phát.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A.
Chính trị gia Yutthapong Jarassathian của Đảng Pheu Thai lại một mực cho rằng, ông Tham mưu trưởng Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã có một màn trả lời chưa hề thuyết phục, và rằng bản hợp đồng mua bán giữa Thái Lan và Trung Quốc mà viên sĩ quan đưa ra là hoàn toàn vô giá trị. Theo đó, bản hợp đồng chỉ có chỉ có chữ ký của Tổng tư lệnh hải quân Thái Lan và một công ty Trung Quốc, cả hai chủ thể này đề không thể đại diện được cho chính phủ hai nước.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A tại cảng nhà.
Dù cho còn nhiều sự nhập nhèm trong việc mua bán những chiếc tàu ngầm Diesel-điện mới giữa Thái Lan và Trung Quốc, đồng thời với đó là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của COVID-19, tuy nhiên hơn bao giờ hết, hải quân Thái Lan cần phải có tàu ngầm vào lúc này, giữa tình hình Biển Đông đang vô cùng căng thẳng và các nước khác trong khu vực thì đang ra sức củng cố thêm nữa cho sức mạnh của mình.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039A trong một chuyến làm nhiệm vụ.
Video Tàu chiến Hải quân Việt Nam vượt bão tuần tra chung với Hải quân Thái Lan - Nguồn: QPVN