Là quốc gia kế thừa lớn nhất của Liên Xô, Nga có năng lực nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ; đủ sức trang bị những vũ khí để có thể đối phó với sự bành trướng về phía đông của NATO và duy trì lợi ích quốc gia.Cách đây vài ngày, Hải quân Nga đã tiếp nhận một số tàu, bao gồm các tàu tên lửa lớp Buyan-M và một số tàu tên lửa nhỏ được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Calibre-NK.Theo giới phân tích quân sự, khinh hạm lớp Buyan-M mặc dù có kích thước “khiêm tốn”, nhưng lại có lợi thế về hỏa lực mạnh rất mạnh. Đây cũng là lớp tàu chiến đã trải qua nhiều lần thực chiến, khi phóng các tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu trên mặt đất tại Syria và Ukraine.Buyan-M có trọng lượng toàn tải chỉ 949 tấn và tốc độ tối đa 25 hải lý; nhưng được trang bị 6 giếng phóng thẳng đứng, có thể phóng tên lửa hành trình Kalibr-NK độ chính xác cao hoặc tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 Club, có khả năng diệt các mục tiêu nổi cách xa đến 300 km và các mục tiêu trên đất liền cách 2.500 km.Những tàu chiến có trọng tải nhỏ như vậy, thường được các quốc gia có lực lượng hải quân “khiêm tốn”, sử dụng trong các nhiệm vụ tuần tra xa bờ, thậm chí vũ khí trang bị cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng, không có nhiều khả năng chiến đấu. Nhưng với Buyan-M thì khác.Chiếc tàu tên lửa nhỏ này là sản phẩm liên doanh giữa Công ty đóng tàu Diamond nổi tiếng, hợp tác với Nhà máy đóng tàu Gorky. Buyan-M có thiết kế bên ngoài đơn giản, tổng thể tư thế nghiêng để hạn chế phản xạ sóng radar và sử dụng nhiều vật liệu tàng hình.Là một tàu chiến cỡ nhỏ, nhưng Buyan-M ngoài trang bị bệ phóng tên lửa tấn công mặt đất, còn có tên lửa phòng không và các loại vũ khí tấn công và phòng thủ khác, do Công ty Diamond thiết kế và phát triển.Vào tháng 2/2005, chiếc đầu tiên của lớp khinh hạm này là chiếc "Astrakhan", chính thức được khởi công đóng tại thành phố St.Petersburg; sau hơn một năm thi công, nó bắt đầu được đưa vào biên chế Hạm đội Caspi.Mặc dù kể từ năm 1991, Nga hiếm khi tham gia vào việc phát triển các tàu chiến đấu mặt nước lớn, nhưng họ đã tiếp tục phát triển một số tàu chiến nhỏ như Đề án 20970 và 12418 trong những năm gần đây và thâm nhập thành công thị trường toàn cầu.Với sự phát triển của nền kinh tế của chính mình và hiện đại hóa quân đội, Nga đang từng bước hướng tới định vị nhu cầu của hải quân trong tương lai và tiếp tục phát triển của các loại tàu chiến tiên tiến. Trong bối cảnh đó, Nga đã liên tiếp hạ thủy nhiều loại tàu chiến như khinh hạm Đề án 20380, pháo hạm Đề án 21630 và khinh hạm Đề án 22350. Trong đó, khinh hạm Đề án 20380 có lượng choán nước tối đa 2.000 tấn, chủ yếu đáp ứng các nhiệm vụ tuần tra xa bờ;Khinh hạm Đề án 22350 có lượng choán nước lớn hơn đến 4.500 tấn, thực hiện các hoạt động biển xa và làm nhiệm vụ hộ tống cho hàng không mẫu hạm. Ảnh: Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov (Đề án 22350) của hải quân Nga.Ngoài ra, các pháo hạm Đề án 21630 được chuyên dụng để phục vụ trong hạm đội Biển Caspi, để canh giữ các lợi ích thiết thực như vùng đặc quyền kinh tế và nguồn tài nguyên dầu khí của Nga ở đó. Ảnh: Tàu pháo Makhachkala (Đề án 21630) của Hạm đội Biển Caspi.Buyan-M, mà là một phiên bản nâng cấp của tàu hộ tống lớp Buyan Đề án 21630, được trang bị một hải pháo 100mm A-190 ở mũi tàu. Pháo nặng 15 tấn, tầm bắn tối đa 20 km, độ cao phòng không 12 km, hoạt động dựa vào radar.Hải pháo của Buyan-M có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu khác nhau như tên lửa chống hạm, phòng không, bắn phá các mục tiêu ven bờ và các tàu của đối phương trong tầm bắn hiệu quả.Ngoài khẩu pháo chính, Buyan-M cũng được trang bị 2 pháo phòng không bắn nhanh 30 mm AK-630M2 Duet và được trang bị đối phó với thiết bị điện tử. Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển 10 ngày mà không cần tiếp tế.Hiện nay Hạm đội Biển Đen của Nga có 4 tàu tên lửa lớp Buyan-M đang trực chiến, và trong cuộc xung đột với Ukraine hiện đang diễn ra, những chiếc tàu này thường xuyên tiến hành tập kích bằng tên lửa hành trình Calibre vào sâu trong lãnh thổ Ukraine.
Là quốc gia kế thừa lớn nhất của Liên Xô, Nga có năng lực nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ; đủ sức trang bị những vũ khí để có thể đối phó với sự bành trướng về phía đông của NATO và duy trì lợi ích quốc gia.
Cách đây vài ngày, Hải quân Nga đã tiếp nhận một số tàu, bao gồm các tàu tên lửa lớp Buyan-M và một số tàu tên lửa nhỏ được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Calibre-NK.
Theo giới phân tích quân sự, khinh hạm lớp Buyan-M mặc dù có kích thước “khiêm tốn”, nhưng lại có lợi thế về hỏa lực mạnh rất mạnh. Đây cũng là lớp tàu chiến đã trải qua nhiều lần thực chiến, khi phóng các tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu trên mặt đất tại Syria và Ukraine.
Buyan-M có trọng lượng toàn tải chỉ 949 tấn và tốc độ tối đa 25 hải lý; nhưng được trang bị 6 giếng phóng thẳng đứng, có thể phóng tên lửa hành trình Kalibr-NK độ chính xác cao hoặc tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 Club, có khả năng diệt các mục tiêu nổi cách xa đến 300 km và các mục tiêu trên đất liền cách 2.500 km.
Những tàu chiến có trọng tải nhỏ như vậy, thường được các quốc gia có lực lượng hải quân “khiêm tốn”, sử dụng trong các nhiệm vụ tuần tra xa bờ, thậm chí vũ khí trang bị cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng, không có nhiều khả năng chiến đấu. Nhưng với Buyan-M thì khác.
Chiếc tàu tên lửa nhỏ này là sản phẩm liên doanh giữa Công ty đóng tàu Diamond nổi tiếng, hợp tác với Nhà máy đóng tàu Gorky. Buyan-M có thiết kế bên ngoài đơn giản, tổng thể tư thế nghiêng để hạn chế phản xạ sóng radar và sử dụng nhiều vật liệu tàng hình.
Là một tàu chiến cỡ nhỏ, nhưng Buyan-M ngoài trang bị bệ phóng tên lửa tấn công mặt đất, còn có tên lửa phòng không và các loại vũ khí tấn công và phòng thủ khác, do Công ty Diamond thiết kế và phát triển.
Vào tháng 2/2005, chiếc đầu tiên của lớp khinh hạm này là chiếc "Astrakhan", chính thức được khởi công đóng tại thành phố St.Petersburg; sau hơn một năm thi công, nó bắt đầu được đưa vào biên chế Hạm đội Caspi.
Mặc dù kể từ năm 1991, Nga hiếm khi tham gia vào việc phát triển các tàu chiến đấu mặt nước lớn, nhưng họ đã tiếp tục phát triển một số tàu chiến nhỏ như Đề án 20970 và 12418 trong những năm gần đây và thâm nhập thành công thị trường toàn cầu.
Với sự phát triển của nền kinh tế của chính mình và hiện đại hóa quân đội, Nga đang từng bước hướng tới định vị nhu cầu của hải quân trong tương lai và tiếp tục phát triển của các loại tàu chiến tiên tiến.
Trong bối cảnh đó, Nga đã liên tiếp hạ thủy nhiều loại tàu chiến như khinh hạm Đề án 20380, pháo hạm Đề án 21630 và khinh hạm Đề án 22350. Trong đó, khinh hạm Đề án 20380 có lượng choán nước tối đa 2.000 tấn, chủ yếu đáp ứng các nhiệm vụ tuần tra xa bờ;
Khinh hạm Đề án 22350 có lượng choán nước lớn hơn đến 4.500 tấn, thực hiện các hoạt động biển xa và làm nhiệm vụ hộ tống cho hàng không mẫu hạm. Ảnh: Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov (Đề án 22350) của hải quân Nga.
Ngoài ra, các pháo hạm Đề án 21630 được chuyên dụng để phục vụ trong hạm đội Biển Caspi, để canh giữ các lợi ích thiết thực như vùng đặc quyền kinh tế và nguồn tài nguyên dầu khí của Nga ở đó. Ảnh: Tàu pháo Makhachkala (Đề án 21630) của Hạm đội Biển Caspi.
Buyan-M, mà là một phiên bản nâng cấp của tàu hộ tống lớp Buyan Đề án 21630, được trang bị một hải pháo 100mm A-190 ở mũi tàu. Pháo nặng 15 tấn, tầm bắn tối đa 20 km, độ cao phòng không 12 km, hoạt động dựa vào radar.
Hải pháo của Buyan-M có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu khác nhau như tên lửa chống hạm, phòng không, bắn phá các mục tiêu ven bờ và các tàu của đối phương trong tầm bắn hiệu quả.
Ngoài khẩu pháo chính, Buyan-M cũng được trang bị 2 pháo phòng không bắn nhanh 30 mm AK-630M2 Duet và được trang bị đối phó với thiết bị điện tử. Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển 10 ngày mà không cần tiếp tế.
Hiện nay Hạm đội Biển Đen của Nga có 4 tàu tên lửa lớp Buyan-M đang trực chiến, và trong cuộc xung đột với Ukraine hiện đang diễn ra, những chiếc tàu này thường xuyên tiến hành tập kích bằng tên lửa hành trình Calibre vào sâu trong lãnh thổ Ukraine.