Tính năng của tên lửa P-800 Oniks khá tương đồng với PJ-10 BrahMos, bởi vậy Ấn Độ cho rằng vũ khí do mình sản xuất cũng có khả năng vượt qua những lưới lửa phòng không vững chắc nhất.Một số tờ báo nổi tiếng của Ấn Độ đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của tên lửa Oniks trên chiến trường Ukraine và nhận xét đây là vũ khí gần như không thể đánh chặn."Hiệu quả của phòng không Ukraine trước Oniks chỉ đạt 5,7%. Hiện chỉ có 2 loại tên lửa ít bị bắn hạ hơn đó là Kh-22 (0,55%) và Iskander-M (4,31%)", tờ Navbharat Times dẫn lời chuyên gia quân sự Vijaynder K. Thakur - cựu phi công tiêm kích nổi tiếng của Không quân Ấn Độ.Chuyên gia Thakur đã trích dẫn số liệu thống kê do Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine công bố gần đây, trong đó thông báo khá chi tiết về hiệu suất chiến đấu của các đơn vị phòng không nước này.Tỷ lệ các tên lửa Nga đã bị hệ thống phòng không Ukraine bắn hạ được liệt kê như sau: như tên lửa hành trình Iskander-K (hơn 1/3, hay 37,62%), tên lửa hành trình Kalibr (khoảng 1/2, hoặc 49,55 %), tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal (gần 1/4, hay 25,23%).Số liệu của Ukraine mặc dù còn gây nghi ngờ về độ xác thực khi bị Nga cho là phóng đại rất nhiều, nhưng kể cả như vậy, Kyiv vẫn phải thừa nhận họ rất khó khăn khi đối diện tên lửa Oniks.P-800 Oniks là sản phẩm phát triển từ thời Liên Xô, chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 2002. Ban đầu được sử dụng như một tên lửa chống hạm, nhưng vũ khí này đã chứng minh khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất cũng rất ấn tượng.NPO Mashinostroeniya (công ty con của Tập đoàn Tên lửa chiến thuật) bắt đầu cung cấp phiên bản sửa đổi Oniks-M cho Quân đội Nga từ hơn một năm trước, biến thể này nâng cao khả năng bắn trúng mục tiêu trong điều kiện nhiễu điện tử dày đặc."Vào ngày 23/3/2022, Nga lần đầu phóng tên lửa P-800 Oniks từ hệ thống Bastion-P vào một nhà kho của Ukraine, gần cảng Odessa ở Biển Đen. Theo Bộ Quốc phòng Nga, vũ khí và đạn dược được cất giữ trong đó đã bị phá hủy"."Mặc dù đạt hiệu suất chiến đấu cao nhưng đáng ngạc nhiên là tên lửa Oniks lại không được quân đội sử dụng một cách thường xuyên", ấn phẩm EurAsian Times nhận xét.Tờ báo Ấn Độ nhắc lại việc người phát ngôn Không quân Ukraine - Đại tá Yury Ignat từng phải thừa nhận tên lửa Oniks đã gây ra vô số thách thức đối với lực lượng phòng không Ukraine.Ông Ignat giải thích sự thất bại đối với các nỗ lực đánh chặn là do “tên lửa Onisk bay với tốc độ rất nhanh, lên đến 3.000 km/giờ và cơ động ở độ cao chỉ 10 - 15 mét khi tiếp cận mục tiêu”.Tên lửa BrahMos của Ấn Độ thực chất là một sản phẩm phái sinh từ Oniks, ngoài đặc tính cơ động tương đương thì có tầm bắn được mở rộng lên tới 450 km do với biến thể xuất khẩu Yakhont (290 km).Báo chí Ấn Độ rất tự tin khẳng định ngay cả các hệ thống phòng không tốt nhất thế giới như Patriot hay IRIS-T cũng gần như bất lực trước Oniks thì HQ-9 chủ lực của Trung Quốc cũng không thể đánh chặn BrahMos.Tên lửa BrahMos đang được trang bị cho cả 3 quân chủng của Lực lượng Vũ trang Ấn Độ, khi New Delhi hoàn thiện các nền tảng phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, bệ phóng xe tải và cả máy bay.Ngoài phục vụ nhu cầu bản thân, Ấn Độ còn đang tích cực thúc đẩy xuất khẩu tên lửa BrahMos, họ đã có hợp đồng đầu tiên với Philippines và đang kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường khi Nga gặp khó khăn trong việc bán Yakhont ra thị trường quốc tế.Thành công của tên lửa P-800 Oniks bản đối đất trên chiến trường Ukraine rõ ràng sẽ là chất xúc tác để PJ-10 BrahMos được nhiều khách hàng quan tâm hơn.Mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn cần chứng minh vũ khí của mình có chất lượng tương đương với Nga, khi trong thời gian qua có nhiều phàn nàn về độ chính xác của tên lửa BrahMos chưa được như bản gốc Oniks, trong khi giá thành lại cao hơn rất nhiều.
Tính năng của tên lửa P-800 Oniks khá tương đồng với PJ-10 BrahMos, bởi vậy Ấn Độ cho rằng vũ khí do mình sản xuất cũng có khả năng vượt qua những lưới lửa phòng không vững chắc nhất.
Một số tờ báo nổi tiếng của Ấn Độ đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của tên lửa Oniks trên chiến trường Ukraine và nhận xét đây là vũ khí gần như không thể đánh chặn.
"Hiệu quả của phòng không Ukraine trước Oniks chỉ đạt 5,7%. Hiện chỉ có 2 loại tên lửa ít bị bắn hạ hơn đó là Kh-22 (0,55%) và Iskander-M (4,31%)", tờ Navbharat Times dẫn lời chuyên gia quân sự Vijaynder K. Thakur - cựu phi công tiêm kích nổi tiếng của Không quân Ấn Độ.
Chuyên gia Thakur đã trích dẫn số liệu thống kê do Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine công bố gần đây, trong đó thông báo khá chi tiết về hiệu suất chiến đấu của các đơn vị phòng không nước này.
Tỷ lệ các tên lửa Nga đã bị hệ thống phòng không Ukraine bắn hạ được liệt kê như sau: như tên lửa hành trình Iskander-K (hơn 1/3, hay 37,62%), tên lửa hành trình Kalibr (khoảng 1/2, hoặc 49,55 %), tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal (gần 1/4, hay 25,23%).
Số liệu của Ukraine mặc dù còn gây nghi ngờ về độ xác thực khi bị Nga cho là phóng đại rất nhiều, nhưng kể cả như vậy, Kyiv vẫn phải thừa nhận họ rất khó khăn khi đối diện tên lửa Oniks.
P-800 Oniks là sản phẩm phát triển từ thời Liên Xô, chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 2002. Ban đầu được sử dụng như một tên lửa chống hạm, nhưng vũ khí này đã chứng minh khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất cũng rất ấn tượng.
NPO Mashinostroeniya (công ty con của Tập đoàn Tên lửa chiến thuật) bắt đầu cung cấp phiên bản sửa đổi Oniks-M cho Quân đội Nga từ hơn một năm trước, biến thể này nâng cao khả năng bắn trúng mục tiêu trong điều kiện nhiễu điện tử dày đặc.
"Vào ngày 23/3/2022, Nga lần đầu phóng tên lửa P-800 Oniks từ hệ thống Bastion-P vào một nhà kho của Ukraine, gần cảng Odessa ở Biển Đen. Theo Bộ Quốc phòng Nga, vũ khí và đạn dược được cất giữ trong đó đã bị phá hủy".
"Mặc dù đạt hiệu suất chiến đấu cao nhưng đáng ngạc nhiên là tên lửa Oniks lại không được quân đội sử dụng một cách thường xuyên", ấn phẩm EurAsian Times nhận xét.
Tờ báo Ấn Độ nhắc lại việc người phát ngôn Không quân Ukraine - Đại tá Yury Ignat từng phải thừa nhận tên lửa Oniks đã gây ra vô số thách thức đối với lực lượng phòng không Ukraine.
Ông Ignat giải thích sự thất bại đối với các nỗ lực đánh chặn là do “tên lửa Onisk bay với tốc độ rất nhanh, lên đến 3.000 km/giờ và cơ động ở độ cao chỉ 10 - 15 mét khi tiếp cận mục tiêu”.
Tên lửa BrahMos của Ấn Độ thực chất là một sản phẩm phái sinh từ Oniks, ngoài đặc tính cơ động tương đương thì có tầm bắn được mở rộng lên tới 450 km do với biến thể xuất khẩu Yakhont (290 km).
Báo chí Ấn Độ rất tự tin khẳng định ngay cả các hệ thống phòng không tốt nhất thế giới như Patriot hay IRIS-T cũng gần như bất lực trước Oniks thì HQ-9 chủ lực của Trung Quốc cũng không thể đánh chặn BrahMos.
Tên lửa BrahMos đang được trang bị cho cả 3 quân chủng của Lực lượng Vũ trang Ấn Độ, khi New Delhi hoàn thiện các nền tảng phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, bệ phóng xe tải và cả máy bay.
Ngoài phục vụ nhu cầu bản thân, Ấn Độ còn đang tích cực thúc đẩy xuất khẩu tên lửa BrahMos, họ đã có hợp đồng đầu tiên với Philippines và đang kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường khi Nga gặp khó khăn trong việc bán Yakhont ra thị trường quốc tế.
Thành công của tên lửa P-800 Oniks bản đối đất trên chiến trường Ukraine rõ ràng sẽ là chất xúc tác để PJ-10 BrahMos được nhiều khách hàng quan tâm hơn.
Mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn cần chứng minh vũ khí của mình có chất lượng tương đương với Nga, khi trong thời gian qua có nhiều phàn nàn về độ chính xác của tên lửa BrahMos chưa được như bản gốc Oniks, trong khi giá thành lại cao hơn rất nhiều.