Sau nhiều năm đồn đoán, hệ thống tên lửa tầm ngắn Iskander-E của Nga đã chính thức có mặt tại Algeria. Sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo Iskander-E tại Algeria, làm nhấn mạnh sự cạnh tranh đang diễn ra để giành ưu thế quân sự ở khu vực Bắc Phi. Ảnh: Army Recognition.Hệ thống tên lửa Iskander do Nga phát triển, có tầm bắn lên tới 500 km và có thể đạt tốc độ lên tới 7.500 km/h. Hệ thống này được thiết kế để tấn công các mục tiêu như trung tâm chỉ huy, hệ thống phòng không và cơ sở hạ tầng quan trọng. Ảnh: Wikipedia.Trước đó, biến thể Iskander-E đã được Algeria đưa vào sử dụng từ năm 2018. Biến thể này có khả năng mang nhiều loại đầu đạn như đạn phân mảnh nổ mạnh và đạn xuyên giáp. Sự xuất hiện của Iskander sẽ làm tăng đáng kể tầm bắn và tính linh hoạt cho thiết bị quân sự hiện có của Algeria. Ảnh: Missile Threat.Việc Algeria mua lại hệ thống Iskander là một phần nỗ lực nhằm hiện đại hoá lực lượng quân sự của nước này, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Morocco. Quan hệ ngoại giao giữa Algeria và Morocco đã trở nên căng thẳng kể từ khi Algeria cắt đứt quan hệ vào năm 2021, với lý do Morocco ủng hộ các phong trào ly khai ở Kabylie. Ảnh: Military Africa.Cả hai nước đã tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang, nhằm tăng cường sức mạnh quân sự trong khi vẫn duy trì thế đối đầu căng thẳng. Hoạt động quân sự hóa ở cả hai bên vẫn tiếp diễn, mặc dù khả năng xảy ra xung đột toàn diện vẫn còn thấp. Trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước, hệ thống Iskander sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch quân sự của Algeria. Ảnh: Newsweek.Tầm bắn của Iskander xa hơn so với hệ thống M142 HIMARS của Morocco, cho phép nó vươn tới các mục tiêu như trung tâm chỉ huy và các hệ thống phòng không. Hệ thống HIMARS của Morocco, có tầm bắn lên tới 300 km khi sử dụng tên lửa ATACMS, được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực nhanh và tấn công chính xác vào các vị trí quan trọng.Trong khi HIMARS của Morocco được đánh giá cao với khả năng cơ động trên chiến trường, thì tầm bắn xa hơn và tốc độ siêu thanh của hệ thống Iskander mang lại cho Algeria nhiều lợi thế hơn.Sự cạnh tranh quân sự với Morocco cũng được phản ánh trong chính trường Algeria, nơi mà những lời lẽ chống Morocco thường được sử dụng trong các chiến dịch tranh cử để giành được sự ủng hộ của người dân. Mặc dù thỉnh thoảng có những lời kêu gọi đối thoại, nhưng căng thẳng giữa Algeria và Morocco vẫn ở mức cao.Bên cạnh đó, ngân sách quốc phòng của Algeria đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, đạt 18,3 tỷ đô la vào năm 2023, chủ yếu là do doanh thu từ xuất khẩu khí đốt tăng sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Nguồn doanh thu này đã hỗ trợ việc mua sắm thiết bị quân sự, chủ yếu từ Nga và Trung Quốc, bao gồm cả hệ thống Iskander.Sự xuất hiện của hệ thống Iskander trong cuộc diễu binh sắp tới càng cho thấy ý định của Algeria trong việc duy trì và thể hiện sức mạnh quân sự của mình để ứng phó với các mối lo ngại về an ninh khu vực.Việc Algeria mua tên lửa Iskander của Nga và việc Morocco mua tên lửa HIMARS của Mỹ vào năm 2023 làm nổi bật cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra ở Bắc Phi. Khi cả hai nước tiếp tục cuộc chạy đua công nghệ quân sự, thì khả năng xảy ra xung đột trong tương lai là rất cao.
Sau nhiều năm đồn đoán, hệ thống tên lửa tầm ngắn Iskander-E của Nga đã chính thức có mặt tại Algeria. Sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo Iskander-E tại Algeria, làm nhấn mạnh sự cạnh tranh đang diễn ra để giành ưu thế quân sự ở khu vực Bắc Phi. Ảnh: Army Recognition.
Hệ thống tên lửa Iskander do Nga phát triển, có tầm bắn lên tới 500 km và có thể đạt tốc độ lên tới 7.500 km/h. Hệ thống này được thiết kế để tấn công các mục tiêu như trung tâm chỉ huy, hệ thống phòng không và cơ sở hạ tầng quan trọng. Ảnh: Wikipedia.
Trước đó, biến thể Iskander-E đã được Algeria đưa vào sử dụng từ năm 2018. Biến thể này có khả năng mang nhiều loại đầu đạn như đạn phân mảnh nổ mạnh và đạn xuyên giáp. Sự xuất hiện của Iskander sẽ làm tăng đáng kể tầm bắn và tính linh hoạt cho thiết bị quân sự hiện có của Algeria. Ảnh: Missile Threat.
Việc Algeria mua lại hệ thống Iskander là một phần nỗ lực nhằm hiện đại hoá lực lượng quân sự của nước này, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Morocco. Quan hệ ngoại giao giữa Algeria và Morocco đã trở nên căng thẳng kể từ khi Algeria cắt đứt quan hệ vào năm 2021, với lý do Morocco ủng hộ các phong trào ly khai ở Kabylie. Ảnh: Military Africa.
Cả hai nước đã tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang, nhằm tăng cường sức mạnh quân sự trong khi vẫn duy trì thế đối đầu căng thẳng. Hoạt động quân sự hóa ở cả hai bên vẫn tiếp diễn, mặc dù khả năng xảy ra xung đột toàn diện vẫn còn thấp. Trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước, hệ thống Iskander sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch quân sự của Algeria. Ảnh: Newsweek.
Tầm bắn của Iskander xa hơn so với hệ thống M142 HIMARS của Morocco, cho phép nó vươn tới các mục tiêu như trung tâm chỉ huy và các hệ thống phòng không. Hệ thống HIMARS của Morocco, có tầm bắn lên tới 300 km khi sử dụng tên lửa ATACMS, được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực nhanh và tấn công chính xác vào các vị trí quan trọng.
Trong khi HIMARS của Morocco được đánh giá cao với khả năng cơ động trên chiến trường, thì tầm bắn xa hơn và tốc độ siêu thanh của hệ thống Iskander mang lại cho Algeria nhiều lợi thế hơn.
Sự cạnh tranh quân sự với Morocco cũng được phản ánh trong chính trường Algeria, nơi mà những lời lẽ chống Morocco thường được sử dụng trong các chiến dịch tranh cử để giành được sự ủng hộ của người dân. Mặc dù thỉnh thoảng có những lời kêu gọi đối thoại, nhưng căng thẳng giữa Algeria và Morocco vẫn ở mức cao.
Bên cạnh đó, ngân sách quốc phòng của Algeria đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, đạt 18,3 tỷ đô la vào năm 2023, chủ yếu là do doanh thu từ xuất khẩu khí đốt tăng sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Nguồn doanh thu này đã hỗ trợ việc mua sắm thiết bị quân sự, chủ yếu từ Nga và Trung Quốc, bao gồm cả hệ thống Iskander.
Sự xuất hiện của hệ thống Iskander trong cuộc diễu binh sắp tới càng cho thấy ý định của Algeria trong việc duy trì và thể hiện sức mạnh quân sự của mình để ứng phó với các mối lo ngại về an ninh khu vực.
Việc Algeria mua tên lửa Iskander của Nga và việc Morocco
mua tên lửa HIMARS của Mỹ vào năm 2023 làm nổi bật cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra ở Bắc Phi. Khi cả hai nước tiếp tục cuộc chạy đua công nghệ quân sự, thì khả năng xảy ra xung đột trong tương lai là rất cao.