Việc cạnh tranh giữa hai siêu cường quân sự Mỹ - Nga có từ thời Liên Xô, khi đó cả Mỹ và Liên Xô đều đã đạt được những thành tựu quốc phòng to lớn, nhưng hướng nghiên cứu của hai bên khác nhau. Nếu Mỹ tập trung vào việc phát triển công nghệ tàu sân bay, thì Liên Xô tập trung vào việc phát triển các loại tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục địa "Quỷ Satan" của Liên Xô là nỗi lo sợ của phương Tây - Nguồn: Military todaySau khi Liên Xô tan rã, Nga bị Mỹ bỏ xa; tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin, nước Nga đã trở lại và việc ra đời của vũ khí siêu thanh, đã đưa cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Nga sang một giai đoạn cạnh tranh mới, không kém phần quyết liệt như dưới thời Xô - Mỹ. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: TassVũ khí siêu thanh dùng để chỉ vũ khí có tốc độ bay trung bình trên Mach 5, với loại vũ khí này, nó có thể bắn trúng mục tiêu ở xa trong thời gian ngắn. Theo nguồn tin công khai từ Nga, tốc độ bay trung bình của tên lửa Avangard vượt quá Mach 20 và tốc độ tối đa của nó có thể đạt tới Mach 27. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: TassTên lửa Avangard không phải là một vũ khí hoàn toàn mới, các nhà sáng chế Nga đã tháo dỡ phần trên của tên lửa xuyên lục địa RS-18 đang phục vụ, đồng thời thiết kế một phương tiện siêu thanh mới để thay thế đầu đạn ban đầu và tích hợp nó với thân tên lửa RS-18. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-18 của Nga - Nguồn: Wikipedia.So với các loại vũ khí siêu thanh khác hiện nay, tên lửa Avangard có tầm bắn lớn nhất, lên tới hơn 10.000 km; trong khi các vũ khí siêu thanh khác như Kinzhal của Nga, Dongfeng-17 của Trung Quốc, AGM-183A của Mỹ, chỉ có thể được gọi là "vũ khí chiến thuật" do tầm bắn ngắn. Do vậy tên lửa Avangard là tên lửa chiến lược siêu thanh duy nhất. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: TassVề mục đích sử dụng, tên lửa Avangard cũng được sử dụng như một vũ khí chiến lược, tên lửa này được ưu tiên triển khai ở tỉnh Orenburg của Nga, và mục tiêu của nó là thủ đô Washington, thành phố New York và các thành phố trung tâm khác. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: TassKhông chỉ có tốc độ siêu vượt thanh, tên lửa Avangard còn có thể thay đổi quỹ đạo cơ động, khi đang chuyển động ở tốc độ cao. Theo những tin tức được công khai, tên lửa Avangard áp dụng thiết kế thân tàu lượn siêu tốc. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: TassVới tốc độ trên Mach 20, điều này làm tăng đáng kể sức xuyên của tên lửa. Tổng thống Nga Putin từng nói thẳng rằng, tên lửa Avangard là đòn đáp trả bất đối xứng trước hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: TassNhưng đối với quân đội Mỹ, đây rõ ràng không phải là tin tốt. Các hệ thống phòng thủ tên lửa như THAAD, Patriot mà quân đội Mỹ trang bị hiện nay hoàn toàn không thể tính toán được quỹ đạo bay của Avangard, nên việc đánh chặn loại tên lửa này là không thể. Ảnh: Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Các chuyên gia quân sự Mỹ cũng cho biết, việc Nga đưa tên lửa siêu thanh Avangard vào trực chiến là một thách thức rất lớn đối với Mỹ. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: TassTheo hãng tin Nga Sputnik dẫn lời của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu ngày 13/10 cho biết, lực lượng tên lửa chiến lược Nga đóng tại Orenburg sẽ nhận thêm hai hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard trước cuối năm nay. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: TassĐược biết, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đã nhận được vũ khí tên lửa siêu thanh Avangard vào cuối tháng 5 năm ngoái và chính thức đi vào trực chiến từ cuối năm 2019. Nơi triển khai Avangard là Căn cứ Tên lửa Chiến lược Oblast ở tỉnh Orenburg. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: TassNhư vậy không còn nghi ngờ gì về khả năng của tên lửa Avangard, góp phần đưa sức mạnh quân sự của Nga chỉ đứng sau Mỹ. Với việc đưa tên lửa Avangard vào trực chiến, đã tăng cường thêm khả năng răn đe quân sự của Nga. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: TassCó thể tên lửa Avangard sẽ giống như những người tiền nhiệm, lặng lẽ trên bệ phóng cho đến khi "nghỉ hưu"; nhưng đây chắc chắn không phải là một sự "lãng phí tài nguyên", mà sẽ đưa vị thế của Nga lên một tầm mới. Ảnh: Tổng thống Nga Putin đích thân chỉ đạo vụ thử tên lửa siêu thanh Avangard - Nguồn: Tass Video Tổ hợp tên lửa Avangard của Nga - Nguồn: Suptnik Việt Nam
Việc cạnh tranh giữa hai siêu cường quân sự Mỹ - Nga có từ thời Liên Xô, khi đó cả Mỹ và Liên Xô đều đã đạt được những thành tựu quốc phòng to lớn, nhưng hướng nghiên cứu của hai bên khác nhau. Nếu Mỹ tập trung vào việc phát triển công nghệ tàu sân bay, thì Liên Xô tập trung vào việc phát triển các loại tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục địa "Quỷ Satan" của Liên Xô là nỗi lo sợ của phương Tây - Nguồn: Military today
Sau khi Liên Xô tan rã, Nga bị Mỹ bỏ xa; tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin, nước Nga đã trở lại và việc ra đời của vũ khí siêu thanh, đã đưa cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Nga sang một giai đoạn cạnh tranh mới, không kém phần quyết liệt như dưới thời Xô - Mỹ. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: Tass
Vũ khí siêu thanh dùng để chỉ vũ khí có tốc độ bay trung bình trên Mach 5, với loại vũ khí này, nó có thể bắn trúng mục tiêu ở xa trong thời gian ngắn. Theo nguồn tin công khai từ Nga, tốc độ bay trung bình của tên lửa Avangard vượt quá Mach 20 và tốc độ tối đa của nó có thể đạt tới Mach 27. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: Tass
Tên lửa Avangard không phải là một vũ khí hoàn toàn mới, các nhà sáng chế Nga đã tháo dỡ phần trên của tên lửa xuyên lục địa RS-18 đang phục vụ, đồng thời thiết kế một phương tiện siêu thanh mới để thay thế đầu đạn ban đầu và tích hợp nó với thân tên lửa RS-18. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-18 của Nga - Nguồn: Wikipedia.
So với các loại vũ khí siêu thanh khác hiện nay, tên lửa Avangard có tầm bắn lớn nhất, lên tới hơn 10.000 km; trong khi các vũ khí siêu thanh khác như Kinzhal của Nga, Dongfeng-17 của Trung Quốc, AGM-183A của Mỹ, chỉ có thể được gọi là "vũ khí chiến thuật" do tầm bắn ngắn. Do vậy tên lửa Avangard là tên lửa chiến lược siêu thanh duy nhất. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: Tass
Về mục đích sử dụng, tên lửa Avangard cũng được sử dụng như một vũ khí chiến lược, tên lửa này được ưu tiên triển khai ở tỉnh Orenburg của Nga, và mục tiêu của nó là thủ đô Washington, thành phố New York và các thành phố trung tâm khác. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: Tass
Không chỉ có tốc độ siêu vượt thanh, tên lửa Avangard còn có thể thay đổi quỹ đạo cơ động, khi đang chuyển động ở tốc độ cao. Theo những tin tức được công khai, tên lửa Avangard áp dụng thiết kế thân tàu lượn siêu tốc. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: Tass
Với tốc độ trên Mach 20, điều này làm tăng đáng kể sức xuyên của tên lửa. Tổng thống Nga Putin từng nói thẳng rằng, tên lửa Avangard là đòn đáp trả bất đối xứng trước hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: Tass
Nhưng đối với quân đội Mỹ, đây rõ ràng không phải là tin tốt. Các hệ thống phòng thủ tên lửa như THAAD, Patriot mà quân đội Mỹ trang bị hiện nay hoàn toàn không thể tính toán được quỹ đạo bay của Avangard, nên việc đánh chặn loại tên lửa này là không thể. Ảnh: Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Các chuyên gia quân sự Mỹ cũng cho biết, việc Nga đưa tên lửa siêu thanh Avangard vào trực chiến là một thách thức rất lớn đối với Mỹ. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: Tass
Theo hãng tin Nga Sputnik dẫn lời của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu ngày 13/10 cho biết, lực lượng tên lửa chiến lược Nga đóng tại Orenburg sẽ nhận thêm hai hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard trước cuối năm nay. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: Tass
Được biết, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đã nhận được vũ khí tên lửa siêu thanh Avangard vào cuối tháng 5 năm ngoái và chính thức đi vào trực chiến từ cuối năm 2019. Nơi triển khai Avangard là Căn cứ Tên lửa Chiến lược Oblast ở tỉnh Orenburg. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: Tass
Như vậy không còn nghi ngờ gì về khả năng của tên lửa Avangard, góp phần đưa sức mạnh quân sự của Nga chỉ đứng sau Mỹ. Với việc đưa tên lửa Avangard vào trực chiến, đã tăng cường thêm khả năng răn đe quân sự của Nga. Ảnh: Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga - Nguồn: Tass
Có thể tên lửa Avangard sẽ giống như những người tiền nhiệm, lặng lẽ trên bệ phóng cho đến khi "nghỉ hưu"; nhưng đây chắc chắn không phải là một sự "lãng phí tài nguyên", mà sẽ đưa vị thế của Nga lên một tầm mới. Ảnh: Tổng thống Nga Putin đích thân chỉ đạo vụ thử tên lửa siêu thanh Avangard - Nguồn: Tass
Video Tổ hợp tên lửa Avangard của Nga - Nguồn: Suptnik Việt Nam