Mới đây, theo hãng thông tấn TASS, Tướng Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, đã vội vã đến mặt trận Zaporizhia, ông không chỉ thị sát sở chỉ huy tiền phương của cụm phòng thủ tuyến phía nam của quân đội Nga, mà còn lắng nghe chỉ huy của cụm, Tướng Romanchuk báo cáo về tình hình mặt trận.Chuyến thăm bất ngờ của lãnh đạo cấp cao quân đội Nga tới chiến trường trọng điểm, ngay lập tức thu hút sự chú ý lớn từ các bên. Vậy tại sao tướng Gerasimov lại xuất hiện trên tuyến đầu phản công của quân đội Ukraine vào thời điểm này, động thái này gửi tín hiệu gì cho thế giới bên ngoài?Trong hai tháng qua, "chiến dịch đại phản công" do Quân đội Ukraine tiến hành, chỉ đạt được những bước tiến không đáng kể, sau khi phải trả giá đắt. Trên hướng Zaporizhia, trong hai tháng, quân đội Ukraine chỉ tái chiếm 10 ngôi làng và hơn 200 km2 lãnh thổ, và tiếp cận tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga vào cuối tháng Bảy. Mặc dù vậy, thế giới bên ngoài vẫn tin rằng, quân đội Ukraine đã phát động giai đoạn thứ hai của chiến dịch phản công. Rốt cuộc, quân đội Ukraine phản công đã kéo dài gần hai tháng và việc không phân chia nhiệm vụ theo từng giai đoạn có vẻ hơi trái với lẽ thường.Cho dù đó là giai đoạn đầu hay giai đoạn thứ hai của cuộc phản công, mục tiêu quan trọng của chiến dịch đó là hoàn thành việc tái chiếm Mariupol và Melitopol; hoàn thành việc cắt Bán đảo Crimea với phần lãnh thổ Nga. Điểm khác biệt là ở giai đoạn đầu, quân đội Ukraine phải đối mặt với Tập đoàn quân 58 tinh nhuệ Quân khu phía Nam của Quân đội Nga, đã được làm công tác chuẩn bị chiến đấu phòng ngự đầy đủ và chỉ chờ quân Ukraine đến là nổ súng. Ở giai đoạn thứ hai, quân đội Ukraine vẫn phải đối mặt với Tập đoàn quân 58, nhưng sau nhiều ngày chiến đấu cam go, không những giảm quân số, vũ khí, trang bị mà Bộ tư lệnh quân đoàn còn khủng hoảng, rối loạn vì vừa thay tướng. Nhưng ngay cả trong tình thế tương đối thuận lợi như vậy, lực lượng phản công chủ lực của Ukraine vẫn không chạm được vào tuyến phòng thủ chính của quân đội Nga, và bị mắc kẹt trong các bãi mìn và hỏa lực pháo binh của quân đội Nga. Theo thông tin chiến trường mới nhất, vào cuối tháng 7 vừa rồi, chỉ có một xe bọc thép của Ukraine “đi lạc đường” và “nhìn” thấy vị trí chống tăng của tuyến phòng thủ đầu tiên của quân đội Nga. Có thể nói, mũi tiến công đột kích của Quân đội Ukraine chỉ để có thể “quan sát” được tuyến phòng ngự của quân đội Nga, nhưng đã tổn thất rất nhiều binh lực và trang thiết bị. Câu hỏi đặt ra là các đặc điểm của cái gọi là “cuộc phản công giai đoạn hai” của Ukraine là gì? Trước hết, quân đội Ukraine đã phải đưa đội dự bị cuối cùng của họ vào chiến đấu ở mặt trận phía nam. Mặc dù quân đội Ukraine bị tổn thất nặng nề, nhưng bất kể là NATO hay Ukraine, họ đều đang quảng bá rằng quân đội Ukraine vẫn duy trì hiệu quả chiến đấu và vẫn có một lực lượng dự bị mạnh, có thể thực hiện một cuộc tấn công mới bất cứ lúc nào. Nhận xét như vậy, có nghĩa là quân đội Ukraine đủ sức "đánh bại và vượt qua" mọi tuyến phòng thủ của quân Nga.Không thể phủ nhận rằng, quân đội Ukraine đã tập hợp 2 quân đoàn và 30 lữ đoàn cho cuộc “đại phản công” ở hướng Zaporizhia. Nhưng sau khi phát động cái gọi là “phản công giai đoạn hai”, quân đội Ukraine phải dồn toàn bộ lực lượng dự bị vào tác chiến, như Lữ đoàn bộ binh cơ giới tinh nhuệ 116 và 118 của Quân đoàn 10. Theo tờ Sohu của Trung Quốc, bước sang giai đoạn hai, các đơn vị Ukraine tham chiến không được gọi là “lữ đoàn NATO", mặc dù cũng là do các cố vấn quân sự NATO huấn luyện. Nhưng các đơn vị này trang bị cả vũ khí do Liên Xô và của NATO. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là, liệu Quân đội Ukraine có thể duy trì thế trận tấn công trong bao lâu, nếu không còn lực lượng dự bị?Không còn nghi ngờ gì nữa, đợt phản công hiện tại của Quân đội Ukraine là một canh bạc chính trị, mục tiêu của canh bạc này là buộc hệ thống phòng thủ của Nga phải sụp đổ, trước khi lực lượng phản công của Ukraine cũng “kiệt sức”. Mặc dù vũ khí trang bị một số đơn vị Ukraine tại chiến trường Zaporizhia không theo tiêu chuẩn của "lữ đoàn NATO"; nhưng có một đặc điểm khác của quân đội Ukraine trong giai đoạn hai của cuộc “đại phản công” cũng được thể hiện, đó là thực hiện chiến thuật theo “giáo trình” của NATO. Trong giai đoạn một của cuộc “đại phản công”, lực lượng chủ lực của Ukraine, thường mỗi đợt tấn công sẽ bố trí khoảng một đại đội cho một hướng tấn công; sau đó thê đội hai tiếp tục bước vào chiến đấu liên tục, nhằm không cho lực lượng phòng ngự của quân Nga cơ hội “để thở”. Nhưng kết quả là chiến thuật "đòn tấn công bằng sóng người" của quân đội Ukraine đã bị giáng một đòn trực diện trước hỏa lực pháo binh của Nga. Chỉ trong khoảng 4 tuần, khoảng 25% số xe bọc thép do NATO viện trợ đã bị phá hủy; quân đội Ukraine cũng tổn thất 35% binh lực. Trong cuộc bao vây Staromayorsky gần đây của quân đội Ukraine, hơn 30.000 quân từ 8 lữ đoàn, đã thực hiện "các cuộc tấn công kép" vào tuyến phòng thủ vững chắc của quân đội Nga. Nhưng thay vì đưa quân chiến đấu trực tiếp, Quân đội Nga đã sử dụng đạn chùm, bắn phá 48 giờ liên tục. Vì lý do này, NATO đã chỉ trích gay gắt việc sử dụng chiến thuật của quân đội Ukraine trên chiến trường và cho rằng, tổn thất là do việc sử dụng chiến thuật không thực sự hợp lý của quân đội Ukraine. Vì vậy, trong giai đoạn 2 của cuộc tấn công, quân đội Ukraine đã thay đổi chiến thuật, bằng cách phân tán quân và tập trung lực lượng tăng thiết giáp để phát động tấn công theo cụm vào tuyến phòng ngự của Nga. Kết quả xét trên cục diện chiến trường hiện tại, quân đội Ukraine vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi, thậm chí còn bị tổn thất nặng nề hơn trước. Đặc biệt trong các ngày 23, 24 và 26 tháng 7, quân đội Ukraine ngày nào cũng tổn thất hơn 30 xe bọc thép. Trong giai đoạn vừa qua, Quân đội Nga cũng có sự điều chỉnh chiến thuật; so với giai đoạn đầu, quân đội Nga sử dụng hỏa lực bao trùm quy mô lớn, để thực hiện ngăn chặn chiến trường. Nhưng trong giai đoạn gần đây, quân đội Nga tăng cường sử dụng nhiều vũ khí dẫn đường chính xác hơn. Đặc biệt, việc sử dụng đạn pháo dẫn đường 152 mm Krasnopol và UAV tự sát lảng vảng Lancet, khiến thoạt nhìn chiến trường có thể thấy mật độ hỏa lực có vẻ như đang giảm đi, nhưng tần suất tấn công, uy lực và hiệu quả sát thương không hề giảm, mà còn tăng lên.Không thể phủ nhận, quân đội Ukraine cuối cùng đã tận dụng được thời tiết, khi UAV, không quân và đạn dẫn đường chính xác của Nga khó phát huy hết sức mạnh, họ đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc tấn công và tiếp cận được tuyến phòng ngự Robodine, chiếm được khoảng 8 km vuông ở khu vực phía nam thị trấn tiền tuyến Orikhiv.Tuy nhiên, tiến triển như vậy của Quân đội Ukraine sẽ không có tác động quyết định nào đến cục diện chung của cuộc chiến, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Trong khi đó, cái giá mà Ukraine phải trả là không hề rẻ.Xe bọc thép của Ukraine bị trúng hỏa lực chống tăng của Quân đội Nga ở mặt trận Zaporizhia. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga
Mới đây, theo hãng thông tấn TASS, Tướng Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, đã vội vã đến mặt trận Zaporizhia, ông không chỉ thị sát sở chỉ huy tiền phương của cụm phòng thủ tuyến phía nam của quân đội Nga, mà còn lắng nghe chỉ huy của cụm, Tướng Romanchuk báo cáo về tình hình mặt trận.
Chuyến thăm bất ngờ của lãnh đạo cấp cao quân đội Nga tới chiến trường trọng điểm, ngay lập tức thu hút sự chú ý lớn từ các bên. Vậy tại sao tướng Gerasimov lại xuất hiện trên tuyến đầu phản công của quân đội Ukraine vào thời điểm này, động thái này gửi tín hiệu gì cho thế giới bên ngoài?
Trong hai tháng qua, "chiến dịch đại phản công" do Quân đội Ukraine tiến hành, chỉ đạt được những bước tiến không đáng kể, sau khi phải trả giá đắt. Trên hướng Zaporizhia, trong hai tháng, quân đội Ukraine chỉ tái chiếm 10 ngôi làng và hơn 200 km2 lãnh thổ, và tiếp cận tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga vào cuối tháng Bảy.
Mặc dù vậy, thế giới bên ngoài vẫn tin rằng, quân đội Ukraine đã phát động giai đoạn thứ hai của chiến dịch phản công. Rốt cuộc, quân đội Ukraine phản công đã kéo dài gần hai tháng và việc không phân chia nhiệm vụ theo từng giai đoạn có vẻ hơi trái với lẽ thường.
Cho dù đó là giai đoạn đầu hay giai đoạn thứ hai của cuộc phản công, mục tiêu quan trọng của chiến dịch đó là hoàn thành việc tái chiếm Mariupol và Melitopol; hoàn thành việc cắt Bán đảo Crimea với phần lãnh thổ Nga.
Điểm khác biệt là ở giai đoạn đầu, quân đội Ukraine phải đối mặt với Tập đoàn quân 58 tinh nhuệ Quân khu phía Nam của Quân đội Nga, đã được làm công tác chuẩn bị chiến đấu phòng ngự đầy đủ và chỉ chờ quân Ukraine đến là nổ súng.
Ở giai đoạn thứ hai, quân đội Ukraine vẫn phải đối mặt với Tập đoàn quân 58, nhưng sau nhiều ngày chiến đấu cam go, không những giảm quân số, vũ khí, trang bị mà Bộ tư lệnh quân đoàn còn khủng hoảng, rối loạn vì vừa thay tướng.
Nhưng ngay cả trong tình thế tương đối thuận lợi như vậy, lực lượng phản công chủ lực của Ukraine vẫn không chạm được vào tuyến phòng thủ chính của quân đội Nga, và bị mắc kẹt trong các bãi mìn và hỏa lực pháo binh của quân đội Nga.
Theo thông tin chiến trường mới nhất, vào cuối tháng 7 vừa rồi, chỉ có một xe bọc thép của Ukraine “đi lạc đường” và “nhìn” thấy vị trí chống tăng của tuyến phòng thủ đầu tiên của quân đội Nga. Có thể nói, mũi tiến công đột kích của Quân đội Ukraine chỉ để có thể “quan sát” được tuyến phòng ngự của quân đội Nga, nhưng đã tổn thất rất nhiều binh lực và trang thiết bị.
Câu hỏi đặt ra là các đặc điểm của cái gọi là “cuộc phản công giai đoạn hai” của Ukraine là gì? Trước hết, quân đội Ukraine đã phải đưa đội dự bị cuối cùng của họ vào chiến đấu ở mặt trận phía nam.
Mặc dù quân đội Ukraine bị tổn thất nặng nề, nhưng bất kể là NATO hay Ukraine, họ đều đang quảng bá rằng quân đội Ukraine vẫn duy trì hiệu quả chiến đấu và vẫn có một lực lượng dự bị mạnh, có thể thực hiện một cuộc tấn công mới bất cứ lúc nào. Nhận xét như vậy, có nghĩa là quân đội Ukraine đủ sức "đánh bại và vượt qua" mọi tuyến phòng thủ của quân Nga.
Không thể phủ nhận rằng, quân đội Ukraine đã tập hợp 2 quân đoàn và 30 lữ đoàn cho cuộc “đại phản công” ở hướng Zaporizhia. Nhưng sau khi phát động cái gọi là “phản công giai đoạn hai”, quân đội Ukraine phải dồn toàn bộ lực lượng dự bị vào tác chiến, như Lữ đoàn bộ binh cơ giới tinh nhuệ 116 và 118 của Quân đoàn 10.
Theo tờ Sohu của Trung Quốc, bước sang giai đoạn hai, các đơn vị Ukraine tham chiến không được gọi là “lữ đoàn NATO", mặc dù cũng là do các cố vấn quân sự NATO huấn luyện. Nhưng các đơn vị này trang bị cả vũ khí do Liên Xô và của NATO. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là, liệu Quân đội Ukraine có thể duy trì thế trận tấn công trong bao lâu, nếu không còn lực lượng dự bị?
Không còn nghi ngờ gì nữa, đợt phản công hiện tại của Quân đội Ukraine là một canh bạc chính trị, mục tiêu của canh bạc này là buộc hệ thống phòng thủ của Nga phải sụp đổ, trước khi lực lượng phản công của Ukraine cũng “kiệt sức”.
Mặc dù vũ khí trang bị một số đơn vị Ukraine tại chiến trường Zaporizhia không theo tiêu chuẩn của "lữ đoàn NATO"; nhưng có một đặc điểm khác của quân đội Ukraine trong giai đoạn hai của cuộc “đại phản công” cũng được thể hiện, đó là thực hiện chiến thuật theo “giáo trình” của NATO.
Trong giai đoạn một của cuộc “đại phản công”, lực lượng chủ lực của Ukraine, thường mỗi đợt tấn công sẽ bố trí khoảng một đại đội cho một hướng tấn công; sau đó thê đội hai tiếp tục bước vào chiến đấu liên tục, nhằm không cho lực lượng phòng ngự của quân Nga cơ hội “để thở”.
Nhưng kết quả là chiến thuật "đòn tấn công bằng sóng người" của quân đội Ukraine đã bị giáng một đòn trực diện trước hỏa lực pháo binh của Nga. Chỉ trong khoảng 4 tuần, khoảng 25% số xe bọc thép do NATO viện trợ đã bị phá hủy; quân đội Ukraine cũng tổn thất 35% binh lực.
Trong cuộc bao vây Staromayorsky gần đây của quân đội Ukraine, hơn 30.000 quân từ 8 lữ đoàn, đã thực hiện "các cuộc tấn công kép" vào tuyến phòng thủ vững chắc của quân đội Nga. Nhưng thay vì đưa quân chiến đấu trực tiếp, Quân đội Nga đã sử dụng đạn chùm, bắn phá 48 giờ liên tục.
Vì lý do này, NATO đã chỉ trích gay gắt việc sử dụng chiến thuật của quân đội Ukraine trên chiến trường và cho rằng, tổn thất là do việc sử dụng chiến thuật không thực sự hợp lý của quân đội Ukraine. Vì vậy, trong giai đoạn 2 của cuộc tấn công, quân đội Ukraine đã thay đổi chiến thuật, bằng cách phân tán quân và tập trung lực lượng tăng thiết giáp để phát động tấn công theo cụm vào tuyến phòng ngự của Nga.
Kết quả xét trên cục diện chiến trường hiện tại, quân đội Ukraine vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi, thậm chí còn bị tổn thất nặng nề hơn trước. Đặc biệt trong các ngày 23, 24 và 26 tháng 7, quân đội Ukraine ngày nào cũng tổn thất hơn 30 xe bọc thép.
Trong giai đoạn vừa qua, Quân đội Nga cũng có sự điều chỉnh chiến thuật; so với giai đoạn đầu, quân đội Nga sử dụng hỏa lực bao trùm quy mô lớn, để thực hiện ngăn chặn chiến trường. Nhưng trong giai đoạn gần đây, quân đội Nga tăng cường sử dụng nhiều vũ khí dẫn đường chính xác hơn.
Đặc biệt, việc sử dụng đạn pháo dẫn đường 152 mm Krasnopol và UAV tự sát lảng vảng Lancet, khiến thoạt nhìn chiến trường có thể thấy mật độ hỏa lực có vẻ như đang giảm đi, nhưng tần suất tấn công, uy lực và hiệu quả sát thương không hề giảm, mà còn tăng lên.
Không thể phủ nhận, quân đội Ukraine cuối cùng đã tận dụng được thời tiết, khi UAV, không quân và đạn dẫn đường chính xác của Nga khó phát huy hết sức mạnh, họ đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc tấn công và tiếp cận được tuyến phòng ngự Robodine, chiếm được khoảng 8 km vuông ở khu vực phía nam thị trấn tiền tuyến Orikhiv.
Tuy nhiên, tiến triển như vậy của Quân đội Ukraine sẽ không có tác động quyết định nào đến cục diện chung của cuộc chiến, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Trong khi đó, cái giá mà Ukraine phải trả là không hề rẻ.
Xe bọc thép của Ukraine bị trúng hỏa lực chống tăng của Quân đội Nga ở mặt trận Zaporizhia. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga