Penguin là loại tên lửa không chống hạm do hãng Kongsberg Defence & Aerospace (KDA) của Na Uy sản xuất từ đầu những năm 1970. Hải quân Mỹ sau đó mua lại bản quyền sản xuất loại tên lửa này và định danh là AGM-119. Tên lửa AGM-119 Penguin là loại tên lửa chống hạm đầu tiên của phương Tây được trang bị đầu dò hồng ngoại (khác với kỹ thuật dẫn hướng bằng radar chủ động phổ biến thời điểm đó).Hiện nay tên lửa Penguin đã được cải tiến bằng việc nâng cấp đầu dò hồng ngoại, bổ sung chức năng tham chiếu GPS, thay động cơ phản lực thế hệ mới và đặc biệt là một máy tính đủ khả năng thực hiện và xử lý các tín hiệu số.Phiên bản tên lửa Penguin phóng từ tàu chiến (Mk 2) và phóng từ trên không (Mk 3) có trọng lượng 385/370 kg; chiều dài 3,0/3,2 m; sải cánh 1,4/1,0 m; đường kính 0,28 m; mang theo đầu nổ giữ chậm nặng 120/130 kg.Tầm bắn của Penguin Mk 2 và Mk 3 lần lượt đạt 34km và 55km.Vận tốc hành trình cận âm; sử dụng đầu dò xung laser/ hồng ngoại thụ động (phiên bản Mk 2) hoặc đầu dò hồng ngoại chủ động/ radar đo cao (phiên bản Mk 3).Tên lửa Penguin có thể được phóng từ tàu mặt nước, máy bay chiến đấu, trực thăng...Tên lửa chống hạm AGM-119 Penguin có thể bay ở độ cao rất thấp, gần như lướt trên mặt biển nên cực kỳ khó đánh chặn và có cơ cấu phóng cực kỳ cơ động.Điểm đặc biệt của dòng tên lửa này là sử dụng cơ cấu kích nổ hẹn giờ, vì vậy nó có thể xuyên sâu vào bên trong thân tàu mới được kích nổ thay vì chạm nổ như nhiều loại tên lửa chống hạm khác. Vì vậy, sức công phá của AGM-119 Penguin rất lớn dù chỉ được xếp vào dòng tên lửa hạng nhẹ.Tuy nhiên, ưu điểm lại chính là nhược điểm của dòng tên lửa chống hạm này. Điểm yếu đầu tiên của nó đó là do bay ở độ cao thấp, tên lửa dễ bị nhiễu động bởi yếu tố tự nhiên. Đặc biệt tên lửa rất khó phát động tấn công khi biển động và sóng cao.Ngoài ra, do việc sử dụng dẫn đường bằng hồng ngoại nên tên lửa này chỉ có thể phát huy sức mạnh cao nhất của mình trong điều kiện khí hậu và thời tiết thuận lợi như không có mây mù.
Penguin là loại tên lửa không chống hạm do hãng Kongsberg Defence & Aerospace (KDA) của Na Uy sản xuất từ đầu những năm 1970. Hải quân Mỹ sau đó mua lại bản quyền sản xuất loại tên lửa này và định danh là AGM-119.
Tên lửa AGM-119 Penguin là loại tên lửa chống hạm đầu tiên của phương Tây được trang bị đầu dò hồng ngoại (khác với kỹ thuật dẫn hướng bằng radar chủ động phổ biến thời điểm đó).
Hiện nay tên lửa Penguin đã được cải tiến bằng việc nâng cấp đầu dò hồng ngoại, bổ sung chức năng tham chiếu GPS, thay động cơ phản lực thế hệ mới và đặc biệt là một máy tính đủ khả năng thực hiện và xử lý các tín hiệu số.
Phiên bản tên lửa Penguin phóng từ tàu chiến (Mk 2) và phóng từ trên không (Mk 3) có trọng lượng 385/370 kg; chiều dài 3,0/3,2 m; sải cánh 1,4/1,0 m; đường kính 0,28 m; mang theo đầu nổ giữ chậm nặng 120/130 kg.
Tầm bắn của Penguin Mk 2 và Mk 3 lần lượt đạt 34km và 55km.
Vận tốc hành trình cận âm; sử dụng đầu dò xung laser/ hồng ngoại thụ động (phiên bản Mk 2) hoặc đầu dò hồng ngoại chủ động/ radar đo cao (phiên bản Mk 3).
Tên lửa Penguin có thể được phóng từ tàu mặt nước, máy bay chiến đấu, trực thăng...
Tên lửa chống hạm AGM-119 Penguin có thể bay ở độ cao rất thấp, gần như lướt trên mặt biển nên cực kỳ khó đánh chặn và có cơ cấu phóng cực kỳ cơ động.
Điểm đặc biệt của dòng tên lửa này là sử dụng cơ cấu kích nổ hẹn giờ, vì vậy nó có thể xuyên sâu vào bên trong thân tàu mới được kích nổ thay vì chạm nổ như nhiều loại tên lửa chống hạm khác. Vì vậy, sức công phá của AGM-119 Penguin rất lớn dù chỉ được xếp vào dòng tên lửa hạng nhẹ.
Tuy nhiên, ưu điểm lại chính là nhược điểm của dòng tên lửa chống hạm này. Điểm yếu đầu tiên của nó đó là do bay ở độ cao thấp, tên lửa dễ bị nhiễu động bởi yếu tố tự nhiên. Đặc biệt tên lửa rất khó phát động tấn công khi biển động và sóng cao.
Ngoài ra, do việc sử dụng dẫn đường bằng hồng ngoại nên tên lửa này chỉ có thể phát huy sức mạnh cao nhất của mình trong điều kiện khí hậu và thời tiết thuận lợi như không có mây mù.