Tàu ngầm không người lái tham gia thử nghiệm tại rãnh Mariana và được định danh là Vityaz-D. Theo Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov, tàu ngầm đạt độ sâu 10.028 mét vào ngày 8/5 và dành hơn ba giờ để nghiên cứu rãnh Mariana.Ông Borisov tuyên bố, Vityaz-D là kết quả của sự hợp tác hiệu quả cao giữa Quỹ Dự án Nghiên cứu Tiên tiến, Cục Thiết kế Trung tâm Rubin cho Kỹ thuật Hàng hải và Hải quân Nga. Ông lưu ý các dự án như sự phát triển của Vityaz-D sẽ giúp ngành công nghiệp quốc phòng Nga đạt đến một tầm cao mới trong tương lai."Tôi muốn nói thêm rằng Vityaz-D không phải là bước đột phá duy nhất mà chúng tôi có - có rất nhiều chương trình tương tự đã được chúng tôi thực hiện thành công. Vityaz-D sẽ thế hệ UUV đa năng và tối tân hàng đầu thế giới bởi nó có thể thực hiện những nhiệm vụ ở độ sâu không thể với tàu Mỹ và phần còn lại", Phó Thủ tướng Nga tuyên bố.Trước khi thành công với Vityaz-D, Nga cũng thử nghiệm thành công với chiếc Rus có thể lặn sâu tới hơn 6.000 mét. Theo lãnh đạo Vụ nghiên cứu biển sâu Bộ Quốc phòng Nga, Phó đô đốc Alexei Burilichev, tàu lặn được "thiết kế để tiến hành các hoạt động kỹ thuật dưới nước, cứu nạn và công tác nghiên cứu ở độ sâu tới 6.000 mét, chụp ảnh và quay video, tiến hành thăm dò các đại dương, cũng như các công việc khảo cổ học dưới nước".Dự án Rus được thiết kế bởi Phòng cơ khí St. Petersburg "Malakhit". Vỏ của máy được làm bằng hợp kim titan siêu bền.Những thành công liên tiếp của Nga đã cho thấy Moscow đi trước những cường quốc quân sự khác trong nhiều năm trong lĩnh vực phát triển UUV.Chương trình phát triển UUV thành công nhất của Mỹ đến thời điểm này được biết đến là Echo Voyager và REMUS 600. Cả hai chương trình này đều chỉ có thể lặn sâu tối đa ở mức 3.000m.Như vậy để có thể đạt được những thành công như người Nga, có thể Mỹ cần phải chi nhiều tiền và cần thêm nhiều năm nữa và mới có thể thành công. Ảnh trong bài: Tàu Concept M của Nga và REMUS 600 của Mỹ.
Tàu ngầm không người lái tham gia thử nghiệm tại rãnh Mariana và được định danh là Vityaz-D. Theo Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov, tàu ngầm đạt độ sâu 10.028 mét vào ngày 8/5 và dành hơn ba giờ để nghiên cứu rãnh Mariana.
Ông Borisov tuyên bố, Vityaz-D là kết quả của sự hợp tác hiệu quả cao giữa Quỹ Dự án Nghiên cứu Tiên tiến, Cục Thiết kế Trung tâm Rubin cho Kỹ thuật Hàng hải và Hải quân Nga. Ông lưu ý các dự án như sự phát triển của Vityaz-D sẽ giúp ngành công nghiệp quốc phòng Nga đạt đến một tầm cao mới trong tương lai.
"Tôi muốn nói thêm rằng Vityaz-D không phải là bước đột phá duy nhất mà chúng tôi có - có rất nhiều chương trình tương tự đã được chúng tôi thực hiện thành công. Vityaz-D sẽ thế hệ UUV đa năng và tối tân hàng đầu thế giới bởi nó có thể thực hiện những nhiệm vụ ở độ sâu không thể với tàu Mỹ và phần còn lại", Phó Thủ tướng Nga tuyên bố.
Trước khi thành công với Vityaz-D, Nga cũng thử nghiệm thành công với chiếc Rus có thể lặn sâu tới hơn 6.000 mét. Theo lãnh đạo Vụ nghiên cứu biển sâu Bộ Quốc phòng Nga, Phó đô đốc Alexei Burilichev, tàu lặn được "thiết kế để tiến hành các hoạt động kỹ thuật dưới nước, cứu nạn và công tác nghiên cứu ở độ sâu tới 6.000 mét, chụp ảnh và quay video, tiến hành thăm dò các đại dương, cũng như các công việc khảo cổ học dưới nước".
Dự án Rus được thiết kế bởi Phòng cơ khí St. Petersburg "Malakhit". Vỏ của máy được làm bằng hợp kim titan siêu bền.
Những thành công liên tiếp của Nga đã cho thấy Moscow đi trước những cường quốc quân sự khác trong nhiều năm trong lĩnh vực phát triển UUV.
Chương trình phát triển UUV thành công nhất của Mỹ đến thời điểm này được biết đến là Echo Voyager và REMUS 600. Cả hai chương trình này đều chỉ có thể lặn sâu tối đa ở mức 3.000m.
Như vậy để có thể đạt được những thành công như người Nga, có thể Mỹ cần phải chi nhiều tiền và cần thêm nhiều năm nữa và mới có thể thành công. Ảnh trong bài: Tàu Concept M của Nga và REMUS 600 của Mỹ.