Quốc hội Ai Cập mới đây đã thông qua quyết định cho phép quân đội nước này tham gia cuộc chiến tranh tại Libya trong trường hợp "lằn ranh đỏ" là thành phố Sirte do LNA kiểm soát thất thủ.Tuy nhiên chưa cần quốc hội cho phép, thực tế lực lượng vũ trang Ai Cập đã dồn lượng lớn binh sĩ cùng vũ khí tới sát biên giới Libya, thậm chí còn có thông tin trực thăng vũ trang của họ đã trực tiếp yểm trợ hỏa lực cho LNA.Không chỉ có vậy, Cairo còn điều động các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300VM Antey-2500 ra tiền tuyến, vũ khí này được đánh giá đủ sức thiết lập vùng cấm bay, khiến ưu thế trên không của Thổ Nhĩ Kỳ bị triệt tiêu.Sự can dự của Ai Cập vào cuộc chiến Libya đe dọa sẽ làm thay đổi nhanh chóng cục diện, bởi so với Ankara thì Cairo có lợi thế về cự ly, khi có thể đưa lượng lớn binh sĩ tham chiến trong thời gian rất ngắn.Trong tình thế này, GNA và Thổ Nhĩ Kỳ rất cần sự trợ giúp của một đồng minh khác, và họ đã không phải chờ đợi lâu khi Algeria lập tức đưa ra phản ứng đó là triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E tới sát biên giới Libya.Cần lưu ý rằng lực lượng vũ trang Algeria theo đánh giá có sức mạnh ngang hàng với Ai Cập. Trong cuộc xung đột ở Libya, họ đứng về phía GNA và được nhận định còn có cảm tình với "người anh em" Thổ Nhĩ Kỳ.Vào tháng 1/2020, khi binh sĩ LNA tiến vào vùng ngoại ô Tripoli khiến sự tồn vong của GNA rất mong manh thì Algeria cũng vẽ ra "lằn ranh đỏ". Nay khi nhận yêu cầu cấp thiết từ đồng minh, Algeria lại cho thấy họ sẵn sàng đáp ứng.Theo ý kiến từ nhiều chuyên gia, Algeria hoàn toàn đủ khả năng bẻ gãy sức mạnh của LNA thông qua việc phóng một vài tên lửa Iskander-E, điều đó sẽ buộc Nguyên soái Khalifa Haftar phải chấp nhận thất bại và rút lui.Quân đội Algeria được trang bị 4 tổ hợp Iskander-E và quốc gia Bắc Phi này có thể trở thành khách hàng đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật do Nga sản xuất để chống lại lực lượng vũ trang của một quốc gia khác.Hiện tại chưa rõ có bao nhiêu tổ hợp Iskander-E đã được Algeria triển khai ở biên giới Libya, nhưng thậm chí chỉ một hệ thống duy nhất cũng sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho LNA và Ai Cập.Theo thông tin nhà sản xuất, phiên bản xuất khẩu Iskander-E đã bị giảm tầm bắn xuống còn 280 km so với cự ly nguyên bản 500 km của Iskander-M đang phục vụ trong quân đội Nga.Iskander-E cũng không được trang bị đầu dò quang điện tử dẫn đến vòng tròn sai số lên tới 50 - 70 m, tức là gấp 10 lần khi đặt cạnh Iskander-M, nhưng dù sao đi nữa đây vẫn là vũ khí rất đáng sợ.Giới phân tích lúc này đang hướng sự chú ý đến viễn cảnh diễn ra màn đối đầu giữa tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E của Algeria và tổ hợp phòng không S-300VM Antey-2500 của Ai Cập.Trước nguy cơ "tương tàn" của hai loại vũ khí xuất khẩu chủ lực do mình sản xuất, chắc chắn Nga sẽ không vui vì bất cứ loại nào có màn thể hiện kém hơn cũng khiến Moskva mất đi nhiều đơn hàng xuất khẩu.Trước tình cảnh trên, có lẽ Nga sẽ phải tận dụng tối đa ảnh hưởng của mình để tìm cách hạ nhiệt căng thẳng tại thực địa, nhằm tránh để vũ khí do mình sản xuất phải đối đầu trực diện với nhau.
Quốc hội Ai Cập mới đây đã thông qua quyết định cho phép quân đội nước này tham gia cuộc chiến tranh tại Libya trong trường hợp "lằn ranh đỏ" là thành phố Sirte do LNA kiểm soát thất thủ.
Tuy nhiên chưa cần quốc hội cho phép, thực tế lực lượng vũ trang Ai Cập đã dồn lượng lớn binh sĩ cùng vũ khí tới sát biên giới Libya, thậm chí còn có thông tin trực thăng vũ trang của họ đã trực tiếp yểm trợ hỏa lực cho LNA.
Không chỉ có vậy, Cairo còn điều động các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300VM Antey-2500 ra tiền tuyến, vũ khí này được đánh giá đủ sức thiết lập vùng cấm bay, khiến ưu thế trên không của Thổ Nhĩ Kỳ bị triệt tiêu.
Sự can dự của Ai Cập vào cuộc chiến Libya đe dọa sẽ làm thay đổi nhanh chóng cục diện, bởi so với Ankara thì Cairo có lợi thế về cự ly, khi có thể đưa lượng lớn binh sĩ tham chiến trong thời gian rất ngắn.
Trong tình thế này, GNA và Thổ Nhĩ Kỳ rất cần sự trợ giúp của một đồng minh khác, và họ đã không phải chờ đợi lâu khi Algeria lập tức đưa ra phản ứng đó là triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E tới sát biên giới Libya.
Cần lưu ý rằng lực lượng vũ trang Algeria theo đánh giá có sức mạnh ngang hàng với Ai Cập. Trong cuộc xung đột ở Libya, họ đứng về phía GNA và được nhận định còn có cảm tình với "người anh em" Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào tháng 1/2020, khi binh sĩ LNA tiến vào vùng ngoại ô Tripoli khiến sự tồn vong của GNA rất mong manh thì Algeria cũng vẽ ra "lằn ranh đỏ". Nay khi nhận yêu cầu cấp thiết từ đồng minh, Algeria lại cho thấy họ sẵn sàng đáp ứng.
Theo ý kiến từ nhiều chuyên gia, Algeria hoàn toàn đủ khả năng bẻ gãy sức mạnh của LNA thông qua việc phóng một vài tên lửa Iskander-E, điều đó sẽ buộc Nguyên soái Khalifa Haftar phải chấp nhận thất bại và rút lui.
Quân đội Algeria được trang bị 4 tổ hợp Iskander-E và quốc gia Bắc Phi này có thể trở thành khách hàng đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật do Nga sản xuất để chống lại lực lượng vũ trang của một quốc gia khác.
Hiện tại chưa rõ có bao nhiêu tổ hợp Iskander-E đã được Algeria triển khai ở biên giới Libya, nhưng thậm chí chỉ một hệ thống duy nhất cũng sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho LNA và Ai Cập.
Theo thông tin nhà sản xuất, phiên bản xuất khẩu Iskander-E đã bị giảm tầm bắn xuống còn 280 km so với cự ly nguyên bản 500 km của Iskander-M đang phục vụ trong quân đội Nga.
Iskander-E cũng không được trang bị đầu dò quang điện tử dẫn đến vòng tròn sai số lên tới 50 - 70 m, tức là gấp 10 lần khi đặt cạnh Iskander-M, nhưng dù sao đi nữa đây vẫn là vũ khí rất đáng sợ.
Giới phân tích lúc này đang hướng sự chú ý đến viễn cảnh diễn ra màn đối đầu giữa tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E của Algeria và tổ hợp phòng không S-300VM Antey-2500 của Ai Cập.
Trước nguy cơ "tương tàn" của hai loại vũ khí xuất khẩu chủ lực do mình sản xuất, chắc chắn Nga sẽ không vui vì bất cứ loại nào có màn thể hiện kém hơn cũng khiến Moskva mất đi nhiều đơn hàng xuất khẩu.
Trước tình cảnh trên, có lẽ Nga sẽ phải tận dụng tối đa ảnh hưởng của mình để tìm cách hạ nhiệt căng thẳng tại thực địa, nhằm tránh để vũ khí do mình sản xuất phải đối đầu trực diện với nhau.