Bắt đầu từ năm 2015, Không quân Mỹ đã hy vọng có thể cho loại biên 281 chiếc cường kích A-10 của họ; nhưng kế hoạch của Không quân Mỹ đã vấp phải ý kiến phản đối từ Quốc hội. Đến hiện giờ, số A-10 vẫn an toàn ngay cả khi Không quân đang tính cho loại biên các loại máy bay hiện đại hơn.Trang Defense News đưa tin: “Quyền Tư lệnh Không quân Mỹ Matt Donovan đã làm dấy lên suy đoán rằng, số cường kích cơ A-10 sẽ bị cho loại biên khi trong năm ngân sách 2021 không giành cho các loại máy bay chiến đấu cũ”. Nhưng phát biểu tại hội nghị vào cuối ngày hôm đó, Trung tướng Timothy Fay, Phó tham mưu trưởng phụ trách chiến lược cho biết, máy bay cường kích A-10 không phải là một trong những máy bay đang được xem xét để ngừng cấp ngân sách; cường kích này sẽ phục vụ cho đến năm 2030.Lịch sử phát triển của "Lợn lòi" A-10 được bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi Liên Xô và đồng minh sở hữu số lượng xe tăng chiến đấu vượt trội so với Mỹ và NATO. Không quân Mỹ yêu cầu phát triển một mẫu cường kích yểm trợ mặt đất tầm gần, có tốc độ cận âm, có thời gian bay trên không lâu hơn.Chiếc A-10 Warthog với hai động cơ, tốc độ bay cận âm với vũ khí chính là pháo 30mm và tên lửa, bom dẫn đường chính xác, đã tỏ ra là loại cường kích yểm trợ mặt đất tầm gần tin cậy và hiệu quả tại các chiến trường Iraq và Afghanistan. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Quân đội Mỹ bất ngờ mất đối thủ lớn; mặc dù các cuộc chiến cường độ thấp, có sự can thiệp của Quân đội Mỹ vẫn có xu hướng tăng cao; nhưng Không quân Mỹ muốn cho A-10 loại biên sớm, để dành khoảng 5 tỷ USD cho các khoản đầu tư khác.Nhưng với sự ngăn cản của Quốc hội Mỹ, ý định loại biên cường kích A-10 của Không quân Mỹ đã phải dừng lại; không những thế, A-10 tiếp tục được nâng cấp, kéo dài thời gian phục vụ trong lực lượng đến tận năm 2030.Defense News đưa tin: “Các phương án nâng cấp mới với máy bay A-10 được hoàn thành vào cuối tháng 7/2019. Trọng tâm của việc nâng cấp là thay thế các cánh mới do công ty Boeing chế tạo cho 173 chiếc A-10”.Theo Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ, việc thay thế cánh mới, sẽ giúp kéo dài A-10 tới 10.000 giờ bay mà không yêu cầu bảo dưỡng lớn. Một tháng sau, Không quân Mỹ đã trao cho Boeing hợp đồng thứ hai, trị giá lên tới 999 triệu USD, cung cấp tới 112 bộ cánh mới, hoàn thành việc nâng cấp toàn bộ 281 chiếc A-10 hiện đang tồn kho.Những chiếc A-10 cũng được trang bị vũ khí, hệ thống điện tử hàng không và cảm biến mới. Những chiếc A-10 gần đây đã bắt đầu được trang bị phiên bản cải tiến mới của Hệ thống hiển thị gắn trên mũ bay Thales Visionix.Những hệ thống hiển thị này đã được các phi công A-10 sử dụng thử nghiệm từ năm 2012. Với hệ thống ngắm gắn trên mũ bay, phi công có thể ngắm trực tiếp mục tiêu mà không cần phải dùng đến hệ thống ngắm trên máy bay.Nâng cấp lớn tiếp theo là tích hợp bom đường kính nhỏ GBU-39 vào kho vũ khí của A-10. Cho đến nay A-10 bị giới hạn chỉ mang một loại vũ khí duy nhất trên mỗi giá treo.Nhưng với việc sử dụng giá treo BRU-61/A, A-10 sẽ có thể mang bốn quả bom trên mỗi mấu treo, biến A-10 trở thành một “xe chở bom”, có thể phóng những vũ khí dẫn đường chính xác này, để vô hiệu hóa các mối đe dọa ở khoảng cách 50 dặm trong khu vực mục tiêu, trước khi bắt đầu hỗ trợ trực tiếp bằng pháo và tên lửa cho các binh sĩ mặt đất. A-10 cũng được nâng cấp với đường liên kết dữ liệu Link 16, với Link 16, A-10 sẽ có thể liên lạc và trao đổi dữ liệu với tất cả các máy bay chiến đấu, cũng như các phương tiện trinh sát mặt đất, trên không theo thời gian thực; giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả chiến đấu.Nâng cấp quan trọng cuối cùng trên A-10 là trang bị cho cường kích này một radar mới và đây cũng là loại đầu tiên của loại máy bay này. Đây là loại radar khẩu độ tổng hợp, để bổ sung khả năng ngắm bắn mục tiêu của các loại cảm biến quang điện tử có trên A-10.Mặc dù chưa được xác nhận chính thức, nhưng loại radar có thể là radar mảng pha quét điện tử chủ động AN / ASQ-236 “Mắt rồng”, đã được trang bị trên chiến đấu cơ hạng nặng F-15E Strike Eagle. Cận cảnh sức mạnh của cường kích cơ A-10 trong biên chế Không quân Mỹ. Nguồn: USmilitaryPower.
Bắt đầu từ năm 2015, Không quân Mỹ đã hy vọng có thể cho loại biên 281 chiếc cường kích A-10 của họ; nhưng kế hoạch của Không quân Mỹ đã vấp phải ý kiến phản đối từ Quốc hội. Đến hiện giờ, số A-10 vẫn an toàn ngay cả khi Không quân đang tính cho loại biên các loại máy bay hiện đại hơn.
Trang Defense News đưa tin: “Quyền Tư lệnh Không quân Mỹ Matt Donovan đã làm dấy lên suy đoán rằng, số cường kích cơ A-10 sẽ bị cho loại biên khi trong năm ngân sách 2021 không giành cho các loại máy bay chiến đấu cũ”.
Nhưng phát biểu tại hội nghị vào cuối ngày hôm đó, Trung tướng Timothy Fay, Phó tham mưu trưởng phụ trách chiến lược cho biết, máy bay cường kích A-10 không phải là một trong những máy bay đang được xem xét để ngừng cấp ngân sách; cường kích này sẽ phục vụ cho đến năm 2030.
Lịch sử phát triển của "Lợn lòi" A-10 được bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi Liên Xô và đồng minh sở hữu số lượng xe tăng chiến đấu vượt trội so với Mỹ và NATO. Không quân Mỹ yêu cầu phát triển một mẫu cường kích yểm trợ mặt đất tầm gần, có tốc độ cận âm, có thời gian bay trên không lâu hơn.
Chiếc A-10 Warthog với hai động cơ, tốc độ bay cận âm với vũ khí chính là pháo 30mm và tên lửa, bom dẫn đường chính xác, đã tỏ ra là loại cường kích yểm trợ mặt đất tầm gần tin cậy và hiệu quả tại các chiến trường Iraq và Afghanistan.
Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Quân đội Mỹ bất ngờ mất đối thủ lớn; mặc dù các cuộc chiến cường độ thấp, có sự can thiệp của Quân đội Mỹ vẫn có xu hướng tăng cao; nhưng Không quân Mỹ muốn cho A-10 loại biên sớm, để dành khoảng 5 tỷ USD cho các khoản đầu tư khác.
Nhưng với sự ngăn cản của Quốc hội Mỹ, ý định loại biên cường kích A-10 của Không quân Mỹ đã phải dừng lại; không những thế, A-10 tiếp tục được nâng cấp, kéo dài thời gian phục vụ trong lực lượng đến tận năm 2030.
Defense News đưa tin: “Các phương án nâng cấp mới với máy bay A-10 được hoàn thành vào cuối tháng 7/2019. Trọng tâm của việc nâng cấp là thay thế các cánh mới do công ty Boeing chế tạo cho 173 chiếc A-10”.
Theo Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ, việc thay thế cánh mới, sẽ giúp kéo dài A-10 tới 10.000 giờ bay mà không yêu cầu bảo dưỡng lớn. Một tháng sau, Không quân Mỹ đã trao cho Boeing hợp đồng thứ hai, trị giá lên tới 999 triệu USD, cung cấp tới 112 bộ cánh mới, hoàn thành việc nâng cấp toàn bộ 281 chiếc A-10 hiện đang tồn kho.
Những chiếc A-10 cũng được trang bị vũ khí, hệ thống điện tử hàng không và cảm biến mới. Những chiếc A-10 gần đây đã bắt đầu được trang bị phiên bản cải tiến mới của Hệ thống hiển thị gắn trên mũ bay Thales Visionix.
Những hệ thống hiển thị này đã được các phi công A-10 sử dụng thử nghiệm từ năm 2012. Với hệ thống ngắm gắn trên mũ bay, phi công có thể ngắm trực tiếp mục tiêu mà không cần phải dùng đến hệ thống ngắm trên máy bay.
Nâng cấp lớn tiếp theo là tích hợp bom đường kính nhỏ GBU-39 vào kho vũ khí của A-10. Cho đến nay A-10 bị giới hạn chỉ mang một loại vũ khí duy nhất trên mỗi giá treo.
Nhưng với việc sử dụng giá treo BRU-61/A, A-10 sẽ có thể mang bốn quả bom trên mỗi mấu treo, biến A-10 trở thành một “xe chở bom”, có thể phóng những vũ khí dẫn đường chính xác này, để vô hiệu hóa các mối đe dọa ở khoảng cách 50 dặm trong khu vực mục tiêu, trước khi bắt đầu hỗ trợ trực tiếp bằng pháo và tên lửa cho các binh sĩ mặt đất.
A-10 cũng được nâng cấp với đường liên kết dữ liệu Link 16, với Link 16, A-10 sẽ có thể liên lạc và trao đổi dữ liệu với tất cả các máy bay chiến đấu, cũng như các phương tiện trinh sát mặt đất, trên không theo thời gian thực; giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả chiến đấu.
Nâng cấp quan trọng cuối cùng trên A-10 là trang bị cho cường kích này một radar mới và đây cũng là loại đầu tiên của loại máy bay này. Đây là loại radar khẩu độ tổng hợp, để bổ sung khả năng ngắm bắn mục tiêu của các loại cảm biến quang điện tử có trên A-10.
Mặc dù chưa được xác nhận chính thức, nhưng loại radar có thể là radar mảng pha quét điện tử chủ động AN / ASQ-236 “Mắt rồng”, đã được trang bị trên chiến đấu cơ hạng nặng F-15E Strike Eagle.
Cận cảnh sức mạnh của cường kích cơ A-10 trong biên chế Không quân Mỹ. Nguồn: USmilitaryPower.