Tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2016, Công ty chế tạo xe hơi Bắc Kinh Yanjing (BYMC) của Trung Quốc đã bắt ngờ cho ra mắt hai phiên bản mới của dòng xe bọc thép đa dụng YJ2080 (GAZ Tigr ) vốn được sản xuất dựa trên giấy phép của Nga gồm YJ2081C và YJ2080C2. Các phiên bản này đều thiên về khả năng chiến đấu và hỗ trợ hỏa lực chiến trường với các tính năng tương tự như GAZ Tigr của Nga. Nguồn ảnh: Shuoke.Tuy nhiên, sẽ không có gì đáng nói nếu như biến thể YJ2080C2 lại giống hệt tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-D của Nga. Giữa chúng có thiết kế gần như tương tự nếu không muốn nói YJ2080C2 lại là sự sao chép "trắng trợn" Kornet-D hay Kornet-EM (biến thể xuất khẩu). Nguồn ảnh: Shuoke.Điểm giống nhau nhất giữa Kornet-D và YJ2080C2 chúng đều sử dụng chung thiết kế gầm bọc thép YJ2080 và GAZ Tigr. Kornet-D được trang bị cụm tổ hợp chiến đấu với 8 ống phóng tên lửa chống tăng dẫn đường Kornet-E được bố trí ngay phía sau xe, YJ2080C2 cũng có thiết kế tương tự. Nguồn ảnh: Wikiwand.Khi hành quân cụm tổ hợp chiến đấu này có thể được thu gọn vào bên trong khoang sau của GAZ Tigr và YJ2080. Dù có thiết kế tương đồng như vậy nhưng thực tế khả năng tác chiến của YJ2080C2 nhìn chung sẽ giới hạn hơn so với Kornet-D, nó không chỉ đơn thuần nằm ở đạn tên lửa YJ2080C2 được trang bị mà còn cả hệ thống dẫn đường của nó. Nguồn ảnh: Wikiwand.Trong ảnh là cụm tổ hợp chiến đấu với 8 tên lửa chống tăng dẫn đường của YJ2080C2. Nguồn ảnh: Shuoke.Sở dĩ nói như vậy là bởi YJ2080C2 chỉ được trang bị duy nhất một hệ thống dẫn đường bằng laser và quang ảnh nhiệt dành cho các tên lửa trên tổ hợp chiến đấu này. Do đó tại một thời điểm YJ2080C2 chỉ có thể tấn công một mục tiêu duy nhất chưa kể tới chất lượng của đạn tên lửa nó được trang bị. Nguồn ảnh: Shuoke.Trong khi đó ở Kornet-D, tổ hợp tên lửa chống tăng này cụm tổ hợp chiến đấu của nó được trang bị hai hệ thống dẫn đường riêng biệt dành cho hai cụm ống phóng Kornet-E, điều hoàn toàn cho phép nó có thể tấn công đồng thời hai mục tiêu cùng một lúc. Nguồn ảnh: Bastion-Karpenko.Còn tên lửa chống dẫn đường Kornet-E là một trong những mẫu tên lửa chống tăng hiện đại nhất của Nga hiện nay, nó có tầm bắn hiệu quả từ 150-10.000m được dẫn đường bằng laser với cơ chế hoạt động bắn rồi quên. Mỗi tổ hợp Kornet-D có thể mang theo tới 16 tên lửa Kornet-E với 8 tên lửa luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu với thời gian triển khai chỉ trong 7 giây. Nguồn ảnh: Wikiwand.Đối với YJ2080C2 nó cũng có thiết kế tương tự nhưng chỉ có thể mang theo tối đa 8 tên lửa và mỗi tổ hợp chỉ cần tới 2-3 binh sĩ để triển khai, toàn bộ tổ hợp chiến đấu này hoạt động hoàn toàn tự động. Nguồn ảnh: Shuoke.Sở dĩ BYMC giới thiệu hai biến thể YJ2081C và YJ2080C2 tại triển lãm Chu Hải năm nay là vì công ty này mới dành được hợp đồng cung cấp 150 đơn vị YJ2080 cho Quân đội Pakistan với nhiều biến thể khác nhau. Đây có thể được xem là cách Trung Quốc lách luật ngang nhiên sao chép vũ khí Nga chỉ với một chút sửa đổi. Nguồn ảnh: Shuoke.Theo một số nguồn tinh chính thức, BYMC bắt đầu quá trình lắp ráp những chiếc YJ2080 đầu tiên vào năm 2008 theo giấy phép của Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga. Đến cuối năm 2008 công ty này đã hoàn thiện ít nhất 10 chiếc TIGR và hầu hết trong số đó đều phục vụ trong lực lượng an ninh hoặc cảnh sát vũ trang Trung Quốc. Nguồn ảnh: Shuoke.Điểm khác biệt lớn nhất giữa YJ2080C2 và Kornet-D chính là đạn tên lửa chống tăng mà chúng được trang bị. Nếu Kornet-D được trang bị Kornet-E thì YJ2080C2 lại được trang bị tên lửa chống tăng dẫn đường Sabre-ER do Trung Quốc tự phát triển có thiết kế tương tự tên lửa tấn công chiến thuật Spike của Israel. Nguồn ảnh: Shuoke.Theo phía BYMC công bố, Sabre-ER có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau không chỉ riêng chống tăng mà nhiều loại phương tiện cơ giới hay mục tiêu mặt đất khác. Nó có tầm bắn tối thiểu là 300m và tối đa là 4.500m. Nguồn ảnh: Shuoke.Trong ảnh là một tổ hợp Kornet-D của Nga triển khai tên lửa Kornet-E sát thủ diệt tăng đáng sợ nhất trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Military Aszmula.
Tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2016, Công ty chế tạo xe hơi Bắc Kinh Yanjing (BYMC) của Trung Quốc đã bắt ngờ cho ra mắt hai phiên bản mới của dòng xe bọc thép đa dụng YJ2080 (GAZ Tigr ) vốn được sản xuất dựa trên giấy phép của Nga gồm YJ2081C và YJ2080C2. Các phiên bản này đều thiên về khả năng chiến đấu và hỗ trợ hỏa lực chiến trường với các tính năng tương tự như GAZ Tigr của Nga. Nguồn ảnh: Shuoke.
Tuy nhiên, sẽ không có gì đáng nói nếu như biến thể YJ2080C2 lại giống hệt tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-D của Nga. Giữa chúng có thiết kế gần như tương tự nếu không muốn nói YJ2080C2 lại là sự sao chép "trắng trợn" Kornet-D hay Kornet-EM (biến thể xuất khẩu). Nguồn ảnh: Shuoke.
Điểm giống nhau nhất giữa Kornet-D và YJ2080C2 chúng đều sử dụng chung thiết kế gầm bọc thép YJ2080 và GAZ Tigr. Kornet-D được trang bị cụm tổ hợp chiến đấu với 8 ống phóng tên lửa chống tăng dẫn đường Kornet-E được bố trí ngay phía sau xe, YJ2080C2 cũng có thiết kế tương tự. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Khi hành quân cụm tổ hợp chiến đấu này có thể được thu gọn vào bên trong khoang sau của GAZ Tigr và YJ2080. Dù có thiết kế tương đồng như vậy nhưng thực tế khả năng tác chiến của YJ2080C2 nhìn chung sẽ giới hạn hơn so với Kornet-D, nó không chỉ đơn thuần nằm ở đạn tên lửa YJ2080C2 được trang bị mà còn cả hệ thống dẫn đường của nó. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Trong ảnh là cụm tổ hợp chiến đấu với 8 tên lửa chống tăng dẫn đường của YJ2080C2. Nguồn ảnh: Shuoke.
Sở dĩ nói như vậy là bởi YJ2080C2 chỉ được trang bị duy nhất một hệ thống dẫn đường bằng laser và quang ảnh nhiệt dành cho các tên lửa trên tổ hợp chiến đấu này. Do đó tại một thời điểm YJ2080C2 chỉ có thể tấn công một mục tiêu duy nhất chưa kể tới chất lượng của đạn tên lửa nó được trang bị. Nguồn ảnh: Shuoke.
Trong khi đó ở Kornet-D, tổ hợp tên lửa chống tăng này cụm tổ hợp chiến đấu của nó được trang bị hai hệ thống dẫn đường riêng biệt dành cho hai cụm ống phóng Kornet-E, điều hoàn toàn cho phép nó có thể tấn công đồng thời hai mục tiêu cùng một lúc. Nguồn ảnh: Bastion-Karpenko.
Còn tên lửa chống dẫn đường Kornet-E là một trong những mẫu tên lửa chống tăng hiện đại nhất của Nga hiện nay, nó có tầm bắn hiệu quả từ 150-10.000m được dẫn đường bằng laser với cơ chế hoạt động bắn rồi quên. Mỗi tổ hợp Kornet-D có thể mang theo tới 16 tên lửa Kornet-E với 8 tên lửa luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu với thời gian triển khai chỉ trong 7 giây. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Đối với YJ2080C2 nó cũng có thiết kế tương tự nhưng chỉ có thể mang theo tối đa 8 tên lửa và mỗi tổ hợp chỉ cần tới 2-3 binh sĩ để triển khai, toàn bộ tổ hợp chiến đấu này hoạt động hoàn toàn tự động. Nguồn ảnh: Shuoke.
Sở dĩ BYMC giới thiệu hai biến thể YJ2081C và YJ2080C2 tại triển lãm Chu Hải năm nay là vì công ty này mới dành được hợp đồng cung cấp 150 đơn vị YJ2080 cho Quân đội Pakistan với nhiều biến thể khác nhau. Đây có thể được xem là cách Trung Quốc lách luật ngang nhiên sao chép vũ khí Nga chỉ với một chút sửa đổi. Nguồn ảnh: Shuoke.
Theo một số nguồn tinh chính thức, BYMC bắt đầu quá trình lắp ráp những chiếc YJ2080 đầu tiên vào năm 2008 theo giấy phép của Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga. Đến cuối năm 2008 công ty này đã hoàn thiện ít nhất 10 chiếc TIGR và hầu hết trong số đó đều phục vụ trong lực lượng an ninh hoặc cảnh sát vũ trang Trung Quốc. Nguồn ảnh: Shuoke.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa YJ2080C2 và Kornet-D chính là đạn tên lửa chống tăng mà chúng được trang bị. Nếu Kornet-D được trang bị Kornet-E thì YJ2080C2 lại được trang bị tên lửa chống tăng dẫn đường Sabre-ER do Trung Quốc tự phát triển có thiết kế tương tự tên lửa tấn công chiến thuật Spike của Israel. Nguồn ảnh: Shuoke.
Theo phía BYMC công bố, Sabre-ER có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau không chỉ riêng chống tăng mà nhiều loại phương tiện cơ giới hay mục tiêu mặt đất khác. Nó có tầm bắn tối thiểu là 300m và tối đa là 4.500m. Nguồn ảnh: Shuoke.
Trong ảnh là một tổ hợp Kornet-D của Nga triển khai tên lửa Kornet-E sát thủ diệt tăng đáng sợ nhất trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Military Aszmula.