Ấn phẩm Bloomberg nói rằng rủi ro trong việc cắt giảm, hoặc thậm chí đóng cửa chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-35A Sentinel thế hệ mới là vẫn còn.Lý do chủ yếu liên quan đến việc tăng chi phí của chương trình này, hiện được ước tính lên tới 37%. Hiện dự án đang chờ Lầu Năm Góc xem xét chính thức, do vậy số phận tiếp theo của vũ khí này sẽ được quyết định trong thời gian tới.Đáng chú ý ở chỗ đây không phải là lần đầu tiên vấn đề "chi phí cắt cổ" dành cho tên lửa LGM-35A Sentinel mới được nêu ra công khai trong giới chính trị - quân sự Mỹ.Sự gia tăng quá nhiều liên quan đến kinh phí cần thiết cho chương trình đã bị phàn nàn vào tháng 12 năm ngoái, khi đó họ nhấn mạnh vào một vài yếu tố, chẳng hạn chi phí của cơ sở hạ tầng phóng đã tăng tới 50%."Bên cạnh đó, theo ước tính vừa được đệ trình Quốc hội Mỹ, chúng ta có số liệu như sau - tổng chi phí của chương trình hiện ước tính là 131,5 tỷ đô la, trong khi lúc đầu nó dự kiến chỉ ở mức 96 tỷ đô la", hãng tin Bloomberg nhắc lại.Đối với tên lửa LGM-35A Sentinel, giá thành dự kiến của mỗi quả đạn loại này đã tăng từ mức 118 triệu USD lên 162 triệu USD vào năm 2020, con số bị xem là quá cao, ngay cả với phương tiện tấn công hạt nhân chiến lược.Đồng thời, Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ chuyên mảng phụ trách mua sắm - ông Andrew Hunter, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Bloomberg đã cung cấp thông tin đáng chú ý.Vị quan chức trên nói rằng việc tăng chi phí "phản ánh tất cả các thành phần của chương trình trị giá 96 tỷ USD", mà Tập đoàn Northrop Grumman - đơn vị nhận trách nhiệm chế tạo loại ICBM này tiến hành.Giá cả không phải là vấn đề duy nhất đối với chương trình này. Do vậy Không quân Mỹ cũng dự đoán việc đưa tên lửa LGM-35A Sentinel vào hoạt động sẽ bị trì hoãn thêm ít nhất 2 năm.Hơn nữa ngay cả trong năm ngoái, Lầu Năm Góc đã liệt kê những lý do cực kỳ "tầm thường" cho sự chậm trễ như vậy - thiếu nhân sự và các vấn đề với chuỗi cung ứng linh kiện, bởi vì nhà thầu cho dự án Sentinel gần như là toàn bộ nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ.Mặc dù chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa Sentinel có số lượng người ủng hộ đáng kể trong Quốc hội Mỹ, bởi vì xét cho cùng thì đó là vũ khí nhằm thay thế ICBM Minuteman và chống lại mối đe dọa từ kho vũ khí hạt nhân của Liên bang Nga và Trung Quốc.Nhưng đồng thời với các yếu tố được mô tả ở trên - giá cả và sự chậm trễ ngày càng tăng - sẽ góp phần kích hoạt những nhóm ủng hộ ý tưởng kiểm soát vũ khí và nhấn mạnh vào việc kéo dài thời gian hoạt động của tên lửa Minuteman III, từ đó tạm dừng dự án Sentinel.Bộ Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố rằng họ sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình và tiến hành xem xét kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân khiến chi phí của dự án Sentinel tăng cao đến vậy.Lầu Năm Góc và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân sẽ xem xét mọi yêu cầu của chương trình, bao gồm số lượng tên lửa họ dự định mua (theo kế hoạch sơ bộ - 659 quả đạn, bao gồm cả tên lửa thử nghiệm).Bên cạnh đó cần phải kiểm tra lịch trình triển khai, kế hoạch xây dựng địa điểm phóng và quan trọng nhất là giải thích lý do tại sao không nên tạm dừng chương trình.Những cuộc kiểm tra như vậy được thực hiện theo đạo luật ký năm 1982, liên quan đến việc vượt quá tiêu chuẩn chi phí của các chương trình quốc phòng quy mô lớn.
Ấn phẩm Bloomberg nói rằng rủi ro trong việc cắt giảm, hoặc thậm chí đóng cửa chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-35A Sentinel thế hệ mới là vẫn còn.
Lý do chủ yếu liên quan đến việc tăng chi phí của chương trình này, hiện được ước tính lên tới 37%. Hiện dự án đang chờ Lầu Năm Góc xem xét chính thức, do vậy số phận tiếp theo của vũ khí này sẽ được quyết định trong thời gian tới.
Đáng chú ý ở chỗ đây không phải là lần đầu tiên vấn đề "chi phí cắt cổ" dành cho tên lửa LGM-35A Sentinel mới được nêu ra công khai trong giới chính trị - quân sự Mỹ.
Sự gia tăng quá nhiều liên quan đến kinh phí cần thiết cho chương trình đã bị phàn nàn vào tháng 12 năm ngoái, khi đó họ nhấn mạnh vào một vài yếu tố, chẳng hạn chi phí của cơ sở hạ tầng phóng đã tăng tới 50%.
"Bên cạnh đó, theo ước tính vừa được đệ trình Quốc hội Mỹ, chúng ta có số liệu như sau - tổng chi phí của chương trình hiện ước tính là 131,5 tỷ đô la, trong khi lúc đầu nó dự kiến chỉ ở mức 96 tỷ đô la", hãng tin Bloomberg nhắc lại.
Đối với tên lửa LGM-35A Sentinel, giá thành dự kiến của mỗi quả đạn loại này đã tăng từ mức 118 triệu USD lên 162 triệu USD vào năm 2020, con số bị xem là quá cao, ngay cả với phương tiện tấn công hạt nhân chiến lược.
Đồng thời, Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ chuyên mảng phụ trách mua sắm - ông Andrew Hunter, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Bloomberg đã cung cấp thông tin đáng chú ý.
Vị quan chức trên nói rằng việc tăng chi phí "phản ánh tất cả các thành phần của chương trình trị giá 96 tỷ USD", mà Tập đoàn Northrop Grumman - đơn vị nhận trách nhiệm chế tạo loại ICBM này tiến hành.
Giá cả không phải là vấn đề duy nhất đối với chương trình này. Do vậy Không quân Mỹ cũng dự đoán việc đưa tên lửa LGM-35A Sentinel vào hoạt động sẽ bị trì hoãn thêm ít nhất 2 năm.
Hơn nữa ngay cả trong năm ngoái, Lầu Năm Góc đã liệt kê những lý do cực kỳ "tầm thường" cho sự chậm trễ như vậy - thiếu nhân sự và các vấn đề với chuỗi cung ứng linh kiện, bởi vì nhà thầu cho dự án Sentinel gần như là toàn bộ nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ.
Mặc dù chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa Sentinel có số lượng người ủng hộ đáng kể trong Quốc hội Mỹ, bởi vì xét cho cùng thì đó là vũ khí nhằm thay thế ICBM Minuteman và chống lại mối đe dọa từ kho vũ khí hạt nhân của Liên bang Nga và Trung Quốc.
Nhưng đồng thời với các yếu tố được mô tả ở trên - giá cả và sự chậm trễ ngày càng tăng - sẽ góp phần kích hoạt những nhóm ủng hộ ý tưởng kiểm soát vũ khí và nhấn mạnh vào việc kéo dài thời gian hoạt động của tên lửa Minuteman III, từ đó tạm dừng dự án Sentinel.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố rằng họ sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình và tiến hành xem xét kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân khiến chi phí của dự án Sentinel tăng cao đến vậy.
Lầu Năm Góc và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân sẽ xem xét mọi yêu cầu của chương trình, bao gồm số lượng tên lửa họ dự định mua (theo kế hoạch sơ bộ - 659 quả đạn, bao gồm cả tên lửa thử nghiệm).
Bên cạnh đó cần phải kiểm tra lịch trình triển khai, kế hoạch xây dựng địa điểm phóng và quan trọng nhất là giải thích lý do tại sao không nên tạm dừng chương trình.
Những cuộc kiểm tra như vậy được thực hiện theo đạo luật ký năm 1982, liên quan đến việc vượt quá tiêu chuẩn chi phí của các chương trình quốc phòng quy mô lớn.