Những chiếc UAV lớn và bay chậm như UJ-22 Airborne và A-22 Foxbat đã nhiều lần tấn công các căn cứ không quân và cơ sở năng lượng trọng yếu của Nga, bất chấp sự bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: UAV UJ-22 Airborne/ Wikimedia.commons.org.Ukrjet UJ-22 Airborne là một UAV một động cơ, có khả năng mang theo đầu đạn hoặc bom nặng tới 20 kg. Với thiết kế máy bay hạng nhẹ truyền thống, UJ-22 có sải cánh rộng 4,2 mét và tầm bay lên tới 800 km, trở thành một trong những UAV kamikaze lớn nhất được biết đến hiện nay. Ảnh: UAV Uj-22 Airbone/ Youtube.Một chiếc UAV lớn khác, A-22 Foxbat, cũng đã ghi dấu ấn tương tự. Kể từ ngày 6/8, khi Ukraine bắt đầu chiến dịch tấn công tại Kursk, các UAV này đã nhắm vào các căn cứ không quân quan trọng như Baltimor, Borisoglebsk ở vùng Voronezh, và Savasleyka ở vùng Nizhny Novgorod. Ảnh: Infographic về UAV A-22 Foxbat/ aif.ru.Các cuộc tấn công liên tiếp này đã gây ra thiệt hại lớn, bao gồm cả việc làm gián đoạn hoạt động bay tại sân bay Volgograd và gây hỏa hoạn tại kho dầu ở Proletarsk, Volgograd. Ảnh: Hai UAV A-22 Foxbat được Ukraine cải tạo thành UAV tự sát đã tấn công một nhà máy sản xuất UAV Geran-2 và một nhà máy lọc dầu cách nước Nga 1.200 km/ Mạng xã hội Nga và Aeroprakt.Trái ngược với thành công của các UAV Ukraine, tên lửa siêu vượt âm của Nga lại có kết quả kém ấn tượng. Ví dụ, tên lửa hành trình Kalibr 3M-14 của Nga, mặc dù có thiết kế nhỏ gọn và tốc độ bay nhanh hơn UAV gần 7 lần, nhưng tỷ lệ xuyên phá chỉ đạt khoảng 50%. Ảnh: Tên lửa hành trình Kalibr 3M-14/ Vitaly Kuzmin.Tên lửa Kh-101 của Nga được coi là tàng hình hơn thậm chí còn có tỷ lệ xuyên phá thấp hơn, chỉ khoảng 30%. Ảnh: Tên lửa Kh-101 được gắn trên máy bay chiến đấu/ Bộ Quốc phòng Nga.Sự thành công vượt trội của UAV Ukraine có thể được lý giải bởi hai yếu tố chính: sự điều khiển từ xa và hỗ trợ từ các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) của Mỹ hoặc NATO. Ảnh: Máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk/ Không quân Mỹ.UAV như UJ-22 và A22 có thể được điều khiển từ xa, giúp chúng tránh radar hiệu quả hơn và nhắm mục tiêu chính xác hơn. Khả năng bay thấp hơn đường chân trời radar và tuân theo địa hình tự nhiên giúp UAV này khó bị phát hiện hơn so với tên lửa hành trình bay tự động. Ảnh: Các phi công Ukraine chuẩn bị UAV cho chuyến bay chiến đấu ở khu vực Kharkov/ Getty Images.Sự hỗ trợ ISR theo thời gian thực từ các tài sản ISR của Mỹ hoặc NATO cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của UAV Ukraine. Máy bay như RC-135 và RQ-4 Global Hawk giám sát hoạt động của radar Nga liên tục, giúp UAV Ukraine phát hiện và tận dụng các khoảng trống trong phạm vi phủ sóng radar của Nga. Ảnh: Máy bay trinh sát RC-135/ Không quân Mỹ.Nga đã nhận thức được mối đe dọa từ các UAV của Ukraine và đang phát triển các biện pháp đối phó mới. Một trong những biện pháp mới nhất là việc triển khai phiên bản máy bay huấn luyện chống UAV Yak-52M, được trang bị radar và thiết bị tác chiến điện tử để vô hiệu hóa các kênh liên lạc của UAV. Ảnh: Máy bay Yak-52/ Mạng xã hội Nga.Cuộc đối đầu giữa UAV Ukraine và tên lửa hành trình Nga đang trở thành một cuộc đua công nghệ đầy cam go, trong đó, những chiếc UAV chậm chạp nhưng hiệu quả của Ukraine đang tỏ ra là một thách thức lớn đối với hệ thống phòng không của Nga. Ảnh: Thống kê các UAV tấn công tầm xa của Ukraine/ hisutton.com.
Những chiếc UAV lớn và bay chậm như UJ-22 Airborne và A-22 Foxbat đã nhiều lần tấn công các căn cứ không quân và cơ sở năng lượng trọng yếu của Nga, bất chấp sự bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: UAV UJ-22 Airborne/ Wikimedia.commons.org.
Ukrjet UJ-22 Airborne là một UAV một động cơ, có khả năng mang theo đầu đạn hoặc bom nặng tới 20 kg. Với thiết kế máy bay hạng nhẹ truyền thống, UJ-22 có sải cánh rộng 4,2 mét và tầm bay lên tới 800 km, trở thành một trong những UAV kamikaze lớn nhất được biết đến hiện nay. Ảnh: UAV Uj-22 Airbone/ Youtube.
Một chiếc UAV lớn khác, A-22 Foxbat, cũng đã ghi dấu ấn tương tự. Kể từ ngày 6/8, khi Ukraine bắt đầu chiến dịch tấn công tại Kursk, các UAV này đã nhắm vào các căn cứ không quân quan trọng như Baltimor, Borisoglebsk ở vùng Voronezh, và Savasleyka ở vùng Nizhny Novgorod. Ảnh: Infographic về UAV A-22 Foxbat/ aif.ru.
Các cuộc tấn công liên tiếp này đã gây ra thiệt hại lớn, bao gồm cả việc làm gián đoạn hoạt động bay tại sân bay Volgograd và gây hỏa hoạn tại kho dầu ở Proletarsk, Volgograd. Ảnh: Hai UAV A-22 Foxbat được Ukraine cải tạo thành UAV tự sát đã tấn công một nhà máy sản xuất UAV Geran-2 và một nhà máy lọc dầu cách nước Nga 1.200 km/ Mạng xã hội Nga và Aeroprakt.
Trái ngược với thành công của các UAV Ukraine, tên lửa siêu vượt âm của Nga lại có kết quả kém ấn tượng. Ví dụ, tên lửa hành trình Kalibr 3M-14 của Nga, mặc dù có thiết kế nhỏ gọn và tốc độ bay nhanh hơn UAV gần 7 lần, nhưng tỷ lệ xuyên phá chỉ đạt khoảng 50%. Ảnh: Tên lửa hành trình Kalibr 3M-14/ Vitaly Kuzmin.
Tên lửa Kh-101 của Nga được coi là tàng hình hơn thậm chí còn có tỷ lệ xuyên phá thấp hơn, chỉ khoảng 30%. Ảnh: Tên lửa Kh-101 được gắn trên máy bay chiến đấu/ Bộ Quốc phòng Nga.
Sự thành công vượt trội của UAV Ukraine có thể được lý giải bởi hai yếu tố chính: sự điều khiển từ xa và hỗ trợ từ các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) của Mỹ hoặc NATO. Ảnh: Máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk/ Không quân Mỹ.
UAV như UJ-22 và A22 có thể được điều khiển từ xa, giúp chúng tránh radar hiệu quả hơn và nhắm mục tiêu chính xác hơn. Khả năng bay thấp hơn đường chân trời radar và tuân theo địa hình tự nhiên giúp UAV này khó bị phát hiện hơn so với tên lửa hành trình bay tự động. Ảnh: Các phi công Ukraine chuẩn bị UAV cho chuyến bay chiến đấu ở khu vực Kharkov/ Getty Images.
Sự hỗ trợ ISR theo thời gian thực từ các tài sản ISR của Mỹ hoặc NATO cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của UAV Ukraine. Máy bay như RC-135 và RQ-4 Global Hawk giám sát hoạt động của radar Nga liên tục, giúp UAV Ukraine phát hiện và tận dụng các khoảng trống trong phạm vi phủ sóng radar của Nga. Ảnh: Máy bay trinh sát RC-135/ Không quân Mỹ.
Nga đã nhận thức được mối đe dọa từ các UAV của Ukraine và đang phát triển các biện pháp đối phó mới. Một trong những biện pháp mới nhất là việc triển khai phiên bản máy bay huấn luyện chống UAV Yak-52M, được trang bị radar và thiết bị tác chiến điện tử để vô hiệu hóa các kênh liên lạc của UAV. Ảnh: Máy bay Yak-52/ Mạng xã hội Nga.
Cuộc đối đầu giữa UAV Ukraine và tên lửa hành trình Nga đang trở thành một cuộc đua công nghệ đầy cam go, trong đó, những chiếc UAV chậm chạp nhưng hiệu quả của Ukraine đang tỏ ra là một thách thức lớn đối với hệ thống phòng không của Nga. Ảnh: Thống kê các UAV tấn công tầm xa của Ukraine/ hisutton.com.