Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99 của Lục quân Trung Quốc hiện đang trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông quốc tế. Type-99 được áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại nhất thế giới hiện nay, nhiều mặt tính năng còn vượt trội so với MBT thế hệ thứ 3 là M1A1 Abrams của Mỹ và Leopard-2 của Đức. Ảnh: Xe tăng Type-99 - Nguồn: Wikipedia.Type-99 trang bị pháo nòng trơn 125 mm, có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau. Ngoài ra, tất cả các bộ phận của Type-99 đều được kết cấu trên cơ sở mạng lưới kỹ thuật số, các kíp xe có thể thông qua hệ thống thông tin liên lạc kỹ thuật số thực hiện tác chiến nhóm, sức chiến đấu tăng gấp bội. Ảnh: Xe tăng Type-99 - Nguồn: Wikipedia.Để lấp đầy khoảng trống về hỏa lực khi chiến đấu ở cao nguyên và vùng núi phía nam Trung Quốc, Lục quân Trung Quốc đã được đầu tư loại xe tăng chiến đấu hạng nhẹ Type-15. Xét về hình dáng bên ngoài và kích thước thì Type-15 gần giống với MBT Type-99A1, nhưng khối lượng nhẹ hơn 20 tấn. Ảnh: Xe tăng Type-15 - Nguồn: Wikipedia.Thân xe và tháp pháo được làm bằng thép cán liền khối, 2 bên sườn và 2 bên tháp pháo lắp thêm giáp lồng. Vũ khí của Type-15 là pháo rãnh xoắn 105 mm, súng máy 7,62 mm và 12,7 mm, tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-12. Xe được lắp động cơ có công suất 1.000 hp, bảo đảm khả năng cơ động tốt trên những địa hình hiểm trở, lầy thụt… Ảnh: Xe tăng Type-15 - Nguồn: Wikipedia.Để đẩy mạnh việc cơ giới hóa lục quân, Trung Quốc trang bị xe chiến đấu bộ binh (IVF) VN-17 vào năm 2017. VN-17 là một thiết kế hoàn toàn mới của Trung Quốc, không hề sao chép sản phẩm có sẵn. Khung gầm của VN-17 được cho là của xe tăng Type-15, VN-17 nặng hơn 30 tấn, kíp lái 3 người và có thể chở được 7 binh lính với đầy đủ vũ khí, trang bị cá nhân. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh VN-17 - Nguồn: Wikipedia.Vũ khí của VN-17 gồm: Một pháo tự động 30 mm đi kèm hệ thống ngắm bắn quang-điện tử cực kỳ hiện đại và súng máy đồng trục 7,62 mm. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất trên tháp pháo của VN-17 là 2 quả tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ mới HJ-12, loại tên lửa được cho là có tính năng tương đương FGM-148 Javelin của Mỹ. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh VN-17 - Nguồn: Wikipedia.Để đảm bảo hỏa lực cho bộ binh chiến đấu, nhất là chiến đấu trong thành phố, quân đội Trung Quốc đã cải tiến xe tăng cũ thành xe chi viện hỏa lực QN-506, và gọi là xe chiến đấu yểm trợ tăng của Trung Quốc. Ảnh: Xe chi viện hỏa lực QN-506 - Nguồn: Wikipedia.QN-506 sử dụng khung gầm của MBT Type-59 (bản sao của T-54), tháp pháo của QN-506 lắp một loạt hệ thống vũ khí gồm pháo 30 mm, súng máy 7,62 mm, 4 tên lửa chống tăng QN-502C với tầm bắn 6 km, 20 tên lửa QN-201, 4 tên lửa hành trình S-507, 6 ống phóng lựu và một UAV trinh sát. Ảnh: Xe chi viện hỏa lực QN-506 - Nguồn: Wikipedia.Với số vũ khí trên, QN-506 được cho là có đủ sức thực hiện các nhiệm vụ như tiêu diệt tăng thiết giáp, máy bay trực thăng, UAV, phương tiện cơ giới và sinh lực đối phương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự cho rằng, các nhà thiết kế Trung Quốc đã sai lầm khi "nhồi nhét" quá nhiều vũ khí như vậy trên QN-506, có thể khiến nó trở nên vô dụng trên chiến trường. Ảnh: Xe chi viện hỏa lực QN-506 - Nguồn: Wikipedia.Để tăng cường khả năng cơ động, từ năm 2015, Lục quân Trung Quốc trang bị xe bọc thép đa năng Đông Phong EQ2101; xe có thể hoạt động trong mọi điều kiện, có khả năng mang tải tương đương với xe vận tải hạng nhẹ (dao động từ 2-2,5 tấn). Nhiệm vụ chính của Đông Phong EQ2101 là chở quân và xe chuyên dụng như kéo pháo, trinh sát, chiến đấu … Ảnh: Xe bọc thép Đông Phong EQ2101 - Nguồn: Wikipedia.Về lực lượng pháo binh, Trung Quốc đang loại dần các loại pháo xe kéo lạc hậu, trang bị các loại pháo tự hành như pháo tự hành 155 mm SH-11, pháo phản lực bắn loạt AR3; những loại pháo này đều có tầm bắn xa, mức chính xác cao, sức công phá lớn, có thể bắn được các loại đạn có điều khiển và khả năng cơ động cao. Ảnh: Pháo tự hành 155 mm SH-11 - Nguồn: Wikipedia.Bảo đảm phòng không cho các đơn vị Lục quân, năm 2018 Lục quân Trung Quốc đưa vào trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp FM-2000 có tầm bắn từ 1-15 km, tiêu diệt được mục tiêu bay trong dải độ cao từ 10 m - 6 km. Tổ hợp sử dụng khung gầm xe bọc thép bánh lốp Đông Phong có tính việt dã rất cao. Ảnh: Tổ hợp FM-2000 - Nguồn: Wikipedia.Bên cạnh FM-2000, còn tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tự hành JRNG-6 được thiết kế giống như hệ thống Pantsir-S của Nga. JRNG-6 được trang bị 8 tên lửa đánh chặn, 2 khẩu pháo bắn nhanh cỡ nòng 30 mm, radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học hiện đại. Ảnh: Tổ hợp JRNG-6 - Nguồn: Wikipedia.Về hỏa lực chống tăng, Lục quân Trung Quốc được trang bị rộng rãi tên lửa chống tăng HJ-9A; đây là phiên bản mang vác sử dụng cho bộ binh, có tầm bắn 5 km, khả năng xuyên 1.200 mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ. Các thông số này hoàn toàn tương đồng với tên lửa chống tăng có điều khiển 9M133 Komet của Nga. Ảnh: Tổ hợp HJ-9A - Nguồn: Wikipedia.Cùng với lực lượng tăng thiết giáp, Không quân Lục quân Trung Quốc thời gian qua cũng được đầu tư rất mạnh để nhanh chóng đưa vào biên chế những loại máy bay trực thăng hiện đại. Loại máy bay trực thăng đáng chú ý nhất trong đội hình của các Lữ đoàn hàng không PLAA hiện nay là máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Z-8G, chiến đấu Z-10 và trinh sát/chiến đấu Z-19. Ảnh: Trực thăng chiến đấu Z-10 - Nguồn: Wikipedia.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1
Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99 của Lục quân Trung Quốc hiện đang trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông quốc tế. Type-99 được áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại nhất thế giới hiện nay, nhiều mặt tính năng còn vượt trội so với MBT thế hệ thứ 3 là M1A1 Abrams của Mỹ và Leopard-2 của Đức. Ảnh: Xe tăng Type-99 - Nguồn: Wikipedia.
Type-99 trang bị pháo nòng trơn 125 mm, có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau. Ngoài ra, tất cả các bộ phận của Type-99 đều được kết cấu trên cơ sở mạng lưới kỹ thuật số, các kíp xe có thể thông qua hệ thống thông tin liên lạc kỹ thuật số thực hiện tác chiến nhóm, sức chiến đấu tăng gấp bội. Ảnh: Xe tăng Type-99 - Nguồn: Wikipedia.
Để lấp đầy khoảng trống về hỏa lực khi chiến đấu ở cao nguyên và vùng núi phía nam Trung Quốc, Lục quân Trung Quốc đã được đầu tư loại xe tăng chiến đấu hạng nhẹ Type-15. Xét về hình dáng bên ngoài và kích thước thì Type-15 gần giống với MBT Type-99A1, nhưng khối lượng nhẹ hơn 20 tấn. Ảnh: Xe tăng Type-15 - Nguồn: Wikipedia.
Thân xe và tháp pháo được làm bằng thép cán liền khối, 2 bên sườn và 2 bên tháp pháo lắp thêm giáp lồng. Vũ khí của Type-15 là pháo rãnh xoắn 105 mm, súng máy 7,62 mm và 12,7 mm, tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-12. Xe được lắp động cơ có công suất 1.000 hp, bảo đảm khả năng cơ động tốt trên những địa hình hiểm trở, lầy thụt… Ảnh: Xe tăng Type-15 - Nguồn: Wikipedia.
Để đẩy mạnh việc cơ giới hóa lục quân, Trung Quốc trang bị xe chiến đấu bộ binh (IVF) VN-17 vào năm 2017. VN-17 là một thiết kế hoàn toàn mới của Trung Quốc, không hề sao chép sản phẩm có sẵn. Khung gầm của VN-17 được cho là của xe tăng Type-15, VN-17 nặng hơn 30 tấn, kíp lái 3 người và có thể chở được 7 binh lính với đầy đủ vũ khí, trang bị cá nhân. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh VN-17 - Nguồn: Wikipedia.
Vũ khí của VN-17 gồm: Một pháo tự động 30 mm đi kèm hệ thống ngắm bắn quang-điện tử cực kỳ hiện đại và súng máy đồng trục 7,62 mm. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất trên tháp pháo của VN-17 là 2 quả tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ mới HJ-12, loại tên lửa được cho là có tính năng tương đương FGM-148 Javelin của Mỹ. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh VN-17 - Nguồn: Wikipedia.
Để đảm bảo hỏa lực cho bộ binh chiến đấu, nhất là chiến đấu trong thành phố, quân đội Trung Quốc đã cải tiến xe tăng cũ thành xe chi viện hỏa lực QN-506, và gọi là xe chiến đấu yểm trợ tăng của Trung Quốc. Ảnh: Xe chi viện hỏa lực QN-506 - Nguồn: Wikipedia.
QN-506 sử dụng khung gầm của MBT Type-59 (bản sao của T-54), tháp pháo của QN-506 lắp một loạt hệ thống vũ khí gồm pháo 30 mm, súng máy 7,62 mm, 4 tên lửa chống tăng QN-502C với tầm bắn 6 km, 20 tên lửa QN-201, 4 tên lửa hành trình S-507, 6 ống phóng lựu và một UAV trinh sát. Ảnh: Xe chi viện hỏa lực QN-506 - Nguồn: Wikipedia.
Với số vũ khí trên, QN-506 được cho là có đủ sức thực hiện các nhiệm vụ như tiêu diệt tăng thiết giáp, máy bay trực thăng, UAV, phương tiện cơ giới và sinh lực đối phương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự cho rằng, các nhà thiết kế Trung Quốc đã sai lầm khi "nhồi nhét" quá nhiều vũ khí như vậy trên QN-506, có thể khiến nó trở nên vô dụng trên chiến trường. Ảnh: Xe chi viện hỏa lực QN-506 - Nguồn: Wikipedia.
Để tăng cường khả năng cơ động, từ năm 2015, Lục quân Trung Quốc trang bị xe bọc thép đa năng Đông Phong EQ2101; xe có thể hoạt động trong mọi điều kiện, có khả năng mang tải tương đương với xe vận tải hạng nhẹ (dao động từ 2-2,5 tấn). Nhiệm vụ chính của Đông Phong EQ2101 là chở quân và xe chuyên dụng như kéo pháo, trinh sát, chiến đấu … Ảnh: Xe bọc thép Đông Phong EQ2101 - Nguồn: Wikipedia.
Về lực lượng pháo binh, Trung Quốc đang loại dần các loại pháo xe kéo lạc hậu, trang bị các loại pháo tự hành như pháo tự hành 155 mm SH-11, pháo phản lực bắn loạt AR3; những loại pháo này đều có tầm bắn xa, mức chính xác cao, sức công phá lớn, có thể bắn được các loại đạn có điều khiển và khả năng cơ động cao. Ảnh: Pháo tự hành 155 mm SH-11 - Nguồn: Wikipedia.
Bảo đảm phòng không cho các đơn vị Lục quân, năm 2018 Lục quân Trung Quốc đưa vào trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp FM-2000 có tầm bắn từ 1-15 km, tiêu diệt được mục tiêu bay trong dải độ cao từ 10 m - 6 km. Tổ hợp sử dụng khung gầm xe bọc thép bánh lốp Đông Phong có tính việt dã rất cao. Ảnh: Tổ hợp FM-2000 - Nguồn: Wikipedia.
Bên cạnh FM-2000, còn tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tự hành JRNG-6 được thiết kế giống như hệ thống Pantsir-S của Nga. JRNG-6 được trang bị 8 tên lửa đánh chặn, 2 khẩu pháo bắn nhanh cỡ nòng 30 mm, radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học hiện đại. Ảnh: Tổ hợp JRNG-6 - Nguồn: Wikipedia.
Về hỏa lực chống tăng, Lục quân Trung Quốc được trang bị rộng rãi tên lửa chống tăng HJ-9A; đây là phiên bản mang vác sử dụng cho bộ binh, có tầm bắn 5 km, khả năng xuyên 1.200 mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ. Các thông số này hoàn toàn tương đồng với tên lửa chống tăng có điều khiển 9M133 Komet của Nga. Ảnh: Tổ hợp HJ-9A - Nguồn: Wikipedia.
Cùng với lực lượng tăng thiết giáp, Không quân Lục quân Trung Quốc thời gian qua cũng được đầu tư rất mạnh để nhanh chóng đưa vào biên chế những loại máy bay trực thăng hiện đại. Loại máy bay trực thăng đáng chú ý nhất trong đội hình của các Lữ đoàn hàng không PLAA hiện nay là máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Z-8G, chiến đấu Z-10 và trinh sát/chiến đấu Z-19. Ảnh: Trực thăng chiến đấu Z-10 - Nguồn: Wikipedia.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1