Hiện nay Nga đã bắt đầu tiến hành những cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa hành trình diệt hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon từ tàu mặt nước và trong tương lai sẽ sớm có phiên bản phóng từ tàu ngầm.Theo những thông số lý thuyết, tên lửa 3M22 Zircon có thể đạt tới tốc độ Mach 8, tầm bắn tối đa 800 km, tức là nó có khả năng tấn công từ ngoài tầm tác chiến của tiêm kích hạm trên tàu sân bay.Chính vì vậy vũ khí này được xem là át chủ bài diệt tàu sân bay của hải quân Nga, nó sẽ khiến cho ưu thế của hải quân Mỹ dựa vào những cụm tác chiến hàng không mẫu hạm không còn được duy trì.Hiện tại Nga mới chỉ có ý định lắp đầu đạn thông thường cho tên lửa Zircon và bác bỏ ý tưởng lắp đầu đạn hạt nhân vì cho rằng điều này "hoàn toàn không cần thiết" khi chẳng hệ thống phòng thủ nào chặn nổi nó.Tthậm chí chẳng cần mang theo đầu đạn chứa thuốc nổ mạnh, với động năng cực lớn của mình, tên lửa Zircon vẫn đủ sức gây tổn thương nghiêm trọng cho hàng không mẫu hạm Mỹ.Báo chí Mỹ cho biết, Bộ Quốc phòng nước này đã tiến hành mô phỏng bằng việc giả lập trên máy tính tình huống Nga phóng tên lửa diệt hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon vào tàu sân bay của họ.Kết quả được công bố đã gây sửng sốt, khi tên lửa Nga hoàn toàn có thể phá hủy một hàng không mẫu hạm ngay cả khi không mang theo đầu đạn, nó chỉ đơn giản là để lại một lỗ hổng lớn ở sườn tàu sân bay.Tạp chí Mỹ National Interest đã nhắc nhở độc giả về các cuộc thử nghiệm được lên kế hoạch ở Nga cho tên lửa 3M22 Zircon từ tàu ngầm Severodvinsk thuộc Dự án 885 hiện đại nhất của hải quân Nga.Tác giả bài báo lưu ý rằng các tàu ngầm tấn công của hải quân Nga có khả năng phóng tên lửa 3M54 Kalibr và 3M55 Oniks, tuy nhiên tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon phát triển tốc độ lên tới trên Mach 5, tức là nhanh hơn rất nhiều.Theo tạp chí Mỹ, "tên lửa 3M22 Zircon mặc dù chỉ trang bị đầu đạn thông thường, nhưng tốc độ bay của nó tương đương với Mach 5 hoặc cao hơn, do vậy cung cấp động năng vô cùng to lớn"."Với động năng mà tên lửa sản sinh ra, thậm chí 'thay đầu đạn bằng một khối bê tông' cũng có thể tạo ra một lỗ hổng lớn bên trong hàng không mẫu hạm", National Interest nêu rõ.Ngoài ra trong trường hợp tên lửa chưa bay hết tầm thì lượng nhiên liệu tồn dư kết hợp với động năng cao sẽ gây ra đám cháy nghiêm trọng bên trong tàu sân bay.Trong quá khứ tại cuộc chiến Malvinas, tàu khu trục Anh cũng đã bị nhấn chìm chỉ bằng một tên lửa Exocet của hải quân Argentina khi nhiên liệu tồn dư bên trong gây đám cháy lớn không thể kiểm soát nổi.Với động năng cực lớn và lượng nhiên liệu khổng lồ mà tên lửa 3M22 Zircon mang theo, nhất là khi gần như chắc chắn nó chỉ được sử dụng trong tầm bắn hiệu quả dưới 500 km thì rõ ràng tác hại khi trúng đạn đối với chiến hạm sẽ là cực lớn.
Hiện nay Nga đã bắt đầu tiến hành những cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa hành trình diệt hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon từ tàu mặt nước và trong tương lai sẽ sớm có phiên bản phóng từ tàu ngầm.
Theo những thông số lý thuyết, tên lửa 3M22 Zircon có thể đạt tới tốc độ Mach 8, tầm bắn tối đa 800 km, tức là nó có khả năng tấn công từ ngoài tầm tác chiến của tiêm kích hạm trên tàu sân bay.
Chính vì vậy vũ khí này được xem là át chủ bài diệt tàu sân bay của hải quân Nga, nó sẽ khiến cho ưu thế của hải quân Mỹ dựa vào những cụm tác chiến hàng không mẫu hạm không còn được duy trì.
Hiện tại Nga mới chỉ có ý định lắp đầu đạn thông thường cho tên lửa Zircon và bác bỏ ý tưởng lắp đầu đạn hạt nhân vì cho rằng điều này "hoàn toàn không cần thiết" khi chẳng hệ thống phòng thủ nào chặn nổi nó.
Tthậm chí chẳng cần mang theo đầu đạn chứa thuốc nổ mạnh, với động năng cực lớn của mình, tên lửa Zircon vẫn đủ sức gây tổn thương nghiêm trọng cho hàng không mẫu hạm Mỹ.
Báo chí Mỹ cho biết, Bộ Quốc phòng nước này đã tiến hành mô phỏng bằng việc giả lập trên máy tính tình huống Nga phóng tên lửa diệt hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon vào tàu sân bay của họ.
Kết quả được công bố đã gây sửng sốt, khi tên lửa Nga hoàn toàn có thể phá hủy một hàng không mẫu hạm ngay cả khi không mang theo đầu đạn, nó chỉ đơn giản là để lại một lỗ hổng lớn ở sườn tàu sân bay.
Tạp chí Mỹ National Interest đã nhắc nhở độc giả về các cuộc thử nghiệm được lên kế hoạch ở Nga cho tên lửa 3M22 Zircon từ tàu ngầm Severodvinsk thuộc Dự án 885 hiện đại nhất của hải quân Nga.
Tác giả bài báo lưu ý rằng các tàu ngầm tấn công của hải quân Nga có khả năng phóng tên lửa 3M54 Kalibr và 3M55 Oniks, tuy nhiên tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon phát triển tốc độ lên tới trên Mach 5, tức là nhanh hơn rất nhiều.
Theo tạp chí Mỹ, "tên lửa 3M22 Zircon mặc dù chỉ trang bị đầu đạn thông thường, nhưng tốc độ bay của nó tương đương với Mach 5 hoặc cao hơn, do vậy cung cấp động năng vô cùng to lớn".
"Với động năng mà tên lửa sản sinh ra, thậm chí 'thay đầu đạn bằng một khối bê tông' cũng có thể tạo ra một lỗ hổng lớn bên trong hàng không mẫu hạm", National Interest nêu rõ.
Ngoài ra trong trường hợp tên lửa chưa bay hết tầm thì lượng nhiên liệu tồn dư kết hợp với động năng cao sẽ gây ra đám cháy nghiêm trọng bên trong tàu sân bay.
Trong quá khứ tại cuộc chiến Malvinas, tàu khu trục Anh cũng đã bị nhấn chìm chỉ bằng một tên lửa Exocet của hải quân Argentina khi nhiên liệu tồn dư bên trong gây đám cháy lớn không thể kiểm soát nổi.
Với động năng cực lớn và lượng nhiên liệu khổng lồ mà tên lửa 3M22 Zircon mang theo, nhất là khi gần như chắc chắn nó chỉ được sử dụng trong tầm bắn hiệu quả dưới 500 km thì rõ ràng tác hại khi trúng đạn đối với chiến hạm sẽ là cực lớn.