Để đáp trả cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga, Quân đội Nga đã trả đũa dữ dội. Theo bản tin chiến trường của Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/6, Nga đã phóng nhiều tên lửa chiến thuật và tên lửa hành trình Iskander từ Crimea và các nơi khác, tấn công nhiều khu vực trong đó có thủ đô Kiev.Còi báo động không kích vang lên khắp Kiev, tuy nhiên hiệu quả đánh chặn của Quân đội Ukraine bị hạn chế. Ngoài ra, các thông tin chiến trường của Nga cho biết, hàng trăm UAV tự sát của Ukraine đã bị bắn hạ, trong đó có 70 chiếc trên Biển Đen và Crimea, 43 chiếc ở Krasnodar và 1 chiếc ở khu vực Volgograd. Kết quả này khá ấn tượng.Như vậy có thể thấy, khả năng, trình độ tấn công và đánh chặn UAV Ukraine sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga của Quân đội Nga đã được cải thiện rất nhiều và kết quả khá đáng kể. Có thể nói, một trong những con át chủ bài của Kiev đã trở nên kém hiệu quả.Các cuộc tấn công của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga hầu hết được thực hiện bằng UAV, do số lượng tên lửa có hạn. Ngoài tấn công các khu vực sát biên giới, UAV của Ukraine còn xâm nhập sâu vào lãnh thổ Nga, thậm chí nhiều lần tấn công thủ đô Moscow và tới tận khu vực Ural.Đối với các khu vực chiến tuyến, UAV của Ukraine có thể trực tiếp thả bom, hoặc sử dụng chiến thuật tấn công tự sát để phá hủy vũ khí của Nga như pháo hạng nặng và tên lửa phòng không.Ngoài ra chúng cũng có thể đóng vai trò là “con mắt” của tên lửa phía sau và bệ phóng tên lửa tầm xa, chỉ điểm để tấn công các mục tiêu tương ứng. Đối với các mục tiêu ở vùng sâu ở Nga, trọng tâm chủ yếu là quấy rối, tấn công một số nhà máy năng lượng và căn cứ công nghiệp quân sự.Trong một thời gian dài, hiệu quả đánh chặn của Quân đội Nga đối với máy bay không người lái Ukraine tương đối hạn chế. Không chỉ số lần đánh chặn ít mà còn tiêu tốn rất nhiều đạn phòng không đắt tiền.Nhưng có thể nói, cái được nhiều hơn cái mất, bằng cách “học hỏi chiến tranh trong chiến tranh”, Quân đội Nga không chỉ cải thiện khả năng tấn công Quân đội Ukraine bằng UAV, mà còn cải thiện khả năng đánh chặn UAV của đối phương.Đối với UAV, khó khăn trong việc đánh chặn chúng là do chúng có kích thước nhỏ, bay chậm, có thể điều khiển được, nên quỹ đạo bay thay đổi và số lượng rất lớn. Một mặt, khả năng phát hiện các mục tiêu trên không cỡ nhỏ tương đối khó, mà phòng không muốn bắn trúng thì trước tiên phải nhìn thấy nó.Khía cạnh thứ hai là tổ chức, phối hợp hỏa lực phòng không các cấp. Ở khía cạnh thứ ba, chúng ta cũng phải chú ý đến khả năng tác chiến điện tử của mình và cố gắng sử dụng các phương pháp tác chiến điện tử với phạm vi tấn công rộng và hiệu quả, khiến UAV của đối phương trở nên kém hiệu quả và mất kiểm soát.Trong hơn hai năm chiến tranh, Quân đội Nga đã có những tiến bộ vượt bậc về nhiều mặt nêu trên. Do phương thức tấn công của đối phương bị suy yếu nghiêm trọng, nên Quân đội Nga đương nhiên tăng cường trả đũa. Tên lửa Iskander, đặc biệt là tên lửa Iskander M cải tiến, là vũ khí đắc lực để Quân đội Nga tấn công các mục tiêu ở hậu phương Ukraine. Vì là tên lửa đạn đạo chiến thuật có quỹ đạo cao và tốc độ nhanh, nên khả năng xuyên thủng sự đánh chặn của đối phương sẽ lớn hơn nhiều so với tên lửa hành trình và UAV tự sát. Mặc dù Mỹ và phương Tây có viện trợ cho Ukraine những loại tên lửa phòng không đánh chặn tiên tiến nhất như Patriot hay SAM-T, thì nhiệm vụ đánh chặn những tên lửa như vậy cũng khá khó khăn. Ngoài ra tên lửa Iskander sử dụng phương tiện phóng di động và nhiên liệu rắn, nên thời gian chuẩn bị phóng ngắn và có thể cơ động ngay sau khi phóng đạn. Quân đội Ukraine cũng khó có thể đáp trả phương tiện phóng tên lửa của mình.Hơn nữa, nếu so tên lửa Iskander với tên lửa M31 và tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS có thể phóng đi từ bệ phóng tên lửa HIMARS mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, thì tên lửa Iskander vẫn là “trên cơ” cả về tầm bắn và mức chính xác.Hiện nay Ukraine chỉ còn loại tên lửa hành trình Neptune do họ tự phát triển, có tầm bắn xa hơn nhiều và có thể tấn công các mục tiêu quân sự của Nga ở khoảng cách an toàn hơn. Ngoài ra, Ukraine còn một số loại UAV, nhưng khả năng chống UAV của Quân đội Nga ngày càng mạnh hơn. Do có lợi thế về sản xuất quân sự, Quân đội Nga có lợi thế tuyệt đối so với Ukraine về sản xuất và dự trữ tên lửa. Điều này cho phép Nga tấn công các mục tiêu phía sau của Ukraine một cách thường xuyên và tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.Ở mức thấp, vũ khí tầm xa được NATO hỗ trợ không chỉ phụ thuộc vào số lượng hỗ trợ của bên kia, mà còn phải tuân theo yêu cầu sử dụng. Chẳng hạn, Mỹ luôn cấm Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ viện trợ để tấn công mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Tóm lại, Ukraine đang gặp bất lợi đáng kể trong cuộc cạnh tranh tấn công tầm xa với Nga. (Nguồn ảnh: Ukrinform, Sputnik, X).
Để đáp trả cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga, Quân đội Nga đã trả đũa dữ dội. Theo bản tin chiến trường của Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/6, Nga đã phóng nhiều tên lửa chiến thuật và tên lửa hành trình Iskander từ Crimea và các nơi khác, tấn công nhiều khu vực trong đó có thủ đô Kiev.
Còi báo động không kích vang lên khắp Kiev, tuy nhiên hiệu quả đánh chặn của Quân đội Ukraine bị hạn chế. Ngoài ra, các thông tin chiến trường của Nga cho biết, hàng trăm UAV tự sát của Ukraine đã bị bắn hạ, trong đó có 70 chiếc trên Biển Đen và Crimea, 43 chiếc ở Krasnodar và 1 chiếc ở khu vực Volgograd. Kết quả này khá ấn tượng.
Như vậy có thể thấy, khả năng, trình độ tấn công và đánh chặn UAV Ukraine sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga của Quân đội Nga đã được cải thiện rất nhiều và kết quả khá đáng kể. Có thể nói, một trong những con át chủ bài của Kiev đã trở nên kém hiệu quả.
Các cuộc tấn công của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga hầu hết được thực hiện bằng UAV, do số lượng tên lửa có hạn. Ngoài tấn công các khu vực sát biên giới, UAV của Ukraine còn xâm nhập sâu vào lãnh thổ Nga, thậm chí nhiều lần tấn công thủ đô Moscow và tới tận khu vực Ural.
Đối với các khu vực chiến tuyến, UAV của Ukraine có thể trực tiếp thả bom, hoặc sử dụng chiến thuật tấn công tự sát để phá hủy vũ khí của Nga như pháo hạng nặng và tên lửa phòng không.
Ngoài ra chúng cũng có thể đóng vai trò là “con mắt” của tên lửa phía sau và bệ phóng tên lửa tầm xa, chỉ điểm để tấn công các mục tiêu tương ứng. Đối với các mục tiêu ở vùng sâu ở Nga, trọng tâm chủ yếu là quấy rối, tấn công một số nhà máy năng lượng và căn cứ công nghiệp quân sự.
Trong một thời gian dài, hiệu quả đánh chặn của Quân đội Nga đối với máy bay không người lái Ukraine tương đối hạn chế. Không chỉ số lần đánh chặn ít mà còn tiêu tốn rất nhiều đạn phòng không đắt tiền.
Nhưng có thể nói, cái được nhiều hơn cái mất, bằng cách “học hỏi chiến tranh trong chiến tranh”, Quân đội Nga không chỉ cải thiện khả năng tấn công Quân đội Ukraine bằng UAV, mà còn cải thiện khả năng đánh chặn UAV của đối phương.
Đối với UAV, khó khăn trong việc đánh chặn chúng là do chúng có kích thước nhỏ, bay chậm, có thể điều khiển được, nên quỹ đạo bay thay đổi và số lượng rất lớn. Một mặt, khả năng phát hiện các mục tiêu trên không cỡ nhỏ tương đối khó, mà phòng không muốn bắn trúng thì trước tiên phải nhìn thấy nó.
Khía cạnh thứ hai là tổ chức, phối hợp hỏa lực phòng không các cấp. Ở khía cạnh thứ ba, chúng ta cũng phải chú ý đến khả năng tác chiến điện tử của mình và cố gắng sử dụng các phương pháp tác chiến điện tử với phạm vi tấn công rộng và hiệu quả, khiến UAV của đối phương trở nên kém hiệu quả và mất kiểm soát.
Trong hơn hai năm chiến tranh, Quân đội Nga đã có những tiến bộ vượt bậc về nhiều mặt nêu trên. Do phương thức tấn công của đối phương bị suy yếu nghiêm trọng, nên Quân đội Nga đương nhiên tăng cường trả đũa.
Tên lửa Iskander, đặc biệt là tên lửa Iskander M cải tiến, là vũ khí đắc lực để Quân đội Nga tấn công các mục tiêu ở hậu phương Ukraine. Vì là tên lửa đạn đạo chiến thuật có quỹ đạo cao và tốc độ nhanh, nên khả năng xuyên thủng sự đánh chặn của đối phương sẽ lớn hơn nhiều so với tên lửa hành trình và UAV tự sát.
Mặc dù Mỹ và phương Tây có viện trợ cho Ukraine những loại tên lửa phòng không đánh chặn tiên tiến nhất như Patriot hay SAM-T, thì nhiệm vụ đánh chặn những tên lửa như vậy cũng khá khó khăn.
Ngoài ra tên lửa Iskander sử dụng phương tiện phóng di động và nhiên liệu rắn, nên thời gian chuẩn bị phóng ngắn và có thể cơ động ngay sau khi phóng đạn. Quân đội Ukraine cũng khó có thể đáp trả phương tiện phóng tên lửa của mình.
Hơn nữa, nếu so tên lửa Iskander với tên lửa M31 và tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS có thể phóng đi từ bệ phóng tên lửa HIMARS mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, thì tên lửa Iskander vẫn là “trên cơ” cả về tầm bắn và mức chính xác.
Hiện nay Ukraine chỉ còn loại tên lửa hành trình Neptune do họ tự phát triển, có tầm bắn xa hơn nhiều và có thể tấn công các mục tiêu quân sự của Nga ở khoảng cách an toàn hơn. Ngoài ra, Ukraine còn một số loại UAV, nhưng khả năng chống UAV của Quân đội Nga ngày càng mạnh hơn.
Do có lợi thế về sản xuất quân sự, Quân đội Nga có lợi thế tuyệt đối so với Ukraine về sản xuất và dự trữ tên lửa. Điều này cho phép Nga tấn công các mục tiêu phía sau của Ukraine một cách thường xuyên và tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Ở mức thấp, vũ khí tầm xa được NATO hỗ trợ không chỉ phụ thuộc vào số lượng hỗ trợ của bên kia, mà còn phải tuân theo yêu cầu sử dụng. Chẳng hạn, Mỹ luôn cấm Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ viện trợ để tấn công mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Tóm lại, Ukraine đang gặp bất lợi đáng kể trong cuộc cạnh tranh tấn công tầm xa với Nga. (Nguồn ảnh: Ukrinform, Sputnik, X).