Vào ngày 13/12, Không quân Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo quy mô lớn vào các mục tiêu quân sự quan trọng của Ukraine. Chúng bao gồm các cơ sở sản xuất đạn pháo 125 mm và 152 mm cũng như xưởng sản xuất UAV. Các mục tiêu bổ sung bao gồm các nhà máy thuốc phóng và các địa điểm sản xuất đạn pháo 125mm cho xe tăng. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, tất cả các cuộc tấn công của họ đều thành công. Mặc dù phương Tây đã tích cực viện trợ quân sự cho Ukraine, nhưng phần lớn pháo binh và thiết giáp của Ukraine vẫn sử dụng các cỡ đạn cũ của Liên Xô. Do đó, Kiev gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn đạn 152mm và 125mm, vì chúng hiện không được các quốc gia phương Tây sản xuất.Có khả năng cao là việc Nga tập trung vô hiệu hóa các mục tiêu là các nhà máy quốc phòng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu đạn pháo vốn đã nghiêm trọng của Quân đội Ukraine. Sự thiếu hụt này đang thể hiện ở nhiều đơn vị khác nhau, bao gồm cả các lữ đoàn cơ giới và pháo binh của họ. Khả năng của Quân đội Nga trong việc tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu của Ukraine đã tăng lên đáng kể. Điều này chủ yếu là do việc sản xuất vũ khí của Moscow ngày càng tăng. Ví dụ, loại tên lửa từ trên không Kh-47M2 Kinzhal và tên lửa hành trình 9K720, được phóng đi từ hệ thống tên lửa đất đối đất Iskander-M, số lượng của chúng đã tăng gấp đôi so với trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.Theo các nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết, có bằng chứng cho thấy tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang bổ sung cho nguồn cung cấp này của Nga. Trong số này, KN-23B của Triều tiên, nổi bật là lớp tên lửa đạn đạo chiến thuật mạnh nhất, được sử dụng ở chiến trường Ukraine cho đến nay. Cuộc tấn công của Nga diễn ra vào ngày 3/1 được tiến hành bằng cả UAV tự sát tầm xa và tên lửa hành trình. Từ cuối năm 2022, Quân đội Nga tăng cường sử dụng UAV tự sát Geran-2 có nguồn gốc từ UAV Shahed-136 của Iran.Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2023, những chiếc UAV Shahed-136 bắt đầu được sản xuất ở Nga và có nhiều cải tiến với công nghệ của Nga. Hiện nay phiên bản Geran-3 sử dụng động cơ phản lực đã được thử nghiệm trên chiến trường Ukraine.Các hãng tin Ukraine đã đề cập rằng, Nga đã sử dụng khoảng 40 tên lửa, tấn công các mục tiêu ở khu vực Dnepr và Sumsky; trong đó tên lửa Kh-47M2 Kinzhal thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu có mức độ ưu tiên cao, nhất là các mục tiêu ở khu vực miền Tây của Ukraine. Lý do là tên lửa Kinzhal có tầm bắn xa hơn đáng kể so với các tên lửa đạn đạo chiến thuật khác của Nga. Mặt khác, Kinzhal được cung cấp động năng và thế năng cực lớn bởi máy bay chiến đấu MiG-31K, vốn là máy bay chiến đấu có người lái nhanh nhất và bay cao nhất trên toàn cầu.Máy bay MiG-31 giữ kỷ lục về tốc độ bay nhanh nhất trong số các máy bay chiến đấu toàn cầu, với khả năng duy trì tốc độ vượt Mach 2, nên MiG-31 có thể hoạt động hiệu quả trong không gian rộng, thể hiện các tính năng bay hiệu suất cao và khả năng mang theo một lượng vũ khí đáng kể.Với những tính năng trên, khiến MiG-31 trở thành phương tiện tối ưu để triển khai tên lửa Kinzhal, mặc dù nó là loại máy bay chiến đấu đánh chặn hạng nặng; đồng thời giúp phóng tên lửa Kinzhal đi xa tới 2.000km.Thiết kế của tên lửa Kinzhal được mô phỏng tương tự như tên lửa đạn đạo KN-23B của Triều Tiên và Iskander-M, khi sử dụng quỹ đạo bán đạn đạo lõm. Với tốc độ đầu cuối cao và khả năng cơ động với quỹ đạo rất khó đoán, do tên lửa liên tục thay đổi đường bay.Tất cả những yếu tố trên của tên lửa Kinzhal cùng nhau góp phần tạo nên độ khó cực kỳ cao để đánh chặn. Nhắc lại quan điểm phổ biến về lớp tên lửa này vào tháng 3/2022, sau khi nó ra mắt trong chiến đấu, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, Kinzhal hầu như “không thể đánh chặn”.Bất chấp tuyên bố của Ukraine rằng hệ thống tên lửa Patriot của họ đã đánh chặn thành công một số lượng đáng kể tên lửa Kinzhal. Tuy nhiên những khẳng định này đã vấp phải sự hoài nghi của các chuyên gia, do những thiếu sót của tên lửa Patriot và công nghệ vượt trội có trong tên lửa Kinzhal.Trong lịch sử, các hệ thống tên lửa Patriot thường không thể đánh chặn hiệu quả ngay cả với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo cơ bản. Thực tế này được thể hiện rõ qua màn trình diễn của Patriot trong Chiến tranh Vùng Vịnh và cuộc tấn công tên lửa của Yemen vào Ả Rập Saudi năm 2017.Ban đầu, nhiều người tin rằng tên lửa Patriot đã đánh chặn hiệu quả các cuộc tấn công của các loại tên lửa đạn đạo dòng Scud. Tuy nhiên, các cuộc điều tra sau đó cho thấy, hệ thống bị bất lực hoàn toàn, mặc dù các loại tên lửa đạn đạo mà Patriot đánh chặn rất lạc hậu. Khả năng những tiết lộ mới từ Ukraine về việc đánh chặn Kinzhal bằng tên lửa Patriot, nhằm phục vụ mục đích nâng cao tinh thần người dân và binh lính Ukraine; đồng thời nhằm thu hút được sự ủng hộ từ các quốc gia phương Tây, với mục đích là xin thêm tên lửa Patriot. Câu chuyện về truyền thông Ukraine trước đó đưa tin rộng rãi về những thắng lợi trong các cuộc không chiến của họ. Đáng chú ý nhất là câu chuyện về “Bóng ma Kiev”, được xây dựng trên hình ảnh một phi công MiG-29 của Không quân Ukraine, được cho là đã bắn rơi nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga.Bất chấp những hư cấu của câu chuyện, nhưng phi công “Bóng ma Kiev” đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của dư luận phương Tây. Tuy nhiên sau này, chính người Ukraine thừa nhận rằng, đó là một câu chuyện bịa đặt nhằm mục đích củng cố tinh thần và không có chút thực tế nào.
Vào ngày 13/12, Không quân Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo quy mô lớn vào các mục tiêu quân sự quan trọng của Ukraine. Chúng bao gồm các cơ sở sản xuất đạn pháo 125 mm và 152 mm cũng như xưởng sản xuất UAV.
Các mục tiêu bổ sung bao gồm các nhà máy thuốc phóng và các địa điểm sản xuất đạn pháo 125mm cho xe tăng. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, tất cả các cuộc tấn công của họ đều thành công.
Mặc dù phương Tây đã tích cực viện trợ quân sự cho Ukraine, nhưng phần lớn pháo binh và thiết giáp của Ukraine vẫn sử dụng các cỡ đạn cũ của Liên Xô. Do đó, Kiev gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn đạn 152mm và 125mm, vì chúng hiện không được các quốc gia phương Tây sản xuất.
Có khả năng cao là việc Nga tập trung vô hiệu hóa các mục tiêu là các nhà máy quốc phòng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu đạn pháo vốn đã nghiêm trọng của Quân đội Ukraine. Sự thiếu hụt này đang thể hiện ở nhiều đơn vị khác nhau, bao gồm cả các lữ đoàn cơ giới và pháo binh của họ.
Khả năng của Quân đội Nga trong việc tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu của Ukraine đã tăng lên đáng kể. Điều này chủ yếu là do việc sản xuất vũ khí của Moscow ngày càng tăng.
Ví dụ, loại tên lửa từ trên không Kh-47M2 Kinzhal và tên lửa hành trình 9K720, được phóng đi từ hệ thống tên lửa đất đối đất Iskander-M, số lượng của chúng đã tăng gấp đôi so với trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Theo các nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết, có bằng chứng cho thấy tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang bổ sung cho nguồn cung cấp này của Nga. Trong số này, KN-23B của Triều tiên, nổi bật là lớp tên lửa đạn đạo chiến thuật mạnh nhất, được sử dụng ở chiến trường Ukraine cho đến nay.
Cuộc tấn công của Nga diễn ra vào ngày 3/1 được tiến hành bằng cả UAV tự sát tầm xa và tên lửa hành trình. Từ cuối năm 2022, Quân đội Nga tăng cường sử dụng UAV tự sát Geran-2 có nguồn gốc từ UAV Shahed-136 của Iran.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2023, những chiếc UAV Shahed-136 bắt đầu được sản xuất ở Nga và có nhiều cải tiến với công nghệ của Nga. Hiện nay phiên bản Geran-3 sử dụng động cơ phản lực đã được thử nghiệm trên chiến trường Ukraine.
Các hãng tin Ukraine đã đề cập rằng, Nga đã sử dụng khoảng 40 tên lửa, tấn công các mục tiêu ở khu vực Dnepr và Sumsky; trong đó tên lửa Kh-47M2 Kinzhal thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu có mức độ ưu tiên cao, nhất là các mục tiêu ở khu vực miền Tây của Ukraine.
Lý do là tên lửa Kinzhal có tầm bắn xa hơn đáng kể so với các tên lửa đạn đạo chiến thuật khác của Nga. Mặt khác, Kinzhal được cung cấp động năng và thế năng cực lớn bởi máy bay chiến đấu MiG-31K, vốn là máy bay chiến đấu có người lái nhanh nhất và bay cao nhất trên toàn cầu.
Máy bay MiG-31 giữ kỷ lục về tốc độ bay nhanh nhất trong số các máy bay chiến đấu toàn cầu, với khả năng duy trì tốc độ vượt Mach 2, nên MiG-31 có thể hoạt động hiệu quả trong không gian rộng, thể hiện các tính năng bay hiệu suất cao và khả năng mang theo một lượng vũ khí đáng kể.
Với những tính năng trên, khiến MiG-31 trở thành phương tiện tối ưu để triển khai tên lửa Kinzhal, mặc dù nó là loại máy bay chiến đấu đánh chặn hạng nặng; đồng thời giúp phóng tên lửa Kinzhal đi xa tới 2.000km.
Thiết kế của tên lửa Kinzhal được mô phỏng tương tự như tên lửa đạn đạo KN-23B của Triều Tiên và Iskander-M, khi sử dụng quỹ đạo bán đạn đạo lõm. Với tốc độ đầu cuối cao và khả năng cơ động với quỹ đạo rất khó đoán, do tên lửa liên tục thay đổi đường bay.
Tất cả những yếu tố trên của tên lửa Kinzhal cùng nhau góp phần tạo nên độ khó cực kỳ cao để đánh chặn. Nhắc lại quan điểm phổ biến về lớp tên lửa này vào tháng 3/2022, sau khi nó ra mắt trong chiến đấu, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, Kinzhal hầu như “không thể đánh chặn”.
Bất chấp tuyên bố của Ukraine rằng hệ thống tên lửa Patriot của họ đã đánh chặn thành công một số lượng đáng kể tên lửa Kinzhal. Tuy nhiên những khẳng định này đã vấp phải sự hoài nghi của các chuyên gia, do những thiếu sót của tên lửa Patriot và công nghệ vượt trội có trong tên lửa Kinzhal.
Trong lịch sử, các hệ thống tên lửa Patriot thường không thể đánh chặn hiệu quả ngay cả với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo cơ bản. Thực tế này được thể hiện rõ qua màn trình diễn của Patriot trong Chiến tranh Vùng Vịnh và cuộc tấn công tên lửa của Yemen vào Ả Rập Saudi năm 2017.
Ban đầu, nhiều người tin rằng tên lửa Patriot đã đánh chặn hiệu quả các cuộc tấn công của các loại tên lửa đạn đạo dòng Scud. Tuy nhiên, các cuộc điều tra sau đó cho thấy, hệ thống bị bất lực hoàn toàn, mặc dù các loại tên lửa đạn đạo mà Patriot đánh chặn rất lạc hậu.
Khả năng những tiết lộ mới từ Ukraine về việc đánh chặn Kinzhal bằng tên lửa Patriot, nhằm phục vụ mục đích nâng cao tinh thần người dân và binh lính Ukraine; đồng thời nhằm thu hút được sự ủng hộ từ các quốc gia phương Tây, với mục đích là xin thêm tên lửa Patriot.
Câu chuyện về truyền thông Ukraine trước đó đưa tin rộng rãi về những thắng lợi trong các cuộc không chiến của họ. Đáng chú ý nhất là câu chuyện về “Bóng ma Kiev”, được xây dựng trên hình ảnh một phi công MiG-29 của Không quân Ukraine, được cho là đã bắn rơi nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga.
Bất chấp những hư cấu của câu chuyện, nhưng phi công “Bóng ma Kiev” đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của dư luận phương Tây. Tuy nhiên sau này, chính người Ukraine thừa nhận rằng, đó là một câu chuyện bịa đặt nhằm mục đích củng cố tinh thần và không có chút thực tế nào.