Gần đây, vũ khí mới lại xuất hiện trên chiến trường Ukraine. Ngày 20/6, tài khoản mạng xã hội của Quân đội Nga lần đầu tiên công bố video chiến đấu thực tế của một quả bom tấn, nặng 3.000 kg. Đoạn video cho thấy các máy bay chiến đấu của Nga đã tấn công chính xác vào vị trí của Quân đội Ukraine ở khu vực Kharkov.Trong video, một máy bay chiến đấu của Không quân Nga đã thực hiện cuộc tấn công chính xác vào một tòa nhà trên hướng Liptsy, cách trung tâm thành phố Kharkov 20 km về phía bắc. Một quả bom FAB-3000 của Nga được sửa đổi với bộ dẫn đường cánh lượn UMPK, đã đánh trúng tòa nhà nhiều tầng, được Quân đội Ukraine biến thành pháo đài.Đoạn video cho thấy, công trình kiến trúc chính bên phải tòa nhà bị trúng bom thả từ xa. Hiện trường vụ nổ, giống như vụ nổ của một loại vũ khí hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ, với quả cầu lửa khổng lồ và khói bốc lên ngay lập tức.Truyền thông Nga cho rằng, bán kính sát thương của bom hạng nặng FAB-3000 đạt tới 230 mét “không có người sống sót”, và phạm vi sát thương bằng mảnh bom có thể lên tới 1.240 mét, nếu lấy điểm nổ của bom FAB-3000 làm trung tâm của vòng tròn.Việc Quân đội Nga sử dụng bom hạng nặng FAB-3000 được cải tiến với bộ dẫn đường cánh lượn UMPK cho thấy ba điều. Thứ nhất, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực sản xuất hàng loạt vũ khí dẫn đường chính xác 3.000 kg. Như vậy, hàng chục nghìn quả bom tồn kho sẽ nhanh chóng được nâng cấp, để cải thiện khả năng tấn công.Bộ sản phẩm này có thể được lắp đặt trên các quả bom bay thông thường, nó bao gồm một cặp cánh gấp và một mô-đun với bộ điều khiển dẫn đường chính xác gọi là UMPK. Với mô-đun UMPK, một số lượng lớn bom thường từ thời Liên Xô đã được Nga biến thành vũ khí dẫn đường chính xác.Hàng trăm nghìn quả bom thường thuộc nhiều loại, có thể nhanh chóng biến thành bom “thông minh”, có khả năng tấn công từ xa. Điều này cải thiện đáng kể tính linh hoạt của Quân đội Nga trong việc tổ chức các cuộc không kích và giảm chi phí thực hiện các nhiệm vụ không kích chiến thuật hoặc chiến lược.Theo một số thông tin, khi phi công Nga thả bom lượn dẫn đường bằng mô-đun UMPK, họ chỉ cần vận hành theo điểm chiếu tối ưu do máy tính đạn đạo ném bom trên không SVP-24 (СВП-24) cung cấp, sau khi bom được thả ra khỏi máy bay, nó sẽ tự động lật ngửa lên 180 độ.Lúc này hai cánh lượn của mô-đun UMPK sẽ được bung ra bằng các kíp nổ, tạo sức nâng cho quả bom để bom có thể bay xa. Sau đó mô-đun dẫn đường trên bom sẽ điều chỉnh bom bay quỹ đạo tới tọa độ mục tiêu đã đặt trước trong mô-đun, thông qua cánh lái hoa thị phía sau, cho đến khi bom trúng mục tiêu.Thứ hai, việc đưa vào sử dụng bom dẫn đường 3.000 kg sẽ nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của Quân đội Nga với các mục tiêu trong thành phố và các khu vực kiên cố. Trước đó, Quân đội Nga đã sử dụng nhiều loại bom dẫn đường như FAB-250, FAB-500, FAB-1500, ODAB-500 và RBK-500 trên chiến trường Ukraine.Số lượng bom dẫn đường chính xác được Quân đội Nga thả trên chiến trường Ukraine ngày càng gia tăng, và bom đã trở thành hỏa lực quan trọng để Quân đội Nga tấn công các mục tiêu kiên cố của Quân đội Ukraine, mà trước kia quân Nga rất khó vượt qua.Tính đến thời điểm hiện tại, trung bình mỗi ngày Quân đội Nga đã thả hàng trăm quả bom dẫn đường chính xác xuống các mục tiêu ở chiến trường Ukraine. Chỉ tính riêng hướng Volchansk và Liptsy, Quân đội Nga đã thả hơn 200 quả bom mỗi ngày, thậm chí thả 4 quả bom vào cùng lúc vào một mục tiêu.Với sức công phá của các loại bom hạng nặng như FAB-1500 và FAB-3000, Quân đội Nga đang quyết tâm “san phẳng”, khi dùng bom tấn để tiêu diệt Quân đội Ukraine đang ẩn náu trong tầng hầm của các tòa nhà lớn, hoặc các công sự kiên cố ngầm dưới lòng đất. Và Quân đội Ukraine sẽ phải đối mặt với những thách thức của loại bom tấn này.Cuối cùng, ý nghĩa chiến thuật của bom FAB-3000 của Nga còn nằm ở tính linh hoạt trong tấn công. Các máy bay chiến thuật như Su-34, Su-24 và MiG-31K có thể mang bom FAB-3000 để tấn công bên ngoài khu vực phòng không của đối phương. Có nghĩa là Quân đội Nga có thể tiến hành các cuộc tấn công bằng bom tấn vào các mục tiêu của Ukraine bất cứ lúc nào và không cần sử dụng máy bay ném bom chiến lược như Tu-22M.Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rằng bản thân mô-đun UMPK của bom Nga cấu trúc rất đơn giản và thiết kế hoàn toàn phù hợp với thói quen sử dụng của Không quân Nga. Vì những quả bom phá được Liên Xô sản xuất, sử dụng quy trình hàn cánh bom liền vào thân, nên không thể tháo rời các bộ phận đầu đạn và đuôi.Để khắc phục điều này, các kỹ sư Nga thiết kế mô-đun UMPK chỉ sử dụng ba dây đai để cố định giữa bom và mô-đun cánh lượn UMPK. Và việc này hoàn toàn do thợ kỹ thuật hàng không sân bay tiến hành ngay tại chỗ.Việc lắp mô-đun cánh lượn UMPK vào bom được tiến hành sau khi bom được lắp vào các mấu treo trên máy bay, chứ không cần phải lắp ráp trong nhà máy, giống như bom JDAM-ER của Mỹ. Việc này cũng làm giảm bớt giá thành của bom.Theo thông tin của Quân đội Ukraine, mô-đun UMPK của Nga có sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, hiệu chính sai số bằng tín hiệu vệ tinh định vị toàn cầu GLONASS của Nga. Ngoài ra còn có thể nhận tín hiệu dân sự từ hệ thống định vị và dẫn đường toàn cầu GPS của Mỹ và Bắc Đẩu của Trung Quốc.Sau hơn một năm liên tục nâng cấp, mô-đun cánh lượn UMPK của Nga đã được nâng cấp hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống lái, do vậy độ chính xác và chống nhiễu của mô-đun cánh lượn UMPK được cải thiện rất nhiều, bom bị lỗi cũng còn rất ít. (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, X).Mục tiêu của Ukraine ở Liptsy (Kharkov), bị Nga sử dụng bom FAB-3000 phá hủy. Nguồn X
Gần đây, vũ khí mới lại xuất hiện trên chiến trường Ukraine. Ngày 20/6, tài khoản mạng xã hội của Quân đội Nga lần đầu tiên công bố video chiến đấu thực tế của một quả bom tấn, nặng 3.000 kg. Đoạn video cho thấy các máy bay chiến đấu của Nga đã tấn công chính xác vào vị trí của Quân đội Ukraine ở khu vực Kharkov.
Trong video, một máy bay chiến đấu của Không quân Nga đã thực hiện cuộc tấn công chính xác vào một tòa nhà trên hướng Liptsy, cách trung tâm thành phố Kharkov 20 km về phía bắc. Một quả bom FAB-3000 của Nga được sửa đổi với bộ dẫn đường cánh lượn UMPK, đã đánh trúng tòa nhà nhiều tầng, được Quân đội Ukraine biến thành pháo đài.
Đoạn video cho thấy, công trình kiến trúc chính bên phải tòa nhà bị trúng bom thả từ xa. Hiện trường vụ nổ, giống như vụ nổ của một loại vũ khí hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ, với quả cầu lửa khổng lồ và khói bốc lên ngay lập tức.
Truyền thông Nga cho rằng, bán kính sát thương của bom hạng nặng FAB-3000 đạt tới 230 mét “không có người sống sót”, và phạm vi sát thương bằng mảnh bom có thể lên tới 1.240 mét, nếu lấy điểm nổ của bom FAB-3000 làm trung tâm của vòng tròn.
Việc Quân đội Nga sử dụng bom hạng nặng FAB-3000 được cải tiến với bộ dẫn đường cánh lượn UMPK cho thấy ba điều. Thứ nhất, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực sản xuất hàng loạt vũ khí dẫn đường chính xác 3.000 kg. Như vậy, hàng chục nghìn quả bom tồn kho sẽ nhanh chóng được nâng cấp, để cải thiện khả năng tấn công.
Bộ sản phẩm này có thể được lắp đặt trên các quả bom bay thông thường, nó bao gồm một cặp cánh gấp và một mô-đun với bộ điều khiển dẫn đường chính xác gọi là UMPK. Với mô-đun UMPK, một số lượng lớn bom thường từ thời Liên Xô đã được Nga biến thành vũ khí dẫn đường chính xác.
Hàng trăm nghìn quả bom thường thuộc nhiều loại, có thể nhanh chóng biến thành bom “thông minh”, có khả năng tấn công từ xa. Điều này cải thiện đáng kể tính linh hoạt của Quân đội Nga trong việc tổ chức các cuộc không kích và giảm chi phí thực hiện các nhiệm vụ không kích chiến thuật hoặc chiến lược.
Theo một số thông tin, khi phi công Nga thả bom lượn dẫn đường bằng mô-đun UMPK, họ chỉ cần vận hành theo điểm chiếu tối ưu do máy tính đạn đạo ném bom trên không SVP-24 (СВП-24) cung cấp, sau khi bom được thả ra khỏi máy bay, nó sẽ tự động lật ngửa lên 180 độ.
Lúc này hai cánh lượn của mô-đun UMPK sẽ được bung ra bằng các kíp nổ, tạo sức nâng cho quả bom để bom có thể bay xa. Sau đó mô-đun dẫn đường trên bom sẽ điều chỉnh bom bay quỹ đạo tới tọa độ mục tiêu đã đặt trước trong mô-đun, thông qua cánh lái hoa thị phía sau, cho đến khi bom trúng mục tiêu.
Thứ hai, việc đưa vào sử dụng bom dẫn đường 3.000 kg sẽ nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của Quân đội Nga với các mục tiêu trong thành phố và các khu vực kiên cố. Trước đó, Quân đội Nga đã sử dụng nhiều loại bom dẫn đường như FAB-250, FAB-500, FAB-1500, ODAB-500 và RBK-500 trên chiến trường Ukraine.
Số lượng bom dẫn đường chính xác được Quân đội Nga thả trên chiến trường Ukraine ngày càng gia tăng, và bom đã trở thành hỏa lực quan trọng để Quân đội Nga tấn công các mục tiêu kiên cố của Quân đội Ukraine, mà trước kia quân Nga rất khó vượt qua.
Tính đến thời điểm hiện tại, trung bình mỗi ngày Quân đội Nga đã thả hàng trăm quả bom dẫn đường chính xác xuống các mục tiêu ở chiến trường Ukraine. Chỉ tính riêng hướng Volchansk và Liptsy, Quân đội Nga đã thả hơn 200 quả bom mỗi ngày, thậm chí thả 4 quả bom vào cùng lúc vào một mục tiêu.
Với sức công phá của các loại bom hạng nặng như FAB-1500 và FAB-3000, Quân đội Nga đang quyết tâm “san phẳng”, khi dùng bom tấn để tiêu diệt Quân đội Ukraine đang ẩn náu trong tầng hầm của các tòa nhà lớn, hoặc các công sự kiên cố ngầm dưới lòng đất. Và Quân đội Ukraine sẽ phải đối mặt với những thách thức của loại bom tấn này.
Cuối cùng, ý nghĩa chiến thuật của bom FAB-3000 của Nga còn nằm ở tính linh hoạt trong tấn công. Các máy bay chiến thuật như Su-34, Su-24 và MiG-31K có thể mang bom FAB-3000 để tấn công bên ngoài khu vực phòng không của đối phương. Có nghĩa là Quân đội Nga có thể tiến hành các cuộc tấn công bằng bom tấn vào các mục tiêu của Ukraine bất cứ lúc nào và không cần sử dụng máy bay ném bom chiến lược như Tu-22M.
Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rằng bản thân mô-đun UMPK của bom Nga cấu trúc rất đơn giản và thiết kế hoàn toàn phù hợp với thói quen sử dụng của Không quân Nga. Vì những quả bom phá được Liên Xô sản xuất, sử dụng quy trình hàn cánh bom liền vào thân, nên không thể tháo rời các bộ phận đầu đạn và đuôi.
Để khắc phục điều này, các kỹ sư Nga thiết kế mô-đun UMPK chỉ sử dụng ba dây đai để cố định giữa bom và mô-đun cánh lượn UMPK. Và việc này hoàn toàn do thợ kỹ thuật hàng không sân bay tiến hành ngay tại chỗ.
Việc lắp mô-đun cánh lượn UMPK vào bom được tiến hành sau khi bom được lắp vào các mấu treo trên máy bay, chứ không cần phải lắp ráp trong nhà máy, giống như bom JDAM-ER của Mỹ. Việc này cũng làm giảm bớt giá thành của bom.
Theo thông tin của Quân đội Ukraine, mô-đun UMPK của Nga có sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, hiệu chính sai số bằng tín hiệu vệ tinh định vị toàn cầu GLONASS của Nga. Ngoài ra còn có thể nhận tín hiệu dân sự từ hệ thống định vị và dẫn đường toàn cầu GPS của Mỹ và Bắc Đẩu của Trung Quốc.
Sau hơn một năm liên tục nâng cấp, mô-đun cánh lượn UMPK của Nga đã được nâng cấp hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống lái, do vậy độ chính xác và chống nhiễu của mô-đun cánh lượn UMPK được cải thiện rất nhiều, bom bị lỗi cũng còn rất ít. (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, X).
Mục tiêu của Ukraine ở Liptsy (Kharkov), bị Nga sử dụng bom FAB-3000 phá hủy. Nguồn X