Xe tăng bánh lốp là một thuật ngữ không chính thức được sử dụng để chỉ một số xe bọc thép hạng nặng hiện đại gắn pháo (đôi khi cũng được gọi là xe tăng tấn công bánh lốp hoặc xe hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh). Trong số các xe tăng bánh lốp hiện đại phải kể đến Type-16 do Nhật Bản sản xuất. Xe tăng Type-16 với pháo và súng máy được phát triển theo các kế hoạch mới của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nhằm tăng cường sức mạnh lục quân.Các yêu cầu chính đối với Type 16 là chất lượng chiến đấu phải ngang bằng với xe tăng chiến đấu chủ lực cũ Type 74.Trong khi đó tính cơ động phải được cải thiện so với xe tăng chủ lực Type-74.Một yêu cầu được đặt ra khi thiết kế Type-16 là chúng phải có trọng lượng đủ nhẹ để có khả năng được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự hiện có và trong tương lai.Ban đầu, Type 16 được phát triển bởi Viện Nghiên cứu & Phát triển Kỹ thuật của Lầu Năm Góc cho mục đích phòng ngự và trinh sát chiến thuật, có thể vừa hỗ trợ bộ binh vừa tiêu diệt xe bọc thép của đối phương.Việc sản xuất các nguyên mẫu được trao cho Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi, sau đó cũng chính công ty này được giao để sản xuất loạt.Xe tăng bánh lốp Type-16 ra mắt lần đầu vào năm 2013 sau 6 năm phát triển.Xe có trọng lượng nặng 26 tấn sử dụng khung gầm bốn trục dẫn động với động cơ diesel công suất 570 mã lực, có tốc độ 100 km/h và dự trữ hành trình 400km; thử nghiệm quốc gia đã được tổ chức vào năm 2014-2015.Với vỏ giáp của Type-16 phía trước có thể bảo vệ khỏi đạn pháo cỡ 30mm và hai bên hông có thể chống được đạn 14,5mm.Type-16 được trang bị pháo 105mm bắn đạn tiêu chuẩn của NATO và hai súng máy có cỡ nòng khác nhau.Pháo cỡ 105mm có nòng dài 52 lần cỡ nòng chủ yếu dùng pháo L7 của Anh, được trang bị phanh hãm để giảm độ giật.Người ta đã phát triển đạn M1060A3 mới có thể xuyên thủng giáp đồng nhất dầy 500mm dùng cho loại pháo này.Đơn đặt hàng sản xuất loạt đầu tiên Mitsubishi nhận được vào năm 2016 và cho đến nay, 116 chiếc Type 16 đã được ký hợp đồng; Type 16 đầu tiên đã xuất hiện trong Lục quân Lực lượng Phòng vệ năm 2017.Một đơn hàng mua 33 chiếc trong năm 2020 với giá 23,7 tỷ yên (220 triệu USD) sẽ sớm được quyết định, các đơn đặt hàng mới có thể xuất hiện trong những năm tới.Đến nay, Lực lượng Phòng vệ đã nhận được gần một nửa số lượng Type 16, việc sản xuất Type 16 sẽ tiếp tục cho đến năm 2026 với tổng số 250-300 chiếc, để đảm bảo tái trang bị theo kế hoạch.
Xe tăng bánh lốp là một thuật ngữ không chính thức được sử dụng để chỉ một số xe bọc thép hạng nặng hiện đại gắn pháo (đôi khi cũng được gọi là xe tăng tấn công bánh lốp hoặc xe hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh). Trong số các xe tăng bánh lốp hiện đại phải kể đến Type-16 do Nhật Bản sản xuất.
Xe tăng Type-16 với pháo và súng máy được phát triển theo các kế hoạch mới của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nhằm tăng cường sức mạnh lục quân.
Các yêu cầu chính đối với Type 16 là chất lượng chiến đấu phải ngang bằng với xe tăng chiến đấu chủ lực cũ Type 74.
Trong khi đó tính cơ động phải được cải thiện so với xe tăng chủ lực Type-74.
Một yêu cầu được đặt ra khi thiết kế Type-16 là chúng phải có trọng lượng đủ nhẹ để có khả năng được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự hiện có và trong tương lai.
Ban đầu, Type 16 được phát triển bởi Viện Nghiên cứu & Phát triển Kỹ thuật của Lầu Năm Góc cho mục đích phòng ngự và trinh sát chiến thuật, có thể vừa hỗ trợ bộ binh vừa tiêu diệt xe bọc thép của đối phương.
Việc sản xuất các nguyên mẫu được trao cho Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi, sau đó cũng chính công ty này được giao để sản xuất loạt.
Xe tăng bánh lốp Type-16 ra mắt lần đầu vào năm 2013 sau 6 năm phát triển.
Xe có trọng lượng nặng 26 tấn sử dụng khung gầm bốn trục dẫn động với động cơ diesel công suất 570 mã lực, có tốc độ 100 km/h và dự trữ hành trình 400km; thử nghiệm quốc gia đã được tổ chức vào năm 2014-2015.
Với vỏ giáp của Type-16 phía trước có thể bảo vệ khỏi đạn pháo cỡ 30mm và hai bên hông có thể chống được đạn 14,5mm.
Type-16 được trang bị pháo 105mm bắn đạn tiêu chuẩn của NATO và hai súng máy có cỡ nòng khác nhau.
Pháo cỡ 105mm có nòng dài 52 lần cỡ nòng chủ yếu dùng pháo L7 của Anh, được trang bị phanh hãm để giảm độ giật.
Người ta đã phát triển đạn M1060A3 mới có thể xuyên thủng giáp đồng nhất dầy 500mm dùng cho loại pháo này.
Đơn đặt hàng sản xuất loạt đầu tiên Mitsubishi nhận được vào năm 2016 và cho đến nay, 116 chiếc Type 16 đã được ký hợp đồng; Type 16 đầu tiên đã xuất hiện trong Lục quân Lực lượng Phòng vệ năm 2017.
Một đơn hàng mua 33 chiếc trong năm 2020 với giá 23,7 tỷ yên (220 triệu USD) sẽ sớm được quyết định, các đơn đặt hàng mới có thể xuất hiện trong những năm tới.
Đến nay, Lực lượng Phòng vệ đã nhận được gần một nửa số lượng Type 16, việc sản xuất Type 16 sẽ tiếp tục cho đến năm 2026 với tổng số 250-300 chiếc, để đảm bảo tái trang bị theo kế hoạch.