Người phát ngôn bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt của không quân Mỹ xác nhận, cường kích AC-130J Ghostrider thuộc phi đội hoạt động đặc nhiệm số 73 đóng tại căn cứ Herbert đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên ở Afghanistan vào cuối tháng 6.AC-130J Ghostrider là thành viên mới nhất của gia đình AC-130 Gunship, máy bay được tích hợp bom đường kính nhỏ GBU-39A/B và tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire cho khả năng tấn công chính xác rất đáng sợ.Ngoài ra AC-130J còn nhận được "những cải tiến đáng kể trong công nghệ phần mềm và điện tử hàng không" nhằm khắc phục triệt để những vấn đề liên quan đến độ tin cậy được phát hiện trước đó.Với gói nâng cấp trên, dòng máy bay yểm trợ hỏa lực AC-130 được dự báo sẽ vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối với không quân Mỹ trong tương lai hàng chục năm tới.Tham chiến lần đầu trên chiến trường Việt Nam năm 1967, AC-130 tỏ ra là một phương tiện tác chiến cực kỳ nguy hiểm và đã gây cho chúng ta không ít thiệt hại.Máy bay cường kích AC-130 được trang bị các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất, cho phép công phá hủy công sự, phương tiện bọc thép hạng nhẹ, xe vận tải...Trên máy bay AC-130 có những khẩu pháo tự động Vulcan 6 nòng cỡ 20 mm có khả năng bắn với tốc độ tối đa lên tới 6.000 viên/phút, tạo mật độ hỏa lực dày đặc.Ngoài ra AC-130 còn được trang bị 2 khẩu pháo tự động Bofors 40 mm, vũ khí này phát huy tác dụng rất tốt khi bắn phá các phương tiện bọc thép hạng nhẹ.Những khẩu pháo 40 mm này đã phát huy tác dụng rất cao trên chiến trường Iraq và Afghanistan, khi được khai hỏa đã gây nhiều thiệt hại cho phiến quân khủng bố IS.Vũ khí mạnh nhất của AC-130 là khẩu lựu pháo cỡ nòng 105 mm được thiết kế dựa trên khẩu M102 tiêu chuẩn của lục quân, nó tiết giảm một số chi tiết để thuận tiện cho việc gắn trên máy bay.Sau mỗi phát bắn, khẩu pháo này cần được nạp đạn thủ công. Một kíp pháo thủ bình thường có thể bắn được 3 phát/phút, nhưng nếu là kíp pháo điêu luyện thì họ có thể bắn 10 phát/phút.Hệ thống điện tử tinh vi với màn hình hiển thị chi tiết giúp phi hành đoàn có thể quan sát chiến trường kể cả vào ban đêm để tung đòn tấn công chính xác vào đối phương.Nay với các loại vũ khí dẫn đường chính xác như tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire hay bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB, AC-130J Ghostrider không cần phải tung một cơn mưa đạn như trước nữa.Thậm chí chiếc cường kích yểm trợ hỏa lực đường không này còn có thể đảm nhiệm cả vai trò của máy bay ném bom trong trường hợp cần thiết nhờ khối lượng vũ khí cực lớn mà nó mang theo.
Người phát ngôn bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt của không quân Mỹ xác nhận, cường kích AC-130J Ghostrider thuộc phi đội hoạt động đặc nhiệm số 73 đóng tại căn cứ Herbert đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên ở Afghanistan vào cuối tháng 6.
AC-130J Ghostrider là thành viên mới nhất của gia đình AC-130 Gunship, máy bay được tích hợp bom đường kính nhỏ GBU-39A/B và tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire cho khả năng tấn công chính xác rất đáng sợ.
Ngoài ra AC-130J còn nhận được "những cải tiến đáng kể trong công nghệ phần mềm và điện tử hàng không" nhằm khắc phục triệt để những vấn đề liên quan đến độ tin cậy được phát hiện trước đó.
Với gói nâng cấp trên, dòng máy bay yểm trợ hỏa lực AC-130 được dự báo sẽ vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối với không quân Mỹ trong tương lai hàng chục năm tới.
Tham chiến lần đầu trên chiến trường Việt Nam năm 1967, AC-130 tỏ ra là một phương tiện tác chiến cực kỳ nguy hiểm và đã gây cho chúng ta không ít thiệt hại.
Máy bay cường kích AC-130 được trang bị các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất, cho phép công phá hủy công sự, phương tiện bọc thép hạng nhẹ, xe vận tải...
Trên máy bay AC-130 có những khẩu pháo tự động Vulcan 6 nòng cỡ 20 mm có khả năng bắn với tốc độ tối đa lên tới 6.000 viên/phút, tạo mật độ hỏa lực dày đặc.
Ngoài ra AC-130 còn được trang bị 2 khẩu pháo tự động Bofors 40 mm, vũ khí này phát huy tác dụng rất tốt khi bắn phá các phương tiện bọc thép hạng nhẹ.
Những khẩu pháo 40 mm này đã phát huy tác dụng rất cao trên chiến trường Iraq và Afghanistan, khi được khai hỏa đã gây nhiều thiệt hại cho phiến quân khủng bố IS.
Vũ khí mạnh nhất của AC-130 là khẩu lựu pháo cỡ nòng 105 mm được thiết kế dựa trên khẩu M102 tiêu chuẩn của lục quân, nó tiết giảm một số chi tiết để thuận tiện cho việc gắn trên máy bay.
Sau mỗi phát bắn, khẩu pháo này cần được nạp đạn thủ công. Một kíp pháo thủ bình thường có thể bắn được 3 phát/phút, nhưng nếu là kíp pháo điêu luyện thì họ có thể bắn 10 phát/phút.
Hệ thống điện tử tinh vi với màn hình hiển thị chi tiết giúp phi hành đoàn có thể quan sát chiến trường kể cả vào ban đêm để tung đòn tấn công chính xác vào đối phương.
Nay với các loại vũ khí dẫn đường chính xác như tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire hay bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB, AC-130J Ghostrider không cần phải tung một cơn mưa đạn như trước nữa.
Thậm chí chiếc cường kích yểm trợ hỏa lực đường không này còn có thể đảm nhiệm cả vai trò của máy bay ném bom trong trường hợp cần thiết nhờ khối lượng vũ khí cực lớn mà nó mang theo.