Theo tạp chí The Drive, hôm 28/8, phát ngôn viên Lầu Năm Góc thông tin gây "sốc" cho giới phóng viên về sự xuất hiện của một tàu ngầm hạt nhân khổng lồ của Hải quân Nga trên vùng biển quốc tế gần bang Alaska. "Bộ tư lệnh phương Bắc (USNORTHCOM) và Bộ tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) đang giám sát tàu ngầm và các hoạt động của Nga. Chúng tôi chưa nhận được đề nghị hỗ trợ từ hải quân Nga hay các tàu biển trong khu vực", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Lewis cho biết hôm 28/8. Ảnh: WikipediaTrong khi đó, phản ứng về sự việc này, Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga bình thản cho hay, tàu ngầm hạt nhân xuất hiện gần bờ biển Mỹ là chiếc Omsk (K-186) đang tham gia cuộc tập trận "Lá chắn Đại dương 2020". Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 27/8 cho thấy sự hiện diện của nhiều tàu chiến Nga khác ngoài Omsk, gồm tàu do thám Nguyên soái Nedelin (1), tàu đổ bộ 775 Ropucha, tàu hộ vệ Đề án 20380 Gromkiy và Sovershennyy, tàu ngầm Kilo 877. Ảnh: WikipediaTuy nhiên, họ cho hay không thấy tín hiệu của 3 tàu chiến lớn gồm: tàu chống ngầm Pantaleyev; tuần dương hạm Varyag và tàu ngầm Omsk. Đây có lẽ cũng là vấn đề khiến Mỹ nâng cao cảnh giác dù các tàu Nga đang hoạt động trên vùng biển quốc tế. Mà nhất là tàu ngầm Omsk – vũ khí dưới đáy biển cực kỳ nguy hiểm của Hải quân Nga. Ảnh: Naval-Press-ServiceK-186 Omsk thuộc đề án tàu ngầm hạt nhân tấn công 949A Antey II (NATO gọi là Oscar-II) được khởi đóng dưới thời Liên Xô (tháng 7/1989) và hạ thủy, hoàn thiện, biên chế dưới thời Liên bang Nga (tháng 12/1993). Ảnh: WikipediaTrong quá trình phục vụ, con tàu từng trải qua đợt đại tuy quy mô vào năm 2008. Lưu ý, Omsk là chiếc tàu cùng lớp với tàu ngầm Kursk K-141 gặp tai nạn ngày 12/8/2000 khiến toàn bộ thủy thủ đoàn thiệt mạng. Ảnh: WikipediaĐây là loại tàu ngầm có kích cỡ rất lớn, với chiều dài 155m, rộng 18,2m, lượng giãn nước khi lặn lên tới 19.400 tấn - tương đương với tàu sân bay hạng nhẹ hiện nay. Ảnh: WikipediaLớp tàu ngầm này được thiết kế với cấu trúc thân kép tăng khả năng chống ồn, và thực tế độ êm của chúng được đánh giá là so sánh tốt với các tàu ngầm hạt nhân khủng nhất Liên Xô đề án 971 Shchuka-B (tàu ngầm lớn nhất trong lịch sử thế giới). Tàu ngầm cũng được cho là trang bị hệ thống thoát hiểm khá hiện đại với capsule VSK có thể chở tới 110 người. Ảnh: WikipediaVới nhiệm vụ là tác chiến tiêu diệt hạm đội tàu sân bay hùng mạnh của Mỹ trên mặt biển, Omsk nói riêng và lớp tàu 949A Antey-II nói chung trang bị kho vũ khí cực mạnh chuyên để tiêu diệt cả nhóm tàu địch, bao gồm cả những loại tàu lớn nhất hiện nay. Dù là thiết kế dưới thời Liên Xô, vũ khí này tới nay không hề lạc hậu. Ảnh: WikipediaDọc hai bên thân của tàu ngầm là khoang chứ 24 tên lửa hành trình chống hạm P-700 Granit - loại tên lửa diệt hạm mạnh nhất trong lịch sử Liên Xô. Mỗi quả có trọng lượng đến 7 tấn, dài 10m, có tốc độ bay siêu âm Mach 1,6-2,5. Đặc biệt kinh ngạc, giai đoạn thiết kế những năm 1980, Liên Xô trang bị cho P-700 Granit hệ thống AI mô phỏng trí thông minh của con người. Ảnh: WikipediaTên lửa khi đã bắn vào một nhóm tàu (4 tới 8 tàu) có một chế độ dẫn đường duy nhất. Một trong các tên lửa chịu trách nhiệm chỉ định mục tiêu bay lên độ cao lớn hơn và chỉ định các mục tiêu, trong khi các tên lửa khác vẫn bay sát mặt biển nhằm chống bị đánh chặn. Trí tuệ nhân tạo trang bị trên các tên lửa P-700 tạo thành một mạng lưới thông minh, liên tục kết nối để hỗ trợ lẫn nhau. Nếu tên lửa chỉ huy bị đối phương bắn hạ, một tên lửa khác trong đội hình sẽ tự động tăng độ cao và thế chỗ của nó. Ảnh: WikipediaKhi cần tấn công nhóm tàu sân bay thuộc Hải quân Mỹ, Liên Xô sẽ huy động 1 nhóm tàu ngầm tấn công gồm có từ 3-5 chiếc tàu loại này, mỗi chiếc mang 24 tên lửa P-700. Tốc độ 30 hải lý/giờ của các tàu ngầm Osca I/II sẽ giúp chúng tiếp cận nhanh chóng khu vực cách nhóm tàu sân bay khoảng 500 – 600 km (ở cự ly xa như vậy thì đối phương rất khó phát hiện ra chúng). Tại đó, những tàu ngầm này sẽ phóng gần như đồng loạt 72-120 tên lửa P-700 để chống lại hạm đội tàu sân bay Mỹ trong cuộc tấn công phủ đầu. Khoảng 30-50% số tên lửa là dành cho tàu sân bay trong khi những tên lửa còn lại dành cho các tàu hộ tống. Thật khó có thể sống sót trước cơn mua tên lửa này. Ảnh: WikipediaNgoài tên lửa Granit, tàu ngầm Omsk còn trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 ống phóng 650mm cho phép triển khai 28 quả ngư lôi hạng nặng và siêu tên lửa chuyên chống tàu ngầm - có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Wikipedia Video Tìm hiểu tàu ngầm hiện đại nhất Hải quân Hoa Kỳ - Nguồn: QPVN
Theo tạp chí The Drive, hôm 28/8, phát ngôn viên Lầu Năm Góc thông tin gây "sốc" cho giới phóng viên về sự xuất hiện của một tàu ngầm hạt nhân khổng lồ của Hải quân Nga trên vùng biển quốc tế gần bang Alaska. "Bộ tư lệnh phương Bắc (USNORTHCOM) và Bộ tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) đang giám sát tàu ngầm và các hoạt động của Nga. Chúng tôi chưa nhận được đề nghị hỗ trợ từ hải quân Nga hay các tàu biển trong khu vực", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Lewis cho biết hôm 28/8. Ảnh: Wikipedia
Trong khi đó, phản ứng về sự việc này, Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga bình thản cho hay, tàu ngầm hạt nhân xuất hiện gần bờ biển Mỹ là chiếc Omsk (K-186) đang tham gia cuộc tập trận "Lá chắn Đại dương 2020". Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 27/8 cho thấy sự hiện diện của nhiều tàu chiến Nga khác ngoài Omsk, gồm tàu do thám Nguyên soái Nedelin (1), tàu đổ bộ 775 Ropucha, tàu hộ vệ Đề án 20380 Gromkiy và Sovershennyy, tàu ngầm Kilo 877. Ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, họ cho hay không thấy tín hiệu của 3 tàu chiến lớn gồm: tàu chống ngầm Pantaleyev; tuần dương hạm Varyag và tàu ngầm Omsk. Đây có lẽ cũng là vấn đề khiến Mỹ nâng cao cảnh giác dù các tàu Nga đang hoạt động trên vùng biển quốc tế. Mà nhất là tàu ngầm Omsk – vũ khí dưới đáy biển cực kỳ nguy hiểm của Hải quân Nga. Ảnh: Naval-Press-Service
K-186 Omsk thuộc đề án tàu ngầm hạt nhân tấn công 949A Antey II (NATO gọi là Oscar-II) được khởi đóng dưới thời Liên Xô (tháng 7/1989) và hạ thủy, hoàn thiện, biên chế dưới thời Liên bang Nga (tháng 12/1993). Ảnh: Wikipedia
Trong quá trình phục vụ, con tàu từng trải qua đợt đại tuy quy mô vào năm 2008. Lưu ý, Omsk là chiếc tàu cùng lớp với tàu ngầm Kursk K-141 gặp tai nạn ngày 12/8/2000 khiến toàn bộ thủy thủ đoàn thiệt mạng. Ảnh: Wikipedia
Đây là loại tàu ngầm có kích cỡ rất lớn, với chiều dài 155m, rộng 18,2m, lượng giãn nước khi lặn lên tới 19.400 tấn - tương đương với tàu sân bay hạng nhẹ hiện nay. Ảnh: Wikipedia
Lớp tàu ngầm này được thiết kế với cấu trúc thân kép tăng khả năng chống ồn, và thực tế độ êm của chúng được đánh giá là so sánh tốt với các tàu ngầm hạt nhân khủng nhất Liên Xô đề án 971 Shchuka-B (tàu ngầm lớn nhất trong lịch sử thế giới). Tàu ngầm cũng được cho là trang bị hệ thống thoát hiểm khá hiện đại với capsule VSK có thể chở tới 110 người. Ảnh: Wikipedia
Với nhiệm vụ là tác chiến tiêu diệt hạm đội tàu sân bay hùng mạnh của Mỹ trên mặt biển, Omsk nói riêng và lớp tàu 949A Antey-II nói chung trang bị kho vũ khí cực mạnh chuyên để tiêu diệt cả nhóm tàu địch, bao gồm cả những loại tàu lớn nhất hiện nay. Dù là thiết kế dưới thời Liên Xô, vũ khí này tới nay không hề lạc hậu. Ảnh: Wikipedia
Dọc hai bên thân của tàu ngầm là khoang chứ 24 tên lửa hành trình chống hạm P-700 Granit - loại tên lửa diệt hạm mạnh nhất trong lịch sử Liên Xô. Mỗi quả có trọng lượng đến 7 tấn, dài 10m, có tốc độ bay siêu âm Mach 1,6-2,5. Đặc biệt kinh ngạc, giai đoạn thiết kế những năm 1980, Liên Xô trang bị cho P-700 Granit hệ thống AI mô phỏng trí thông minh của con người. Ảnh: Wikipedia
Tên lửa khi đã bắn vào một nhóm tàu (4 tới 8 tàu) có một chế độ dẫn đường duy nhất. Một trong các tên lửa chịu trách nhiệm chỉ định mục tiêu bay lên độ cao lớn hơn và chỉ định các mục tiêu, trong khi các tên lửa khác vẫn bay sát mặt biển nhằm chống bị đánh chặn. Trí tuệ nhân tạo trang bị trên các tên lửa P-700 tạo thành một mạng lưới thông minh, liên tục kết nối để hỗ trợ lẫn nhau. Nếu tên lửa chỉ huy bị đối phương bắn hạ, một tên lửa khác trong đội hình sẽ tự động tăng độ cao và thế chỗ của nó. Ảnh: Wikipedia
Khi cần tấn công nhóm tàu sân bay thuộc Hải quân Mỹ, Liên Xô sẽ huy động 1 nhóm tàu ngầm tấn công gồm có từ 3-5 chiếc tàu loại này, mỗi chiếc mang 24 tên lửa P-700. Tốc độ 30 hải lý/giờ của các tàu ngầm Osca I/II sẽ giúp chúng tiếp cận nhanh chóng khu vực cách nhóm tàu sân bay khoảng 500 – 600 km (ở cự ly xa như vậy thì đối phương rất khó phát hiện ra chúng). Tại đó, những tàu ngầm này sẽ phóng gần như đồng loạt 72-120 tên lửa P-700 để chống lại hạm đội tàu sân bay Mỹ trong cuộc tấn công phủ đầu. Khoảng 30-50% số tên lửa là dành cho tàu sân bay trong khi những tên lửa còn lại dành cho các tàu hộ tống. Thật khó có thể sống sót trước cơn mua tên lửa này. Ảnh: Wikipedia
Ngoài tên lửa Granit, tàu ngầm Omsk còn trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 ống phóng 650mm cho phép triển khai 28 quả ngư lôi hạng nặng và siêu tên lửa chuyên chống tàu ngầm - có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Wikipedia
Video Tìm hiểu tàu ngầm hiện đại nhất Hải quân Hoa Kỳ - Nguồn: QPVN