Ngày 30/12/2020, Tổ hợp Hàng không Pakistan đã tổ chức lễ chính thức ra mắt phiên bản thứ ba của máy bay chiến đấu JF-17 Block3. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Không quân Pakistan cuối cùng đã chọn phiên bản cải tiến của JF-17, thay vì J-10C làm máy bay chiến đấu thế hệ mới.Xét về mặt hiệu suất, máy bay JF-17 Block3 thực sự kém hơn so với J-10C, nhưng có ưu điểm hơn về giá cả. Nhưng phải chăng, Không quân Pakistan đã đưa ra lựa chọn này, chỉ vì “giá rẻ”?Theo phân tích của trang web "Jet Fighter World" của Mỹ, không nên đánh giá thấp giá trị của JF-17 Block3. Đây là phiên bản cải tiến mới nhất của JF-17, mặc dù đây chỉ là mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ, giá rẻ; nhưng JF-17 Block3 mang trong nó nhiều hàm lượng công nghệ tiên tiến của hàng không thế giới.JF-17 Block3 dự kiến sẽ chính thức được chuyển giao cho Không quân Pakistan vào năm 2022, cho phép Không quân Pakistan duy trì mức độ răn đe đáng tin cậy, trong môi trường địa chính trị luôn thay đổi tại khu vực Nam Á; đồng thời mở ra tiềm năng xuất khẩu sang các nước thuộc thế giới thứ ba.Cả J-10 và JF-17 được đưa vào hoạt động lần lượt trong năm 2006 và 2008. Đây đều là những chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ, được Trung Quốc và Pakistan “tự xếp loại” là chiến đấu cơ thế hệ 4 (thậm chí là 4+). J-10C và JF-17 Block3 lần lượt là phiên bản cải tiến của hai loại này.Phiên bản J-10C đã được Trung Quốc giới thiệu với hàng loạt công nghệ tiên tiến, bao gồm lớp phủ tàng hình, động cơ lực đẩy vector ba chiều, radar mảng pha chủ động (AESA), màn hình mới và hệ thống tác chiến điện tử, cũng như tên lửa không đối không PL-15 và PL-10. Về khả năng cơ động và hỏa lực đã được cải thiện rất nhiều.Ngược lại, JF-17 Block3 vay mượn nhiều công nghệ của J-10C, như lớp phủ tàng hình, radar, thiết bị đường không, hệ thống tác chiến điện tử, ... tên lửa không đối không cũng hoàn toàn phổ thông, không có động cơ vector.Theo phân tích của chuyên gia quân sự Trung Quốc, radar trang bị trên JF-17 Block3 “kém” một chút so với J-10C, do có kích thước nhỏ hơn (600 mm), nhưng nó lớn hơn radar trang bị trên chiến đấu cơ hiện đại nhất của Ấn Độ là Rafale (550 mm). Do đó, cùng sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), nhưng khả năng phát hiện mục tiêu của JF-17 Block3 vẫn cao hơn so với tiêm kích Rafale?Vẫn theo chuyên gia Trung Quốc “tự sướng”, một yếu tố khác khiến JF-17 có sức răn đe mạnh mẽ, là tên lửa đối không trang bị trên loại chiến đấu cơ này. Đầu tiên là tên lửa tầm xa PL-15, nó vượt xa tên lửa R-77 của Nga và AIM-120C của Mỹ cả về độ chính xác và tầm bắn?.Như vậy, với việc sử dụng radar quét mảng pha điện tử chủ động, kết hợp với tên lửa không đối không PL-15, do đó cả J-10C và JF-17 Block3 đã trở thành những máy bay chiến đấu “mạnh nhất thế giới”? Hiện nay chỉ có loại tên lửa METEO của châu Âu mới cùng “đẳng cấp”, với tên lửa không đối không PL-15? Ngoài ra, JF-17 Block3 còn được tích hợp tên lửa chiến đấu tầm ngắn PL-10, đây là loại tên lửa có khả năng cơ động và dò tìm mục tiêu rất mạnh, giúp “bù đắp” về khả năng cơ động của loại máy bay chiến đấu này, cho phép phi công nhanh chóng lấy đường ngắm trong không chiến tầm gần, mà không cần phải hướng mũi vào máy bay địch.Các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, JF-17 Block3 có khả năng đối đầu với tiêm kích MiG-29 và Su-30MKI của Ấn Độ, dù là chiến đấu tầm xa hay cận chiến. Đặc biệt trong những pha đối đầu tầm xa, JF-17 vẫn có nhiều cơ hội.Vẫn theo các chuyên gia Trung Quốc, mặc dù chi phí là nguyên nhân chính, nhưng bản thân hiệu suất cao của JF-17 Block3 mới là yếu tố quyết định lựa chọn cuối cùng của Pakistan. Nhưng sự thật có phải như vậy?Hiện Pakistan đang phải đối đầu với một lực lượng không quân hùng mạnh của Ấn Độ, trong đó chiến đấu cơ hạng nặng Su-30MKI và Rafale là những loại chiến đấu cơ chủ lực; ngoài khả năng chiếm ưu thế trên không, những loại máy bay trên có thể thực hiện tiến công sâu vào lãnh thổ của Pakistan. Những chiến đấu cơ hạng nhẹ chỉ có thể làm tốt việc phòng không nội địa, mà việc này F-16 của Pakistan làm tốt hơn J-10C nhiều; vì vậy Pakistan muốn mua các loại chiến đấu cơ hạng nặng như J-11 hoặc J-16 (phiên bản nhái của Su-27 và Su-30MK2 của Nga); tuy nhiên những loại máy bay này, theo thỏa thuận với Nga, Trung Quốc không được phép xuất khẩu. Xét về khả năng chiến đấu, J-10C cũng chẳng hơn được JF-17 Block3 là bao, do vậy Pakistan chẳng dại gì, mà mua thêm một loại chiến đấu cơ hạng nhẹ mà mình đã đang có, trong khi ngân sách quốc phòng của nước này chẳng có gì là dư giả. Nói một cách đơn giản, Không quân Pakistan không có nhu cầu về loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ như J-10C mà thôi. Nguồn ảnh: Glimex.
Ngày 30/12/2020, Tổ hợp Hàng không Pakistan đã tổ chức lễ chính thức ra mắt phiên bản thứ ba của máy bay chiến đấu JF-17 Block3. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Không quân Pakistan cuối cùng đã chọn phiên bản cải tiến của JF-17, thay vì J-10C làm máy bay chiến đấu thế hệ mới.
Xét về mặt hiệu suất, máy bay JF-17 Block3 thực sự kém hơn so với J-10C, nhưng có ưu điểm hơn về giá cả. Nhưng phải chăng, Không quân Pakistan đã đưa ra lựa chọn này, chỉ vì “giá rẻ”?
Theo phân tích của trang web "Jet Fighter World" của Mỹ, không nên đánh giá thấp giá trị của JF-17 Block3. Đây là phiên bản cải tiến mới nhất của JF-17, mặc dù đây chỉ là mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ, giá rẻ; nhưng JF-17 Block3 mang trong nó nhiều hàm lượng công nghệ tiên tiến của hàng không thế giới.
JF-17 Block3 dự kiến sẽ chính thức được chuyển giao cho Không quân Pakistan vào năm 2022, cho phép Không quân Pakistan duy trì mức độ răn đe đáng tin cậy, trong môi trường địa chính trị luôn thay đổi tại khu vực Nam Á; đồng thời mở ra tiềm năng xuất khẩu sang các nước thuộc thế giới thứ ba.
Cả J-10 và JF-17 được đưa vào hoạt động lần lượt trong năm 2006 và 2008. Đây đều là những chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ, được Trung Quốc và Pakistan “tự xếp loại” là chiến đấu cơ thế hệ 4 (thậm chí là 4+). J-10C và JF-17 Block3 lần lượt là phiên bản cải tiến của hai loại này.
Phiên bản J-10C đã được Trung Quốc giới thiệu với hàng loạt công nghệ tiên tiến, bao gồm lớp phủ tàng hình, động cơ lực đẩy vector ba chiều, radar mảng pha chủ động (AESA), màn hình mới và hệ thống tác chiến điện tử, cũng như tên lửa không đối không PL-15 và PL-10. Về khả năng cơ động và hỏa lực đã được cải thiện rất nhiều.
Ngược lại, JF-17 Block3 vay mượn nhiều công nghệ của J-10C, như lớp phủ tàng hình, radar, thiết bị đường không, hệ thống tác chiến điện tử, ... tên lửa không đối không cũng hoàn toàn phổ thông, không có động cơ vector.
Theo phân tích của chuyên gia quân sự Trung Quốc, radar trang bị trên JF-17 Block3 “kém” một chút so với J-10C, do có kích thước nhỏ hơn (600 mm), nhưng nó lớn hơn radar trang bị trên chiến đấu cơ hiện đại nhất của Ấn Độ là Rafale (550 mm). Do đó, cùng sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), nhưng khả năng phát hiện mục tiêu của JF-17 Block3 vẫn cao hơn so với tiêm kích Rafale?
Vẫn theo chuyên gia Trung Quốc “tự sướng”, một yếu tố khác khiến JF-17 có sức răn đe mạnh mẽ, là tên lửa đối không trang bị trên loại chiến đấu cơ này. Đầu tiên là tên lửa tầm xa PL-15, nó vượt xa tên lửa R-77 của Nga và AIM-120C của Mỹ cả về độ chính xác và tầm bắn?.
Như vậy, với việc sử dụng radar quét mảng pha điện tử chủ động, kết hợp với tên lửa không đối không PL-15, do đó cả J-10C và JF-17 Block3 đã trở thành những máy bay chiến đấu “mạnh nhất thế giới”? Hiện nay chỉ có loại tên lửa METEO của châu Âu mới cùng “đẳng cấp”, với tên lửa không đối không PL-15?
Ngoài ra, JF-17 Block3 còn được tích hợp tên lửa chiến đấu tầm ngắn PL-10, đây là loại tên lửa có khả năng cơ động và dò tìm mục tiêu rất mạnh, giúp “bù đắp” về khả năng cơ động của loại máy bay chiến đấu này, cho phép phi công nhanh chóng lấy đường ngắm trong không chiến tầm gần, mà không cần phải hướng mũi vào máy bay địch.
Các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, JF-17 Block3 có khả năng đối đầu với tiêm kích MiG-29 và Su-30MKI của Ấn Độ, dù là chiến đấu tầm xa hay cận chiến. Đặc biệt trong những pha đối đầu tầm xa, JF-17 vẫn có nhiều cơ hội.
Vẫn theo các chuyên gia Trung Quốc, mặc dù chi phí là nguyên nhân chính, nhưng bản thân hiệu suất cao của JF-17 Block3 mới là yếu tố quyết định lựa chọn cuối cùng của Pakistan. Nhưng sự thật có phải như vậy?
Hiện Pakistan đang phải đối đầu với một lực lượng không quân hùng mạnh của Ấn Độ, trong đó chiến đấu cơ hạng nặng Su-30MKI và Rafale là những loại chiến đấu cơ chủ lực; ngoài khả năng chiếm ưu thế trên không, những loại máy bay trên có thể thực hiện tiến công sâu vào lãnh thổ của Pakistan.
Những chiến đấu cơ hạng nhẹ chỉ có thể làm tốt việc phòng không nội địa, mà việc này F-16 của Pakistan làm tốt hơn J-10C nhiều; vì vậy Pakistan muốn mua các loại chiến đấu cơ hạng nặng như J-11 hoặc J-16 (phiên bản nhái của Su-27 và Su-30MK2 của Nga); tuy nhiên những loại máy bay này, theo thỏa thuận với Nga, Trung Quốc không được phép xuất khẩu.
Xét về khả năng chiến đấu, J-10C cũng chẳng hơn được JF-17 Block3 là bao, do vậy Pakistan chẳng dại gì, mà mua thêm một loại chiến đấu cơ hạng nhẹ mà mình đã đang có, trong khi ngân sách quốc phòng của nước này chẳng có gì là dư giả. Nói một cách đơn giản, Không quân Pakistan không có nhu cầu về loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ như J-10C mà thôi. Nguồn ảnh: Glimex.