Hải quân Ấn Độ vào ngày 1/12 đã tiến hành thử nghiệm thành công phiên bản chống hạm của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos; tên lửa được phóng từ tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường INS Ranvijay của Hải quân Ấn Độ và đã bắn trúng mục tiêu gần Quần đảo Andaman và Nicobar ở Vịnh Bengal.Tên lửa BrahMos thử nghiệm được mô tả là bay ở "tầm cao" vượt chiều cao của nhiều loại vũ khí phòng không và với đường bay "cực kỳ phức tạp". Một tuần trước khi tiến hành vụ thử này, Quân đội Ấn Độ cũng phóng thành công phiên bản đối đất của tên lửa BrahMos, đánh chính xác các mục tiêu ở Vịnh Bengal.Hải quân Ấn Độ đã sử dụng tên lửa BrahMos làm vũ khí chính cho toàn bộ tàu chiến có thể mang được tên lửa của họ. Tất cả các tàu khu trục nhỏ, tàu khu trục hiện đang được biên chế và đang đóng của Hải quân Ấn Độ, sẽ được trang bị tên lửa loại này.Mỗi tàu khu trục nhỏ có thể mang 8 tên lửa và tàu loại lớn là 16 tên lửa BrahMos. Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ cho biết, họ đã thành công trong việc nâng tầm bắn của tên lửa BrahMos, có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly 450 km, xa hơn nhiều so với phiên bản gốc chỉ có tầm bắn tối đa 298 km.Kể từ xung đột biên giới với Trung Quốc bùng phát từ tháng 5 năm nay, Ấn Độ đã liên tiếp thử nghiệm thành công tên lửa BrahMos, trên các phương tiện phóng khác nhau như tàu chiến, máy bay chiến đấu Su-30MKI và các bệ phóng di động trên mặt đất; đưa loại tên lửa này trở thành loại tên lửa hành trình đa năng.Các chuyên gia quốc phòng Ấn Độ cho rằng, các cuộc thử nghiệm này gửi đến Trung Quốc thông điệp, trong trường hợp xảy ra bất kỳ tình huống nào, quân đội Ấn Độ sẽ có thể phóng tên lửa BrahMos từ đất liền, trên biển và trên không, để tấn công các loại mục tiêu ở cự ly gần, tầm xa hoặc thậm chí là vào tung thâm phòng ngự của Trung Quốc.Hiện tại, quân đội Ấn Độ đã triển khai tên lửa BrahMos và nhiều loại vũ khí tiên tiến khác, tại một số địa điểm chiến lược gần tuyến kiểm soát thực tế (LOC) ở Ladakh. Tên lửa BrahMos cũng có thể được trang bị trên hơn 40 chiếc tiêm kích Su-30MKI, để tăng cường khả năng tiến công mặt đất của loại chiến đấu cơ này.Tên lửa BrahMos là sản phẩm do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển, phiên bản đầu có tầm bắn tối đa là 290 km; phiên bản tầm xa mở rộng của BrahMos với tầm bắn hơn 400 km. Nếu Trung Quốc có sử dụng những hệ thống phòng không hiện đại nhất như S-400 nhập từ Nga, cũng khó khăn trong tiến công những phương tiện phóng loại tên lửa này.Mặc dù Ấn Độ và Nga tuân thủ Quy định về kiểm soát công nghệ tên lửa, việc xuất khẩu tên lửa hoặc công nghệ tên lửa có tầm bắn hơn 300 km bị cấm. Tuy nhiên, tầm bắn hơn 400 km của tên lửa cho thấy, BrahMos mới được sản xuất, có thể có tầm bắn xa hơn trong tương lai.Là một trong những tên lửa hành trình tiên tiến nhất trên thế giới, BrahMos có tốc độ lên tới Mach 2,8 (gần 3.000 km/h); do vậy các loại vũ khí phòng không hoặc máy bay chiến đấu đối phương rất khó đánh chặn, hoặc bắn hạ nó.Tên lửa BrahMos sẽ được trang bị cho lục quân, hải quân và không quân Ấn Độ, có thể phóng từ 4 chiều là mặt đất, máy bay chiến đấu, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm; trở thành vũ khí trang bị chủ lực cho lực lượng tấn công của quân đội Ấn Độ.Chuyên gia quốc phòng Ấn Độ Ajay Shukla cho biết, trong trường hợp xảy ra xung đột với các nước láng giềng, BrahMos có thể được sử dụng để tấn công chính xác các mục tiêu phòng thủ quan trọng của đối phương, chẳng hạn như căn cứ không quân, sở chỉ huy, nút giao thông chính, đường sắt hoặc kho tàng lớn.Không quân Ấn Độ có phi đội Su-30MKI hùng hậu, nếu được cải tiến để trang bị phiên bản phóng từ trên không của tên lửa hành trình BrahMos, máy bay có thể tấn công mục tiêu cách xa đến 3.000 km.Tên lửa BrahMos được thiết kế để có thể phóng từ xa vào các mục tiêu của địch, nhằm tránh sự tấn công của đối phương với phương tiện phóng. Tên lửa Tomahawk của Mỹ được coi là loại tên lửa hành trình điển hình, tên lửa nặng 1.400 kg này có thể bay với tốc độ 800 km/h và tầm bắn khoảng 1.600 km.Tên lửa BrahMos có trọng lượng gấp đôi và tốc độ gấp 4 lần của tên lửa Tomahawk. Do có tốc độ cao và trọng lượng nặng hơn, nên BrahMos tạo ra động năng lớn hơn, khi bắn trúng mục tiêu và có thể gây ra tác động tàn phá lớn hơn nhiều tên lửa Tomahawk.Với hàng loạt vụ thử do Ấn Độ tiến hành, tên lửa hành trình BrahMos cũng đã thu hút sự chú ý của các quốc gia trên thế giới. Philippines, Brazil, Chile, Argentina, Venezuela và cả Việt Nam đều đã đặt loại tên lửa này vào "tầm ngắm" mua sắm trong tương lai. Video Một trong những tên lửa nguy hiểm nhất thế giới - Brahmos - Nguồn: QĐND Điện tử
Hải quân Ấn Độ vào ngày 1/12 đã tiến hành thử nghiệm thành công phiên bản chống hạm của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos; tên lửa được phóng từ tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường INS Ranvijay của Hải quân Ấn Độ và đã bắn trúng mục tiêu gần Quần đảo Andaman và Nicobar ở Vịnh Bengal.
Tên lửa BrahMos thử nghiệm được mô tả là bay ở "tầm cao" vượt chiều cao của nhiều loại vũ khí phòng không và với đường bay "cực kỳ phức tạp". Một tuần trước khi tiến hành vụ thử này, Quân đội Ấn Độ cũng phóng thành công phiên bản đối đất của tên lửa BrahMos, đánh chính xác các mục tiêu ở Vịnh Bengal.
Hải quân Ấn Độ đã sử dụng tên lửa BrahMos làm vũ khí chính cho toàn bộ tàu chiến có thể mang được tên lửa của họ. Tất cả các tàu khu trục nhỏ, tàu khu trục hiện đang được biên chế và đang đóng của Hải quân Ấn Độ, sẽ được trang bị tên lửa loại này.
Mỗi tàu khu trục nhỏ có thể mang 8 tên lửa và tàu loại lớn là 16 tên lửa BrahMos. Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ cho biết, họ đã thành công trong việc nâng tầm bắn của tên lửa BrahMos, có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly 450 km, xa hơn nhiều so với phiên bản gốc chỉ có tầm bắn tối đa 298 km.
Kể từ xung đột biên giới với Trung Quốc bùng phát từ tháng 5 năm nay, Ấn Độ đã liên tiếp thử nghiệm thành công tên lửa BrahMos, trên các phương tiện phóng khác nhau như tàu chiến, máy bay chiến đấu Su-30MKI và các bệ phóng di động trên mặt đất; đưa loại tên lửa này trở thành loại tên lửa hành trình đa năng.
Các chuyên gia quốc phòng Ấn Độ cho rằng, các cuộc thử nghiệm này gửi đến Trung Quốc thông điệp, trong trường hợp xảy ra bất kỳ tình huống nào, quân đội Ấn Độ sẽ có thể phóng tên lửa BrahMos từ đất liền, trên biển và trên không, để tấn công các loại mục tiêu ở cự ly gần, tầm xa hoặc thậm chí là vào tung thâm phòng ngự của Trung Quốc.
Hiện tại, quân đội Ấn Độ đã triển khai tên lửa BrahMos và nhiều loại vũ khí tiên tiến khác, tại một số địa điểm chiến lược gần tuyến kiểm soát thực tế (LOC) ở Ladakh. Tên lửa BrahMos cũng có thể được trang bị trên hơn 40 chiếc tiêm kích Su-30MKI, để tăng cường khả năng tiến công mặt đất của loại chiến đấu cơ này.
Tên lửa BrahMos là sản phẩm do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển, phiên bản đầu có tầm bắn tối đa là 290 km; phiên bản tầm xa mở rộng của BrahMos với tầm bắn hơn 400 km. Nếu Trung Quốc có sử dụng những hệ thống phòng không hiện đại nhất như S-400 nhập từ Nga, cũng khó khăn trong tiến công những phương tiện phóng loại tên lửa này.
Mặc dù Ấn Độ và Nga tuân thủ Quy định về kiểm soát công nghệ tên lửa, việc xuất khẩu tên lửa hoặc công nghệ tên lửa có tầm bắn hơn 300 km bị cấm. Tuy nhiên, tầm bắn hơn 400 km của tên lửa cho thấy, BrahMos mới được sản xuất, có thể có tầm bắn xa hơn trong tương lai.
Là một trong những tên lửa hành trình tiên tiến nhất trên thế giới, BrahMos có tốc độ lên tới Mach 2,8 (gần 3.000 km/h); do vậy các loại vũ khí phòng không hoặc máy bay chiến đấu đối phương rất khó đánh chặn, hoặc bắn hạ nó.
Tên lửa BrahMos sẽ được trang bị cho lục quân, hải quân và không quân Ấn Độ, có thể phóng từ 4 chiều là mặt đất, máy bay chiến đấu, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm; trở thành vũ khí trang bị chủ lực cho lực lượng tấn công của quân đội Ấn Độ.
Chuyên gia quốc phòng Ấn Độ Ajay Shukla cho biết, trong trường hợp xảy ra xung đột với các nước láng giềng, BrahMos có thể được sử dụng để tấn công chính xác các mục tiêu phòng thủ quan trọng của đối phương, chẳng hạn như căn cứ không quân, sở chỉ huy, nút giao thông chính, đường sắt hoặc kho tàng lớn.
Không quân Ấn Độ có phi đội Su-30MKI hùng hậu, nếu được cải tiến để trang bị phiên bản phóng từ trên không của tên lửa hành trình BrahMos, máy bay có thể tấn công mục tiêu cách xa đến 3.000 km.
Tên lửa BrahMos được thiết kế để có thể phóng từ xa vào các mục tiêu của địch, nhằm tránh sự tấn công của đối phương với phương tiện phóng. Tên lửa Tomahawk của Mỹ được coi là loại tên lửa hành trình điển hình, tên lửa nặng 1.400 kg này có thể bay với tốc độ 800 km/h và tầm bắn khoảng 1.600 km.
Tên lửa BrahMos có trọng lượng gấp đôi và tốc độ gấp 4 lần của tên lửa Tomahawk. Do có tốc độ cao và trọng lượng nặng hơn, nên BrahMos tạo ra động năng lớn hơn, khi bắn trúng mục tiêu và có thể gây ra tác động tàn phá lớn hơn nhiều tên lửa Tomahawk.
Với hàng loạt vụ thử do Ấn Độ tiến hành, tên lửa hành trình BrahMos cũng đã thu hút sự chú ý của các quốc gia trên thế giới. Philippines, Brazil, Chile, Argentina, Venezuela và cả Việt Nam đều đã đặt loại tên lửa này vào "tầm ngắm" mua sắm trong tương lai.
Video Một trong những tên lửa nguy hiểm nhất thế giới - Brahmos - Nguồn: QĐND Điện tử