Ukraine tìm tới Mỹ như cứu cánh để mong có được những vũ khí hiện đại nhằm đối phó với lực lượng ly khai ngày càng được trang bị mạnh mẽ tại miền Đông nước này.Kiev đã mua của Mỹ tổng cộng 47 ống phóng và 360 quả tên lửa chống tăng Javelin.Mỹ đã cung cấp số tên lửa này làm hai giai đoạn, lô đầu tiên cung cấp vào năm 2018 và lô thứ hai vào năm 2020. Tổng trị giá thương vụ lên tới gần 87 triệu USD.Ngay sau khi chuyển giao loại tên lửa chống tăng này cho Ukraine, các chuyên gia vũ khí Mỹ đã bay tới để hướng dẫn cách sử dụng cho quân đội Ukraine.Có trong tay loại tên lửa chống tăng cực mạnh này, quân đội chính phủ Ukraine hy vọng tao ra bước ngoặt tại chiến trường miền Đông.Washington trước đó tránh cung cấp vũ khí sát thương hiện đại cho Kiev, do lo ngại làm leo thang xung đột tại miền Đông Ukraine và gây căng thẳng với Moscow.Tuy nhiên sau những bằng chứng và các cáo buộc việc Nga "tuồn" vũ khí cho lực lượng ly khai dù Moscow luôn phủ nhận, Mỹ đã quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.Với tên lửa Javelin trong tay, quân đội Ukraine hy vọng có thể phá hủy các xe tăng hiện đại của lực lượng ly khai bao gồm T-64 Bulat (thu được từ quân chính phủ) và T-72B3 (được cho là Nga chuyển giao).Trong số những tên lửa diệt tăng hiện tên lửa Javelin do Mỹ sản xuất được xếp vào tốp đầu. Khả năng tấn công đột nóc chính xác khiến cho mọi loại xe tăng sẽ bị loại khỏi vòng chiến nếu bị chúng tấn công.Đây là một trong số những loại vũ khí chống tăng khiến Nga lo ngại nhất. Tuy vậy thời gian gần đây Mỹ lại bán tên lửa này cho các đối thủ của Nga.Như Ukraine, Georgia đã có tên lửa sát thủ chống tăng, loại vũ khí này không những đe dọa nghiêm trọng xe tăng T-72B3, T-80, T-90 mà còn cả T-14.Dù Javelin là loại vũ khí chống tăng quốc bảo của Mỹ, nhưng một vài năm gần đây Mỹ đã rộng tay cung cấp chúng cho đồng minh.Cơ chế dẫn đường chính xác cùng khả năng tấn công 'đột nóc' độc đáo khiến Javelin là siêu tên lửa diệt tăng không đối thủ hiện nay.Hiện tại đây là tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng làm được điều này, mọi loại xe tăng khi bị tấn công "đột nóc" sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu ngay lập tức.Khả năng "đột nóc" của loại tên lửa này diễn ra theo cơ chế sau khi bắn ra, tên lửa Javelin sẽ bay lên cao trên mục tiêu, rồi đột ngột lao xuống với tốc cực lớn để phá hủy phần nóc của xe tăng. Đây là nơi có giáp mỏng nhất trên xe tăng.Khi ngắm bắn các thông số mục tiêu sẽ được nạp vào hệ thống ống phóng và tên lửa. Xạ thủ chỉ việc bấm nút bắn và rút lui. Sau khi phóng đi, tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại, tự động bám theo mục tiêu mà không cần sự can thiệp hay dẫn hướng của người phóng.Cơ chế dẫn hướng này cho phép ê kíp chiến đấu nhanh chóng rút khỏi vị trí ngay sau khi bắn.Hệ thống Javelin có trọng lượng 22kg, trong đó tên lửa nặng 11,8kg, đầu đạn 8,4kg với thuốc nổ cực mạnh để phá hủy mục tiêu là xe tăng hạng nặng.Tầm tác chiến hiệu quả của tên lửa Javelin từ 25m-2.500m, trong khi đó tầm phóng tối đa có thể lên tới 5.000m. Javelin đã chứng minh tính hiệu quả và sự nguy hiểm của mình khi thực chiến tại Afghanistan, Iraq và mới đây nhất là Syria. Mỹ đang tiếp tục nâng cấp cho loại vũ khí nguy hiểm này.
Ukraine tìm tới Mỹ như cứu cánh để mong có được những vũ khí hiện đại nhằm đối phó với lực lượng ly khai ngày càng được trang bị mạnh mẽ tại miền Đông nước này.
Kiev đã mua của Mỹ tổng cộng 47 ống phóng và 360 quả tên lửa chống tăng Javelin.
Mỹ đã cung cấp số tên lửa này làm hai giai đoạn, lô đầu tiên cung cấp vào năm 2018 và lô thứ hai vào năm 2020. Tổng trị giá thương vụ lên tới gần 87 triệu USD.
Ngay sau khi chuyển giao loại tên lửa chống tăng này cho Ukraine, các chuyên gia vũ khí Mỹ đã bay tới để hướng dẫn cách sử dụng cho quân đội Ukraine.
Có trong tay loại tên lửa chống tăng cực mạnh này, quân đội chính phủ Ukraine hy vọng tao ra bước ngoặt tại chiến trường miền Đông.
Washington trước đó tránh cung cấp vũ khí sát thương hiện đại cho Kiev, do lo ngại làm leo thang xung đột tại miền Đông Ukraine và gây căng thẳng với Moscow.
Tuy nhiên sau những bằng chứng và các cáo buộc việc Nga "tuồn" vũ khí cho lực lượng ly khai dù Moscow luôn phủ nhận, Mỹ đã quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.
Với tên lửa Javelin trong tay, quân đội Ukraine hy vọng có thể phá hủy các xe tăng hiện đại của lực lượng ly khai bao gồm T-64 Bulat (thu được từ quân chính phủ) và T-72B3 (được cho là Nga chuyển giao).
Trong số những tên lửa diệt tăng hiện tên lửa Javelin do Mỹ sản xuất được xếp vào tốp đầu. Khả năng tấn công đột nóc chính xác khiến cho mọi loại xe tăng sẽ bị loại khỏi vòng chiến nếu bị chúng tấn công.
Đây là một trong số những loại vũ khí chống tăng khiến Nga lo ngại nhất. Tuy vậy thời gian gần đây Mỹ lại bán tên lửa này cho các đối thủ của Nga.
Như Ukraine, Georgia đã có tên lửa sát thủ chống tăng, loại vũ khí này không những đe dọa nghiêm trọng xe tăng T-72B3, T-80, T-90 mà còn cả T-14.
Dù Javelin là loại vũ khí chống tăng quốc bảo của Mỹ, nhưng một vài năm gần đây Mỹ đã rộng tay cung cấp chúng cho đồng minh.
Cơ chế dẫn đường chính xác cùng khả năng tấn công 'đột nóc' độc đáo khiến Javelin là siêu tên lửa diệt tăng không đối thủ hiện nay.
Hiện tại đây là tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng làm được điều này, mọi loại xe tăng khi bị tấn công "đột nóc" sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu ngay lập tức.
Khả năng "đột nóc" của loại tên lửa này diễn ra theo cơ chế sau khi bắn ra, tên lửa Javelin sẽ bay lên cao trên mục tiêu, rồi đột ngột lao xuống với tốc cực lớn để phá hủy phần nóc của xe tăng. Đây là nơi có giáp mỏng nhất trên xe tăng.
Khi ngắm bắn các thông số mục tiêu sẽ được nạp vào hệ thống ống phóng và tên lửa. Xạ thủ chỉ việc bấm nút bắn và rút lui. Sau khi phóng đi, tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại, tự động bám theo mục tiêu mà không cần sự can thiệp hay dẫn hướng của người phóng.
Cơ chế dẫn hướng này cho phép ê kíp chiến đấu nhanh chóng rút khỏi vị trí ngay sau khi bắn.
Hệ thống Javelin có trọng lượng 22kg, trong đó tên lửa nặng 11,8kg, đầu đạn 8,4kg với thuốc nổ cực mạnh để phá hủy mục tiêu là xe tăng hạng nặng.
Tầm tác chiến hiệu quả của tên lửa Javelin từ 25m-2.500m, trong khi đó tầm phóng tối đa có thể lên tới 5.000m. Javelin đã chứng minh tính hiệu quả và sự nguy hiểm của mình khi thực chiến tại Afghanistan, Iraq và mới đây nhất là Syria. Mỹ đang tiếp tục nâng cấp cho loại vũ khí nguy hiểm này.