Tạp chí Jane's dẫn thông cáo báo chí của Cơ quan quản lý chương trình mua bán quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho hay, hệ thống tên lửa chống tăng mang vác Raybolt (hay còn gọi là Hyeongung) do công ty LIG Nex1 phát triển đã được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: SinaDAPA cho hay, hôm 1/6, tên lửa chống tăng Raybolt đã được cấp chứng nhận chất lượng sau các cuộc thử nghiệm được tiến hành vào cuối tháng 5. LIG Nex1 sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống. Nguồn ảnh: SinaCác thông số về tên lửa Raybolt đến nay vẫn chưa được công bố, tuy nhiên theo một số nguồn tin chúng được xếp vào hàng tên lửa chống tăng thế hệ 3 tương đương với loại FGM-148 Javelin của Mỹ. Nguồn ảnh: SinaNó cũng sở hữu đầu dò hồng ngoại độ nhạy cao cho khả năng "bắn và quên" (mục tiêu được khóa trước, sau khi bắn tên lửa tự tìm xe tăng địch, xạ thủ ung dung rút khỏi vị trí bắn). Đặc biệt, nó cũng có khả năng tấn công theo quỹ đạo hướng xuống nóc – vị trí bọc giáp yếu nhất trên xe tăng. Nguồn ảnh: SinaViệc phát triển và sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa chống tăng mới có lẽ là động thái của Hàn Quốc nhằm đối phó với sự phát triển như vũ bão của lực lượng xe tăng Triều Tiên. Nguồn ảnh: Tank EncyclopediaCác xe tăng Triều Tiên ngày càng hiện đại cả về hỏa lực và giáp bảo vệ với việc tích hợp nhiều công nghệ mới mà điển hình là giáp phản ứng nổ ERA và giáp composite có độ bền cao. Nguồn ảnh: Tank EncyclopediaTrước đó, suốt một thời gian dài, Hàn Quốc chủ yếu sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng BGM-71 TOW do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù có sức xuyên rất lớn – lên tới 800-900mm sau giáp phản ứng nổ (ERA), tuy nhiên cuộc chiến tranh ở Syria đã cho thấy sự bất lực của TOW trước giáp ERA kết hợp composite của xe tăng T-90. Và Hàn Quốc có lý do để lo ngại các công nghệ xe tăng Triều Tiên hiện tại cũng đi theo hướng của T-90. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài TOW, Hàn Quốc còn có số lượng nhỏ khoảng 226 bệ phóng tên lửa chống tăng Metis-M được Nga cung cấp nhằm thay cho việc trả các khoản nợ thời Liên Xô. Loại tên lửa này cũng rất mạnh, với tầm bắn 1,5km, sức xuyên đạt 800mm sau gạch ERA. Nguồn ảnh: WikipediaVề súng chống tăng mang vác, Quân đội Hàn Quốc tin tưởng vào khẩu súng chống tăng Panzerfaust 3 do Đức sản xuất. Khẩu súng này có tầm bắn khoảng 300-400m hiệu quả, sức xuyên giáp đạt tới 700-800mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tạp chí Jane's dẫn thông cáo báo chí của Cơ quan quản lý chương trình mua bán quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho hay, hệ thống tên lửa chống tăng mang vác Raybolt (hay còn gọi là Hyeongung) do công ty LIG Nex1 phát triển đã được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Sina
DAPA cho hay, hôm 1/6, tên lửa chống tăng Raybolt đã được cấp chứng nhận chất lượng sau các cuộc thử nghiệm được tiến hành vào cuối tháng 5. LIG Nex1 sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống. Nguồn ảnh: Sina
Các thông số về tên lửa Raybolt đến nay vẫn chưa được công bố, tuy nhiên theo một số nguồn tin chúng được xếp vào hàng tên lửa chống tăng thế hệ 3 tương đương với loại FGM-148 Javelin của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina
Nó cũng sở hữu đầu dò hồng ngoại độ nhạy cao cho khả năng "bắn và quên" (mục tiêu được khóa trước, sau khi bắn tên lửa tự tìm xe tăng địch, xạ thủ ung dung rút khỏi vị trí bắn). Đặc biệt, nó cũng có khả năng tấn công theo quỹ đạo hướng xuống nóc – vị trí bọc giáp yếu nhất trên xe tăng. Nguồn ảnh: Sina
Việc phát triển và sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa chống tăng mới có lẽ là động thái của Hàn Quốc nhằm đối phó với sự phát triển như vũ bão của lực lượng xe tăng Triều Tiên. Nguồn ảnh: Tank Encyclopedia
Các xe tăng Triều Tiên ngày càng hiện đại cả về hỏa lực và giáp bảo vệ với việc tích hợp nhiều công nghệ mới mà điển hình là giáp phản ứng nổ ERA và giáp composite có độ bền cao. Nguồn ảnh: Tank Encyclopedia
Trước đó, suốt một thời gian dài, Hàn Quốc chủ yếu sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng BGM-71 TOW do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù có sức xuyên rất lớn – lên tới 800-900mm sau giáp phản ứng nổ (ERA), tuy nhiên cuộc chiến tranh ở Syria đã cho thấy sự bất lực của TOW trước giáp ERA kết hợp composite của xe tăng T-90. Và Hàn Quốc có lý do để lo ngại các công nghệ xe tăng Triều Tiên hiện tại cũng đi theo hướng của T-90. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài TOW, Hàn Quốc còn có số lượng nhỏ khoảng 226 bệ phóng tên lửa chống tăng Metis-M được Nga cung cấp nhằm thay cho việc trả các khoản nợ thời Liên Xô. Loại tên lửa này cũng rất mạnh, với tầm bắn 1,5km, sức xuyên đạt 800mm sau gạch ERA. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về súng chống tăng mang vác, Quân đội Hàn Quốc tin tưởng vào khẩu súng chống tăng Panzerfaust 3 do Đức sản xuất. Khẩu súng này có tầm bắn khoảng 300-400m hiệu quả, sức xuyên giáp đạt tới 700-800mm. Nguồn ảnh: Wikipedia