Tân Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Nga nhiệm kỳ 2024 - 2029 mới đây đã dùng những “hành động thiết thực” để cảnh báo các nước NATO đang có động thái đứng sau Ukraine để chống Nga.Trước đó ít ngày, sau khi Avdiivka thất thủ vào này 17/2 và quân Ukraine liên tiếp phải rút lui, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron “nhất thời” không chịu được sự kích động, đã công khai tuyên bố trước giới truyền thông rằng, NATO sẽ cử quân chính quy đến hỗ trợ Ukraine chống Nga.Ông Macron thậm chí còn không ngần ngại tuyên bố rằng, Pháp đã chính thức can thiệp vào cuộc chiến Nga-Ukraine và đang chuẩn bị tham gia sâu hơn vào cuộc chiến này. Có thể hình dung, ông Macron hẳn phải có tâm trạng rất “phấn khích” khi nói ra những lời này, nhưng “niềm vui” này cũng phải trả giá.Không lâu sau lời tuyên bố có phần “bốc đồng” của ông Macron (lưu ý tuyên bố của ông Macron chưa được sự đồng ý của khối NATO), Nga đã tặng cho ông Macron một “món quà lớn”, đó là hai quả tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M tấn công chính xác vào sở chỉ huy ra mệnh lệnh của Ukraine tại Odessa.Theo phía Nga cho biết, Viện điều dưỡng Mriya tại thành phố Odessa đã được Cơ quan ninh Ukraine (SBU) biến thành trung tâm chỉ huy và ra quyết định bí mật của Quân đội Ukraine ở Odessa. Tại đây không chỉ có nhân viên SBU, mà còn các cố vấn Pháp, Đức, Mỹ, Romania.Nhưng theo truyền thông Ukraine cho biết, Viện điều dưỡng Mriya hoàn toàn là cơ sở dân sự, hoàn toàn không có nhân viên an ninh SBU và cố vấn quân sự NATO và cuộc tập kích tên lửa của Nga đã trực tiếp khiến 20 người thiệt mạng và làm bị thương 55 người; hàng chục xe ô tô bị phá hủy.Truyền thông Nga thì cho rằng, Viện điều dưỡng Mriya có khoảng 200 người; trong đó có một số cố vấn quân sự NATO và một số sĩ quan an ninh Ukraine. Đây là nơi trực tiếp ra mệnh lệnh các hoạt động đặc biệt ở khu vực trên Biển Đen, đặc biệt là các vụ tấn công bằng tàu không người lái tự sát vào các tàu của Nga.Trong cuộc tập kích trên tên lửa vào Viện điều dưỡng Mriya, Nga vẫn sử dụng chiến thuật cũ, đó là dùng một tên lửa Iskander phóng chính xác vào mục tiêu và chờ khi lực lượng SBU đến kiểm soát, cứu hộ, phóng bồi thêm một tên lửa Iskander nữa để tăng khả năng sát thương. Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa, động thái của Tổng thống Putin là nhằm cảnh báo các nước NATO, đặc biệt là các nước như Pháp đã đi đầu trong việc kêu gọi đưa quân tới Ukraine; cảnh báo rằng, một khi họ thực sự can thiệp vào cuộc chiến Nga-Ukraine, họ sẽ bị Nga coi là kẻ thù không đội trời chung trên chiến trường.Trong bối cảnh hiện nay, mâu thuẫn giữa Nga và NATO có thể biến thành xung đột bất cứ lúc nào; vì vậy, Nga cũng muốn nói với các đối thủ “muốn động thủ” với Nga, xem kết quả tấn công của tên lửa đạn đạo Iskander-M chính xác đến mức nào ở hai khía cạnh đó là:Thứ nhất là sức mạnh và khả năng tấn công chính xác của tên lửa Nga; thứ hai đó là nguồn tin tình báo cực kỳ chính xác của Quân đội Nga, giúp tên lửa Nga “phóng trúng - đúng thời cơ”. Nói cách khác, Quân đội Nga có khả năng biết được bất kỳ thủ đoạn chống phá Nga, mà các nước NATO muốn thực hiện.Liên quan đến sự cạnh tranh và mâu thuẫn giữa Nga và NATO, một số chuyên gia quân sự đã phân tích chiến lược tác chiến của Quân đội Nga và cho rằng, tốc độ, độ chính xác và sự thẳng tay là những chỉ số chính của Quân đội Nga hiện nay.Xét thấy NATO có hai con át chủ bài là ưu thế trên không và lực lượng mặt đất, nếu đối đầu, Quân đội Nga rất có thể sẽ rơi vào một cuộc chiến tiêu hao. Vì vậy, việc Nga thụ động để đối thủ tiêu diệt là điều tuyệt đối không thể xảy ra.Từ những yếu tố trên, hành động của Moscow là phải nhanh chóng sử dụng lực lượng hàng không vũ trụ, thông tin tình báo và sức mạnh tên lửa phòng không, để phá vỡ hoàn toàn lợi thế của NATO. Trong trường hợp cần thiết là sử dụng cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.Trong tình hình hiện tại, sản lượng đạn pháo của Nga đã tăng gấp 10 lần vào năm 2023 và sẽ tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất vào năm 2024. Nhưng Quân đội Nga có thể sẽ không sử dụng đạn pháo làm chủ lực chống lại lực lượng NATO mà có những vũ khí hiệu quả hơn.Ngoài ra, Quân đội Nga có khả năng khôi phục một số căn cứ không quân thời Liên Xô, sau đó có thể tiếp nhận nhiều loại máy bay quân sự và sử dụng chúng trong mọi điều kiện thời tiết để đối phó với lực lượng NATO có khả năng tác chiến trên không mạnh mẽ.Điều đáng nói là dù kế hoạch đưa quân tới Ukraine của các nước NATO vẫn chưa rõ ràng, nhưng đòn phản công cứng rắn và nhanh chóng của Moscow đã khiến họ “đổ mồ hôi giữa trời đông”. Nhiều nước NATO không còn dám tỏ ra quá rõ ràng về vấn đề đưa quân tới Ukraine, ngay cả ông Macron, người lên tiếng nhiều nhất trước đó, cũng đã “mềm mỏng hơn”.Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với giới truyền thông, Tổng thống Macron đã đề cập đến Thế vận hội Olympic sẽ được tổ chức tại Paris vào mùa hè năm nay một cách đầy ý nghĩa và nói rằng ông sẽ thảo luận vấn đề này với Tổng thống Putin. Tổng thống Macron nhấn mạnh, lệnh ngừng bắn trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic là thông lệ và vì hòa bình, người Nga cũng nên tuân theo thông lệ này. Tuy nhiên, Moscow có lẽ hoàn toàn không chấp nhận đề nghị này của ông Macron.Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Zakharova cho rằng, vì yêu cầu này đã được đưa ra, nên phải được đối xử bình đẳng. Khi nghĩ đến Nga, đừng quên Israel; nếu muốn ngừng bắn thì tất cả đều ngừng bắn, nếu không Thế vận hội cũng chỉ là “hội chợ” mà thôi.Không chỉ vậy, bà Zakharova còn nhấn mạnh, Pháp nên ngừng gửi vũ khí và quân tới Ukraine, điều này thực sự có lợi cho hòa bình; chứ đừng nên mang giọng “đạo đức giả” ra để khuyên dạy Nga (Nguồn ảnh: CNN, Topwar, Reuters, ABC New).Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới một doanh quốc phòng ở vùng Nizhny Novgorod, chứng kiến việc sản xuất bom 3.000 kg. Nguồn: Topwar.
Tân Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Nga nhiệm kỳ 2024 - 2029 mới đây đã dùng những “hành động thiết thực” để cảnh báo các nước NATO đang có động thái đứng sau Ukraine để chống Nga.
Trước đó ít ngày, sau khi Avdiivka thất thủ vào này 17/2 và quân Ukraine liên tiếp phải rút lui, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron “nhất thời” không chịu được sự kích động, đã công khai tuyên bố trước giới truyền thông rằng, NATO sẽ cử quân chính quy đến hỗ trợ Ukraine chống Nga.
Ông Macron thậm chí còn không ngần ngại tuyên bố rằng, Pháp đã chính thức can thiệp vào cuộc chiến Nga-Ukraine và đang chuẩn bị tham gia sâu hơn vào cuộc chiến này. Có thể hình dung, ông Macron hẳn phải có tâm trạng rất “phấn khích” khi nói ra những lời này, nhưng “niềm vui” này cũng phải trả giá.
Không lâu sau lời tuyên bố có phần “bốc đồng” của ông Macron (lưu ý tuyên bố của ông Macron chưa được sự đồng ý của khối NATO), Nga đã tặng cho ông Macron một “món quà lớn”, đó là hai quả tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M tấn công chính xác vào sở chỉ huy ra mệnh lệnh của Ukraine tại Odessa.
Theo phía Nga cho biết, Viện điều dưỡng Mriya tại thành phố Odessa đã được Cơ quan ninh Ukraine (SBU) biến thành trung tâm chỉ huy và ra quyết định bí mật của Quân đội Ukraine ở Odessa. Tại đây không chỉ có nhân viên SBU, mà còn các cố vấn Pháp, Đức, Mỹ, Romania.
Nhưng theo truyền thông Ukraine cho biết, Viện điều dưỡng Mriya hoàn toàn là cơ sở dân sự, hoàn toàn không có nhân viên an ninh SBU và cố vấn quân sự NATO và cuộc tập kích tên lửa của Nga đã trực tiếp khiến 20 người thiệt mạng và làm bị thương 55 người; hàng chục xe ô tô bị phá hủy.
Truyền thông Nga thì cho rằng, Viện điều dưỡng Mriya có khoảng 200 người; trong đó có một số cố vấn quân sự NATO và một số sĩ quan an ninh Ukraine. Đây là nơi trực tiếp ra mệnh lệnh các hoạt động đặc biệt ở khu vực trên Biển Đen, đặc biệt là các vụ tấn công bằng tàu không người lái tự sát vào các tàu của Nga.
Trong cuộc tập kích trên tên lửa vào Viện điều dưỡng Mriya, Nga vẫn sử dụng chiến thuật cũ, đó là dùng một tên lửa Iskander phóng chính xác vào mục tiêu và chờ khi lực lượng SBU đến kiểm soát, cứu hộ, phóng bồi thêm một tên lửa Iskander nữa để tăng khả năng sát thương.
Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa, động thái của Tổng thống Putin là nhằm cảnh báo các nước NATO, đặc biệt là các nước như Pháp đã đi đầu trong việc kêu gọi đưa quân tới Ukraine; cảnh báo rằng, một khi họ thực sự can thiệp vào cuộc chiến Nga-Ukraine, họ sẽ bị Nga coi là kẻ thù không đội trời chung trên chiến trường.
Trong bối cảnh hiện nay, mâu thuẫn giữa Nga và NATO có thể biến thành xung đột bất cứ lúc nào; vì vậy, Nga cũng muốn nói với các đối thủ “muốn động thủ” với Nga, xem kết quả tấn công của tên lửa đạn đạo Iskander-M chính xác đến mức nào ở hai khía cạnh đó là:
Thứ nhất là sức mạnh và khả năng tấn công chính xác của tên lửa Nga; thứ hai đó là nguồn tin tình báo cực kỳ chính xác của Quân đội Nga, giúp tên lửa Nga “phóng trúng - đúng thời cơ”. Nói cách khác, Quân đội Nga có khả năng biết được bất kỳ thủ đoạn chống phá Nga, mà các nước NATO muốn thực hiện.
Liên quan đến sự cạnh tranh và mâu thuẫn giữa Nga và NATO, một số chuyên gia quân sự đã phân tích chiến lược tác chiến của Quân đội Nga và cho rằng, tốc độ, độ chính xác và sự thẳng tay là những chỉ số chính của Quân đội Nga hiện nay.
Xét thấy NATO có hai con át chủ bài là ưu thế trên không và lực lượng mặt đất, nếu đối đầu, Quân đội Nga rất có thể sẽ rơi vào một cuộc chiến tiêu hao. Vì vậy, việc Nga thụ động để đối thủ tiêu diệt là điều tuyệt đối không thể xảy ra.
Từ những yếu tố trên, hành động của Moscow là phải nhanh chóng sử dụng lực lượng hàng không vũ trụ, thông tin tình báo và sức mạnh tên lửa phòng không, để phá vỡ hoàn toàn lợi thế của NATO. Trong trường hợp cần thiết là sử dụng cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Trong tình hình hiện tại, sản lượng đạn pháo của Nga đã tăng gấp 10 lần vào năm 2023 và sẽ tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất vào năm 2024. Nhưng Quân đội Nga có thể sẽ không sử dụng đạn pháo làm chủ lực chống lại lực lượng NATO mà có những vũ khí hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Quân đội Nga có khả năng khôi phục một số căn cứ không quân thời Liên Xô, sau đó có thể tiếp nhận nhiều loại máy bay quân sự và sử dụng chúng trong mọi điều kiện thời tiết để đối phó với lực lượng NATO có khả năng tác chiến trên không mạnh mẽ.
Điều đáng nói là dù kế hoạch đưa quân tới Ukraine của các nước NATO vẫn chưa rõ ràng, nhưng đòn phản công cứng rắn và nhanh chóng của Moscow đã khiến họ “đổ mồ hôi giữa trời đông”. Nhiều nước NATO không còn dám tỏ ra quá rõ ràng về vấn đề đưa quân tới Ukraine, ngay cả ông Macron, người lên tiếng nhiều nhất trước đó, cũng đã “mềm mỏng hơn”.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với giới truyền thông, Tổng thống Macron đã đề cập đến Thế vận hội Olympic sẽ được tổ chức tại Paris vào mùa hè năm nay một cách đầy ý nghĩa và nói rằng ông sẽ thảo luận vấn đề này với Tổng thống Putin.
Tổng thống Macron nhấn mạnh, lệnh ngừng bắn trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic là thông lệ và vì hòa bình, người Nga cũng nên tuân theo thông lệ này. Tuy nhiên, Moscow có lẽ hoàn toàn không chấp nhận đề nghị này của ông Macron.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Zakharova cho rằng, vì yêu cầu này đã được đưa ra, nên phải được đối xử bình đẳng. Khi nghĩ đến Nga, đừng quên Israel; nếu muốn ngừng bắn thì tất cả đều ngừng bắn, nếu không Thế vận hội cũng chỉ là “hội chợ” mà thôi.
Không chỉ vậy, bà Zakharova còn nhấn mạnh, Pháp nên ngừng gửi vũ khí và quân tới Ukraine, điều này thực sự có lợi cho hòa bình; chứ đừng nên mang giọng “đạo đức giả” ra để khuyên dạy Nga (Nguồn ảnh: CNN, Topwar, Reuters, ABC New).
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới một doanh quốc phòng ở vùng Nizhny Novgorod, chứng kiến việc sản xuất bom 3.000 kg. Nguồn: Topwar.