Hệ thống phòng thủ bờ biển di động mới của Boeing, có thể giám sát tuyến hàng hải gần bờ, xác định và phát hiện các mục tiêu thù địch. Hệ thống cũng có khả năng chống và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng trong vùng lãnh hải, mở rộng khu vực phòng thủ và tăng cường khả năng chiến đấu tổng thể của quân đội Đài Loan.Với giao dịch vũ khí mới này này, sẽ góp phần tăng cường quan hệ quốc phòng Mỹ - Đài Loan. Trong những năm qua, mặc dù có những lúc “nóng-lạnh”, nhưng Đài Loan luôn là khách hàng mua nhiều vũ khí của Mỹ; chỉ tính từ năm 2008 đến nay, Mỹ đã xuất sang Đài Loan 24 tỷ USD vũ khí, bao gồm máy bay chiến đấu, xe tăng và tên lửa các loại. Ảnh 2: Ngư lôi MK-48 mà Mỹ vừa bán cho Đài Loan.Chang Che-ping, quan chức cao cấp của cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết: “Mặc dù Đài Loan đã tự phát triển tên lửa chống hạm Hùng Phong 2, 3; nhưng các tổ hợp tên lửa Harpoon trên mặt đất có khả năng cơ động vượt trội. Nếu Mỹ chấp nhận đề xuất, chúng ta có thể nhận các hệ thống vũ khí này vào năm 2023 để tăng cường khả năng bảo vệ bờ biển”.Theo các thông tin được công khai, mặc dù tên lửa chống hạm Hùng Phong 3, được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội tên lửa Harpoon, vậy tại sao Đài Loan nên mua một tên lửa có tính năng kỹ chiến thuật kém hơn? Ảnh: Tên lửa Hùng Phong III.Harpoon là tên lửa chống hạm tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ trong hơn 40 năm qua, và được trang bị rộng rãi trên nhiều loại tàu chiến và máy bay; loại tên lửa chống hạm này được đưa vào biên chế của Hải quân Mỹ năm 1977 và đã trải qua nhiều lần nâng cấp.So với phiên bản ban đầu, phiên bản tên lửa Harpoon Block II đã tăng tầm bắn, tăng cường khả năng chống nhiễu điện tử và cũng tăng hiệu suất tìm kiếm mục tiêu của tên lửa. Hải quân Mỹ đã đặt mua tên lửa Harpoon Block II từ năm 2011, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Mexico cũng đã được trang bị loại tên lửa này. Ảnh: Hải quân Mỹ phóng tên lửa Harpoon Block II trong cuộc tập trận gần Puerto Rico.Tên lửa Harpoon Block II có độ dài 4,6 m, đường kính thân 340 mm; trọng lượng tên lửa: 628 kg; tầm bắn hiệu quả: 278 km; tên lửa có tốc độ bay cận âm khoảng 850 km/h; tên lửa mang một đầu đạn xuyên giáp, dùng thuốc nổ mạnh, toàn bộ đầu đạn nặng 221 kg. Giá một quả tên lửa khoảng 1,52 triệu USD.Tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 của Đài Loan được công bố vào năm 2007; đây là loại tên lửa chống hạm có tốc độ siêu thanh (1,5 Mach), sử dụng động cơ ramjet. Phiên bản Hùng Phong III đời đầu, có tầm bắn chỉ khoảng 130 km, và đầu đạn nặng khoảng 200 kg. Sau nhiều lần cải tiến, các thông số chính của Hùng Phong 3 đã được cải thiện rất nhiều, nhất là về tầm bắn đã được nâng lên 300 km.Theo truyền thông Đài Loan, tên lửa Hùng Phong III thực sự là "sát thủ tàu sân bay", và đây là một trong những tên lửa chống hạm “tiên tiến nhất trên thế giới”. Từ việc so sánh các tham số, chỉ số của Hùng Phong III thực sự mạnh hơn nhiều so với tên lửa Harpoon Block II, nhưng sự thật có phải như vậy?. Ảnh: Một vụ phóng thử tên lửa Hùng Phong III của Đài Loan.Trong một cuộc diễn tập có bắn đạn thật của Hải quân Đài Loan vào ngày 1/7/2016, tàu tên lửa lớp Jinjiang của Hải quân Đài Loan, đã phóng một tên lửa Hùng Phong III, và không may quả tên lửa này đã trúng một tàu đánh cá của ngư dân Đài Loan, làm 1 người chết và 3 người trên tàu đánh cá bị thương.Vụ tai nạn này đã làm lộ ra khả năng yếu kém của quân đội Đài Loan, mặt khác, nó cho thấy hiệu quả chiến đấu của tên lửa chống hạm Hùng Phong III không mạnh như truyền thông Đài Loan tự hào. Ít nhất, là radar tìm kiếm mục tiêu của tên lửa Hùng Phong III không thể phân biệt giữa tàu chiến và tàu đánh cá.Việc Đài Loan muốn mua tên lửa chống hạm Harpoon Block II do Mỹ sản xuất, một lần nữa khẳng định sự bất an và thiếu tin tưởng của chính quyền Đài Loan đối với tên lửa Hùng Phong III.Bên cạnh đó, Đài Loan muốn tận dụng khả năng trinh sát của hệ thống Harpoon để nâng cao khả năng chiến đấu của các loại tên lửa Hùng Phong mà họ sản xuất; bởi vì dù loại tên lửa nào có hiện đại đến đâu, nếu thiếu hệ thống “tai-mắt” để phát hiện mục tiêu thì cũng không thể phát huy được hết tác dụng.Mặc dù Washington không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc, nhưng thường xuyên bán vũ khí cho Đài Loan để nâng cao năng lực phòng thủ, khiến Bắc Kinh tức giận, đe dọa Đài Bắc sẽ phải "trả giá". Và việc Đài Loan mua hệ thống phòng thủ Harpoon đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Trung Quốc, nhưng khả năng hợp đồng vẫn được thực hiện theo đúng kế hoạch. Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN
Hệ thống phòng thủ bờ biển di động mới của Boeing, có thể giám sát tuyến hàng hải gần bờ, xác định và phát hiện các mục tiêu thù địch. Hệ thống cũng có khả năng chống và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng trong vùng lãnh hải, mở rộng khu vực phòng thủ và tăng cường khả năng chiến đấu tổng thể của quân đội Đài Loan.
Với giao dịch vũ khí mới này này, sẽ góp phần tăng cường quan hệ quốc phòng Mỹ - Đài Loan. Trong những năm qua, mặc dù có những lúc “nóng-lạnh”, nhưng Đài Loan luôn là khách hàng mua nhiều vũ khí của Mỹ; chỉ tính từ năm 2008 đến nay, Mỹ đã xuất sang Đài Loan 24 tỷ USD vũ khí, bao gồm máy bay chiến đấu, xe tăng và tên lửa các loại. Ảnh 2: Ngư lôi MK-48 mà Mỹ vừa bán cho Đài Loan.
Chang Che-ping, quan chức cao cấp của cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết: “Mặc dù Đài Loan đã tự phát triển tên lửa chống hạm Hùng Phong 2, 3; nhưng các tổ hợp tên lửa Harpoon trên mặt đất có khả năng cơ động vượt trội. Nếu Mỹ chấp nhận đề xuất, chúng ta có thể nhận các hệ thống vũ khí này vào năm 2023 để tăng cường khả năng bảo vệ bờ biển”.
Theo các thông tin được công khai, mặc dù tên lửa chống hạm Hùng Phong 3, được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội tên lửa Harpoon, vậy tại sao Đài Loan nên mua một tên lửa có tính năng kỹ chiến thuật kém hơn? Ảnh: Tên lửa Hùng Phong III.
Harpoon là tên lửa chống hạm tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ trong hơn 40 năm qua, và được trang bị rộng rãi trên nhiều loại tàu chiến và máy bay; loại tên lửa chống hạm này được đưa vào biên chế của Hải quân Mỹ năm 1977 và đã trải qua nhiều lần nâng cấp.
So với phiên bản ban đầu, phiên bản tên lửa Harpoon Block II đã tăng tầm bắn, tăng cường khả năng chống nhiễu điện tử và cũng tăng hiệu suất tìm kiếm mục tiêu của tên lửa. Hải quân Mỹ đã đặt mua tên lửa Harpoon Block II từ năm 2011, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Mexico cũng đã được trang bị loại tên lửa này. Ảnh: Hải quân Mỹ phóng tên lửa Harpoon Block II trong cuộc tập trận gần Puerto Rico.
Tên lửa Harpoon Block II có độ dài 4,6 m, đường kính thân 340 mm; trọng lượng tên lửa: 628 kg; tầm bắn hiệu quả: 278 km; tên lửa có tốc độ bay cận âm khoảng 850 km/h; tên lửa mang một đầu đạn xuyên giáp, dùng thuốc nổ mạnh, toàn bộ đầu đạn nặng 221 kg. Giá một quả tên lửa khoảng 1,52 triệu USD.
Tên lửa chống hạm Hùng Phong 3 của Đài Loan được công bố vào năm 2007; đây là loại tên lửa chống hạm có tốc độ siêu thanh (1,5 Mach), sử dụng động cơ ramjet. Phiên bản Hùng Phong III đời đầu, có tầm bắn chỉ khoảng 130 km, và đầu đạn nặng khoảng 200 kg. Sau nhiều lần cải tiến, các thông số chính của Hùng Phong 3 đã được cải thiện rất nhiều, nhất là về tầm bắn đã được nâng lên 300 km.
Theo truyền thông Đài Loan, tên lửa Hùng Phong III thực sự là "sát thủ tàu sân bay", và đây là một trong những tên lửa chống hạm “tiên tiến nhất trên thế giới”. Từ việc so sánh các tham số, chỉ số của Hùng Phong III thực sự mạnh hơn nhiều so với tên lửa Harpoon Block II, nhưng sự thật có phải như vậy?. Ảnh: Một vụ phóng thử tên lửa Hùng Phong III của Đài Loan.
Trong một cuộc diễn tập có bắn đạn thật của Hải quân Đài Loan vào ngày 1/7/2016, tàu tên lửa lớp Jinjiang của Hải quân Đài Loan, đã phóng một tên lửa Hùng Phong III, và không may quả tên lửa này đã trúng một tàu đánh cá của ngư dân Đài Loan, làm 1 người chết và 3 người trên tàu đánh cá bị thương.
Vụ tai nạn này đã làm lộ ra khả năng yếu kém của quân đội Đài Loan, mặt khác, nó cho thấy hiệu quả chiến đấu của tên lửa chống hạm Hùng Phong III không mạnh như truyền thông Đài Loan tự hào. Ít nhất, là radar tìm kiếm mục tiêu của tên lửa Hùng Phong III không thể phân biệt giữa tàu chiến và tàu đánh cá.
Việc Đài Loan muốn mua tên lửa chống hạm Harpoon Block II do Mỹ sản xuất, một lần nữa khẳng định sự bất an và thiếu tin tưởng của chính quyền Đài Loan đối với tên lửa Hùng Phong III.
Bên cạnh đó, Đài Loan muốn tận dụng khả năng trinh sát của hệ thống Harpoon để nâng cao khả năng chiến đấu của các loại tên lửa Hùng Phong mà họ sản xuất; bởi vì dù loại tên lửa nào có hiện đại đến đâu, nếu thiếu hệ thống “tai-mắt” để phát hiện mục tiêu thì cũng không thể phát huy được hết tác dụng.
Mặc dù Washington không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc, nhưng thường xuyên bán vũ khí cho Đài Loan để nâng cao năng lực phòng thủ, khiến Bắc Kinh tức giận, đe dọa Đài Bắc sẽ phải "trả giá". Và việc Đài Loan mua hệ thống phòng thủ Harpoon đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Trung Quốc, nhưng khả năng hợp đồng vẫn được thực hiện theo đúng kế hoạch.
Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN