Báo chí Nga cho biết, tàu tuần dương Ustinov này được thiết kế và đóng tại Liên Xô, nó từng nhận biệt danh "sát thủ hàng không mẫu hạm", mặc dù đã có tuổi đời rất cao nhưng vẫn gây ra nhiều lo ngại cho hải quân Mỹ và NATO.Ban đầu, tàu tuần dương hạm tên lửa thuộc Dự án 1164 Atlant (lớp Slava) như chiếc Nguyên soái Ustinov, được tạo ra để chống lại nhóm tấn công tàu sân bay đối phương.Theo phân tích từ giới chức quân sự Liên Xô, tiêm kích hạm của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ sẽ cung cấp khả năng bảo vệ cho hàng không mẫu hạm ở khoảng cách lên đến 800 km.Để đối phó, lớp tuần dương hạm Slava được trang bị 16 bệ phóng P-500 Bazalt, tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 500 km. Đồng thời loại đạn chống hạm này có tốc độ Mach 2,56 và khả năng kháng nhiễu tốt, đảm bảo việc đưa đầu đạn tới mục tiêu.Tên lửa P-500 còn có thể lắp đầu đạn hạt nhân, điều này càng làm "phức tạp thêm cuộc sống" của kẻ thù tiềm tàng. Dự án 1164 "Atlant" mặc dù dự định tạo ra 10 con tàu, nhưng số phận đã đưa tới quyết định khác.Vào thời điểm Liên Xô tan rã, chỉ có 3 tàu tuần dương còn hoạt động, đó là những chiếc Moskva, Varyag và Nguyên soái Ustinov. Nhưng các tàu chiến chưa mất đi sự phù hợp và vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhóm tác chiến tàu sân bay đối phương.Những chiếc Atlant hiện đại hóa đã được trang bị tên lửa P-1000 Vulcan tiên tiến hơn, và trong tương lai chúng có thể nhận được tên lửa Kalibr hoặc thậm chí là Zircon.Ngoài ra các tàu tuần dương nâng cấp còn được trang bị vũ khí phòng không và chống ngầm mạnh hơn, có độ sâu hoạt động lên tới 500 mét (độ sâu tối đa của tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của hải quân Mỹ không vượt quá 480 mét).Truyền thông Nga tự tin cho rằng, nhìn chung tàu tuần dương tên lửa lớp Slava vẫn là một vũ khí chiến tranh hiệu quả mà NATO lo sợ. Điều này đã được Nguyên soái Ustinov chứng minh rõ ràng, khi “trục xuất một cách lịch sự” hải đội NATO.Nhưng ở chiều ngược lại, nhiều chuyên gia quân sự độc lập cũng có nhận xét rằng báo chí Nga đã quá tự tin về sức mạnh của một chiếc chiến hạm đã 40 năm tuổi và rất lạc hậu.Cho dù được trang bị vũ khí mới thì tuần dương hạm lớp Slava cũng không thể sánh bằng các khu trục hạm, thậm chí cả những khinh hạm hay tàu hộ vệ tàng hình nhỏ hơn nhiều.Nhược điểm lớn nhất của Nguyên soái Ustinov cũng như những chiến hạm thuộc lớp nói trên là có diện tích phản xạ radar quá lớn, nó sẽ dễ dàng bị đối phương “thấy trước và bắn trước” từ rất xa.Bất chấp việc mang theo dàn vũ khí uy lực, việc không thể nhận diện đối phương từ sớm khiến hiệu quả của tên lửa chống hạm tầm siêu xa trở nên vô nghĩa, chưa kể P-1000 Vulcan cũng bị đánh giá là cồng kềnh, kém cơ động và dễ bị bắn hạ.Việc hiện đại hóa những tuần dương hạm thông thường lớp Slava hay tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov có lẽ chỉ mang lại ý nghĩa lấp đầy khoảng trống về năng lực tác chiến viễn dương của hải quân Nga, khi họ chưa đóng nổi chiến hạm lớn nào kể từ thời kỳ hậu Xô Viết đến nay mà thôi.
Báo chí Nga cho biết, tàu tuần dương Ustinov này được thiết kế và đóng tại Liên Xô, nó từng nhận biệt danh "sát thủ hàng không mẫu hạm", mặc dù đã có tuổi đời rất cao nhưng vẫn gây ra nhiều lo ngại cho hải quân Mỹ và NATO.
Ban đầu, tàu tuần dương hạm tên lửa thuộc Dự án 1164 Atlant (lớp Slava) như chiếc Nguyên soái Ustinov, được tạo ra để chống lại nhóm tấn công tàu sân bay đối phương.
Theo phân tích từ giới chức quân sự Liên Xô, tiêm kích hạm của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ sẽ cung cấp khả năng bảo vệ cho hàng không mẫu hạm ở khoảng cách lên đến 800 km.
Để đối phó, lớp tuần dương hạm Slava được trang bị 16 bệ phóng P-500 Bazalt, tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 500 km. Đồng thời loại đạn chống hạm này có tốc độ Mach 2,56 và khả năng kháng nhiễu tốt, đảm bảo việc đưa đầu đạn tới mục tiêu.
Tên lửa P-500 còn có thể lắp đầu đạn hạt nhân, điều này càng làm "phức tạp thêm cuộc sống" của kẻ thù tiềm tàng. Dự án 1164 "Atlant" mặc dù dự định tạo ra 10 con tàu, nhưng số phận đã đưa tới quyết định khác.
Vào thời điểm Liên Xô tan rã, chỉ có 3 tàu tuần dương còn hoạt động, đó là những chiếc Moskva, Varyag và Nguyên soái Ustinov. Nhưng các tàu chiến chưa mất đi sự phù hợp và vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhóm tác chiến tàu sân bay đối phương.
Những chiếc Atlant hiện đại hóa đã được trang bị tên lửa P-1000 Vulcan tiên tiến hơn, và trong tương lai chúng có thể nhận được tên lửa Kalibr hoặc thậm chí là Zircon.
Ngoài ra các tàu tuần dương nâng cấp còn được trang bị vũ khí phòng không và chống ngầm mạnh hơn, có độ sâu hoạt động lên tới 500 mét (độ sâu tối đa của tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của hải quân Mỹ không vượt quá 480 mét).
Truyền thông Nga tự tin cho rằng, nhìn chung tàu tuần dương tên lửa lớp Slava vẫn là một vũ khí chiến tranh hiệu quả mà NATO lo sợ. Điều này đã được Nguyên soái Ustinov chứng minh rõ ràng, khi “trục xuất một cách lịch sự” hải đội NATO.
Nhưng ở chiều ngược lại, nhiều chuyên gia quân sự độc lập cũng có nhận xét rằng báo chí Nga đã quá tự tin về sức mạnh của một chiếc chiến hạm đã 40 năm tuổi và rất lạc hậu.
Cho dù được trang bị vũ khí mới thì tuần dương hạm lớp Slava cũng không thể sánh bằng các khu trục hạm, thậm chí cả những khinh hạm hay tàu hộ vệ tàng hình nhỏ hơn nhiều.
Nhược điểm lớn nhất của Nguyên soái Ustinov cũng như những chiến hạm thuộc lớp nói trên là có diện tích phản xạ radar quá lớn, nó sẽ dễ dàng bị đối phương “thấy trước và bắn trước” từ rất xa.
Bất chấp việc mang theo dàn vũ khí uy lực, việc không thể nhận diện đối phương từ sớm khiến hiệu quả của tên lửa chống hạm tầm siêu xa trở nên vô nghĩa, chưa kể P-1000 Vulcan cũng bị đánh giá là cồng kềnh, kém cơ động và dễ bị bắn hạ.
Việc hiện đại hóa những tuần dương hạm thông thường lớp Slava hay tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov có lẽ chỉ mang lại ý nghĩa lấp đầy khoảng trống về năng lực tác chiến viễn dương của hải quân Nga, khi họ chưa đóng nổi chiến hạm lớn nào kể từ thời kỳ hậu Xô Viết đến nay mà thôi.