Trong quá khứ, có rất nhiều mẫu xe tăng từng được con người chế tạo đều sử dụng động cơ xăng, nổi tiếng bậc nhất trong số đó chính là những chiếc xe tăng Tiger của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nhưng những gì diễn ra trên chiến trường cho thấy động cơ xăng được sinh ra không phải để dành cho xe tăng. Nguồn ảnh: Wiki.Động cơ xăng, có ưu thế vượt trội hơn động cơ diesel ở chỗ nó có động lực mạnh hơn ở giai đoạn đầu, nghĩa là xe tăng chạy xăng sẽ tăng tốc tốt hơn các xe tăng chạy diesel. Ưu điểm này giúp xe tăng sử dụng động cơ chạy xăng vượt địa hình tốt hơn, di chuyển ở tốc độ chậm tốt hơn do có khả năng đề-pa vọt tốt hơn nhiều so với động cơ diesel. Nguồn ảnh: National.Như tất cả chúng ta đều biết, động cơ xăng bao gồm bốn chu kỳ hút-nén-nổ-xả. Trong bốn bước này thì chỉ bước nổ là có sinh công. Để sinh ra được công xuất lớn nhất, pit-tông cần phải đẩy lên cao tối đa, nén nhiên liệu vào hết cỡ sau đó bu-gi mới đánh lửa để sinh công. Tuy nhiên, nếu động cơ xăng hoạt động liên tục trong thời gian dài, máy sẽ bị quá nóng và các chi tiết sẽ bị giãn nở không đồng đều. Nguồn ảnh: Wiki.Việc giãn nở không đồng đều này dẫn đến một vấn đề đó là công suất của động cơ xăng sẽ bị yếu dần do pit-tông chưa kịp đẩy lên cao hết cỡ, bu-gi đã đánh lửa, dẫn đến chu kỳ đốt bị lệch, khiến công suất động cơ yếu dần, thậm chí dẫn đến bó máy, không di chuyển được. Đây chính là điểm yếu lớn nhất của động cơ xăng bên cạnh các điểm yếu khác như chi phí sản xuất động cơ xăng và cả nhiên liệu xăng đều đắt hơn so với sản xuất diesel và động cơ diesel. Nguồn ảnh: WW2.Trên chiến trường khốc liệt, những phương tiện sử dụng động cơ xăng còn trở nên mong manh hơn bao giờ hết vì chúng quá dễ cháy. So với diesel, xăng dễ bắt lửa hơn rất nhiều lần và khi đã cháy thì cực kỳ khó dập lửa, dẫn đến việc rất nhiều xe tăng Đức trong CTTG 2 bị loại khỏi vòng chiến hoàn toàn. Nguồn ảnh: WOT.Phía bên kia chiến tuyến, hầu hết mọi xe tăng của Liên Xô mà nổi bật nhất là chiếc T-34 đều được trang bị động cơ diesel. So về khả năng đề-pa, động cơ diesel thua kém hoàn toàn so với động cơ xăng. Tuy nhiên, "đường dài mới biết ngựa hay" khi mà xe tăng phải di chuyển vài trăm kilomet liên tục thì rõ ràng động cơ xăng không thể so về độ "lỳ" so với động cơ diesel. Nguồn ảnh: Youtube.Nếu động cơ xăng là kích nổ bằng bugi thì động cơ diesel lại sử dụng cơ chế nén nổ. Điều này đồng nghĩa với việc pit-tông phải đẩy lên cao hết cỡ, nén nhiên liệu đến giới hạn tối đa mới khiến quá trình nổ-sinh công diễn ra. Với chu trình này công suất của động cơ chạy diesel sẽ được bảo toàn sau hàng trăm kilomet di chuyển liên tục mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Nguồn ảnh: Imgur.Thêm vào đó, động cơ chạy diesel có chi phí sản xuất rất thấp, không cần gia công chính xác cao như động cơ chạy xăng. Ngoài ra, giá thành để lọc từ dầu thô thành nhiên liệu diesel cũng rất rẻ, không đắt đỏ như việc lọc ra xăng. Nguồn ảnh: Youtube.Chưa hết, diesel là một loại nhiên liệu rất khó bắt lửa, điều này đồng nghĩa với việc trong quá trình chiến đấu, các xe tăng sử dụng động cơ diesel sẽ khó bị bắn cháy hơn so với các xe tăng dùng động cơ xăng và trong quá trình vận chuyển, các thùng nhiên liệu diesel cũng đảm bảo an toàn hơn so với việc vận chuyển xăng. Nguồn ảnh: Military.Trước tấm gương đó, các mẫu xe tăng của mọi quốc gia trên thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 gần như đều được thiết kế để sử dụng động cơ chạy diesel hoặc đa nhiên liệu. Cũng kể từ đó tới nay, mọi xe tăng của Liên Xô và Nga sau này đều được thiết kế để sử dụng động cơ diesel. Nguồn ảnh: Military.Ngoài việc thua động cơ xăng về khả năng đề-pa, động cơ diesel còn có một điểm yếu nữa đó là nó cần bảo dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, điều này không khiến chi phí vận hành của động cơ diesel tăng lên là bao do chi phí nhiên liệu vốn dĩ đã rẻ hơn rất nhiều so với xăng. Nguồn ảnh: Cart.
Trong quá khứ, có rất nhiều mẫu xe tăng từng được con người chế tạo đều sử dụng động cơ xăng, nổi tiếng bậc nhất trong số đó chính là những chiếc xe tăng Tiger của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nhưng những gì diễn ra trên chiến trường cho thấy động cơ xăng được sinh ra không phải để dành cho xe tăng. Nguồn ảnh: Wiki.
Động cơ xăng, có ưu thế vượt trội hơn động cơ diesel ở chỗ nó có động lực mạnh hơn ở giai đoạn đầu, nghĩa là xe tăng chạy xăng sẽ tăng tốc tốt hơn các xe tăng chạy diesel. Ưu điểm này giúp xe tăng sử dụng động cơ chạy xăng vượt địa hình tốt hơn, di chuyển ở tốc độ chậm tốt hơn do có khả năng đề-pa vọt tốt hơn nhiều so với động cơ diesel. Nguồn ảnh: National.
Như tất cả chúng ta đều biết, động cơ xăng bao gồm bốn chu kỳ hút-nén-nổ-xả. Trong bốn bước này thì chỉ bước nổ là có sinh công. Để sinh ra được công xuất lớn nhất, pit-tông cần phải đẩy lên cao tối đa, nén nhiên liệu vào hết cỡ sau đó bu-gi mới đánh lửa để sinh công. Tuy nhiên, nếu động cơ xăng hoạt động liên tục trong thời gian dài, máy sẽ bị quá nóng và các chi tiết sẽ bị giãn nở không đồng đều. Nguồn ảnh: Wiki.
Việc giãn nở không đồng đều này dẫn đến một vấn đề đó là công suất của động cơ xăng sẽ bị yếu dần do pit-tông chưa kịp đẩy lên cao hết cỡ, bu-gi đã đánh lửa, dẫn đến chu kỳ đốt bị lệch, khiến công suất động cơ yếu dần, thậm chí dẫn đến bó máy, không di chuyển được. Đây chính là điểm yếu lớn nhất của động cơ xăng bên cạnh các điểm yếu khác như chi phí sản xuất động cơ xăng và cả nhiên liệu xăng đều đắt hơn so với sản xuất diesel và động cơ diesel. Nguồn ảnh: WW2.
Trên chiến trường khốc liệt, những phương tiện sử dụng động cơ xăng còn trở nên mong manh hơn bao giờ hết vì chúng quá dễ cháy. So với diesel, xăng dễ bắt lửa hơn rất nhiều lần và khi đã cháy thì cực kỳ khó dập lửa, dẫn đến việc rất nhiều xe tăng Đức trong CTTG 2 bị loại khỏi vòng chiến hoàn toàn. Nguồn ảnh: WOT.
Phía bên kia chiến tuyến, hầu hết mọi xe tăng của Liên Xô mà nổi bật nhất là chiếc T-34 đều được trang bị động cơ diesel. So về khả năng đề-pa, động cơ diesel thua kém hoàn toàn so với động cơ xăng. Tuy nhiên, "đường dài mới biết ngựa hay" khi mà xe tăng phải di chuyển vài trăm kilomet liên tục thì rõ ràng động cơ xăng không thể so về độ "lỳ" so với động cơ diesel. Nguồn ảnh: Youtube.
Nếu động cơ xăng là kích nổ bằng bugi thì động cơ diesel lại sử dụng cơ chế nén nổ. Điều này đồng nghĩa với việc pit-tông phải đẩy lên cao hết cỡ, nén nhiên liệu đến giới hạn tối đa mới khiến quá trình nổ-sinh công diễn ra. Với chu trình này công suất của động cơ chạy diesel sẽ được bảo toàn sau hàng trăm kilomet di chuyển liên tục mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Nguồn ảnh: Imgur.
Thêm vào đó, động cơ chạy diesel có chi phí sản xuất rất thấp, không cần gia công chính xác cao như động cơ chạy xăng. Ngoài ra, giá thành để lọc từ dầu thô thành nhiên liệu diesel cũng rất rẻ, không đắt đỏ như việc lọc ra xăng. Nguồn ảnh: Youtube.
Chưa hết, diesel là một loại nhiên liệu rất khó bắt lửa, điều này đồng nghĩa với việc trong quá trình chiến đấu, các xe tăng sử dụng động cơ diesel sẽ khó bị bắn cháy hơn so với các xe tăng dùng động cơ xăng và trong quá trình vận chuyển, các thùng nhiên liệu diesel cũng đảm bảo an toàn hơn so với việc vận chuyển xăng. Nguồn ảnh: Military.
Trước tấm gương đó, các mẫu xe tăng của mọi quốc gia trên thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 gần như đều được thiết kế để sử dụng động cơ chạy diesel hoặc đa nhiên liệu. Cũng kể từ đó tới nay, mọi xe tăng của Liên Xô và Nga sau này đều được thiết kế để sử dụng động cơ diesel. Nguồn ảnh: Military.
Ngoài việc thua động cơ xăng về khả năng đề-pa, động cơ diesel còn có một điểm yếu nữa đó là nó cần bảo dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, điều này không khiến chi phí vận hành của động cơ diesel tăng lên là bao do chi phí nhiên liệu vốn dĩ đã rẻ hơn rất nhiều so với xăng. Nguồn ảnh: Cart.