Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, quân đội Ukraine quả thực đã đạt được bước tiến lớn mặt trận Izyum. Hiện tại, còn vô số vũ khí trang bị, bị quân đội Nga bỏ rơi sau khi triệt thoái khỏi mặt trận này, trong đó có cả pháo tự hành 152mm 2S19M2 "Msta-S" tối tân. 2S19M2 "Msta-S" là loại lựu pháo tự hành cải tiến từ pháo 2S19, cũng chỉ mới chỉ xuất hiện trong lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ trong những năm gần đây. Sự xuất hiện của nó được đánh dấu đặc trưng bởi sử dụng diềm váy xích lớn, giúp tăng khả năng phòng hộ cho hệ thống vận chuyển. Còn tiền thân pháo tự hành 2S19, cũng là loại pháo cuối cùng, được phát triển trong thời Liên Xô, sử dụng khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 và có tháp pháo lớn mang tính biểu tượng. Tuy nhiên số lượng sản xuất loại pháo này chưa được nhiều, thì Liên Xô tan rã.So với lựu pháo tự hành M109A6 "Paladin" của Mỹ, lựu pháo tự hành 2S19 Msta-S của Liên Xô có tốc độ bắn cao hơn, khả năng cơ động tốt và cơ số đạn mang theo lớn hơn. Nhưng điểm yếu của nó cũng lộ rõ, chủ yếu là do không có chức năng bắn tự động. Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển, hệ thống định vị và định hướng tự động 2S19 cũng kém hiện đại hơn M109A6; khả năng tác chiến độc lập kém, hệ thống thủy lực và đạn dược không được sắp xếp ngăn nắp, khả năng sống sót trên chiến trường thấp; không có thiết bị tự chẩn đoán lỗi và khả năng bảo trì kém.Bước sang thế kỷ 21, quân đội Nga bắt đầu phát triển phiên bản cải tiến của 2S19, lần đầu tiên ra mắt loại 2S19M1 để xuất khẩu với cỡ nòng 155mm; sau đó cho ra đời lựu pháo tự hành 2S19M2 "Msta-S", để trang bị cho quân đội Nga, với cỡ nòng truyền thống 152mm. Biến thể pháo tự hành 2S19M2 có khá nhiều thay đổi so với 2S19 trước đó. Những cải tiến chính bao gồm: thay thế bản đồ điện tử kỹ thuật số mới, hệ thống định vị vệ tinh GLONASS cải tiến và hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số mới. Nhờ được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, đã giúp tăng tối đa tốc độ bắn cũng như thay đổi chế độ bắn sau mỗi lần bắn của pháo 2S19M2; đồng thời kíp xe có thể được định tọa độ trận địa nhanh hơn và chính xác hơn trong các điều kiện địa hình phức tạp và xa lạ. Với bản đồ điện tử kỹ thuật số trên 2S19M2, giúp kíp xe tăng khả năng định vị mục tiêu trong địa hình phức tạp, cho phép việc triển khai tổ hợp pháo tự hành này nhanh và hiệu quả hơn; thời gian phản ứng hỏa lực được rút ngắn đáng kể xuống còn 3 phút. Nhờ áp dụng tổng thể các công nghệ mới, nên độ chính xác khi bắn của pháo 2S19M1 được cải thiện đáng kể; tốc độ bắn cũng được tăng từ 8 phát / phút của lên 10 phát / phút, để các cuộc tấn công hỏa lực có thể được thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn. Để giảm khả năng bị phát hiện, 2S19M2 được trang bị hệ thống ngụy trang thế hệ mới, làm giảm hơn 1,5 lần nguồn nhiệt phát ra từ xe; giúp tăng khả năng chống lại radar, trinh sát ảnh nhiệt và trinh sát quang học của đối phương. Đồng thời làm giảm đáng kể hiệu quả của vũ khí dẫn đường chính xác và cải thiện khả năng sống sót. Nhân tố bí mật trên 2S19M2 vẫn là bộ xử lý trung tâm KUMZ và biến thể nâng cấp của hệ thống điều khiển hỏa lực ASUNO-M. Ngoài ra, 2S19M2 còn được trang bị hệ thống lái tự động ARMV, cùng với đó là hệ thống điều hòa không khí mới AP18DM.Pháo tự hành 2S19 Msta-S 152mm được Quân đôị Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1989, còn Quân đội Nga đã nhận được pháo tự hành 2S19M2 từ cuối năm 2013. Nhưng do những khó khăn về kinh tế của Nga, đến nay cũng chỉ có 1 tiểu đoàn (18 khẩu), được trang bị loại pháo này. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, mặc dù quân đội Nga đưa pháo tự hành 2S19 / 2S19M2 vào chiến trường, nhưng số lượng tổng thể không lớn, và không phải mặt trận nào cũng có những loại pháo tự hành tiên tiến như vậy; nhiều hơn là các loại pháo tự hành kiểu cũ như 2S1, 2S3, 2S5, 2S7 và các loại pháo tự hành khác. Theo quan sát của các phóng viên chiến trường của CNN ở mặt trận Izyum, họ không ngờ rằng sẽ có nhiều pháo tự hành tiên tiến của Nga như vậy bị bỏ rơi mà không bị phá hủy.Lý do là quân đội Nga đang tiến hành cuộc chiến phòng ngự ở mặt trận Izyum nên tình huống này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Như vậy có thể thấy rằng, những hệ thống pháo mới của quân đội Nga tỏ ra không phù hợp với xung đột cường độ cao, ít nhất là khả năng cơ động không đủ. Ngược lại, các loại pháo kiểu cũ ở các mặt trận khác, lại đóng rất nhiều vai trò, ví dụ như khi Nhà máy thép Mariupol bị bao vây cách đây một thời gian, các loại pháo tự hành 2S1 kiểu cũ của quân đội Nga thậm chí còn được sử dụng bắn ngắm trực tiếp tầm gần và thể hiện sức mạnh kinh hoàng.
Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, quân đội Ukraine quả thực đã đạt được bước tiến lớn mặt trận Izyum. Hiện tại, còn vô số vũ khí trang bị, bị quân đội Nga bỏ rơi sau khi triệt thoái khỏi mặt trận này, trong đó có cả pháo tự hành 152mm 2S19M2 "Msta-S" tối tân.
2S19M2 "Msta-S" là loại lựu pháo tự hành cải tiến từ pháo 2S19, cũng chỉ mới chỉ xuất hiện trong lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ trong những năm gần đây. Sự xuất hiện của nó được đánh dấu đặc trưng bởi sử dụng diềm váy xích lớn, giúp tăng khả năng phòng hộ cho hệ thống vận chuyển.
Còn tiền thân pháo tự hành 2S19, cũng là loại pháo cuối cùng, được phát triển trong thời Liên Xô, sử dụng khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 và có tháp pháo lớn mang tính biểu tượng. Tuy nhiên số lượng sản xuất loại pháo này chưa được nhiều, thì Liên Xô tan rã.
So với lựu pháo tự hành M109A6 "Paladin" của Mỹ, lựu pháo tự hành 2S19 Msta-S của Liên Xô có tốc độ bắn cao hơn, khả năng cơ động tốt và cơ số đạn mang theo lớn hơn. Nhưng điểm yếu của nó cũng lộ rõ, chủ yếu là do không có chức năng bắn tự động.
Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển, hệ thống định vị và định hướng tự động 2S19 cũng kém hiện đại hơn M109A6; khả năng tác chiến độc lập kém, hệ thống thủy lực và đạn dược không được sắp xếp ngăn nắp, khả năng sống sót trên chiến trường thấp; không có thiết bị tự chẩn đoán lỗi và khả năng bảo trì kém.
Bước sang thế kỷ 21, quân đội Nga bắt đầu phát triển phiên bản cải tiến của 2S19, lần đầu tiên ra mắt loại 2S19M1 để xuất khẩu với cỡ nòng 155mm; sau đó cho ra đời lựu pháo tự hành 2S19M2 "Msta-S", để trang bị cho quân đội Nga, với cỡ nòng truyền thống 152mm.
Biến thể pháo tự hành 2S19M2 có khá nhiều thay đổi so với 2S19 trước đó. Những cải tiến chính bao gồm: thay thế bản đồ điện tử kỹ thuật số mới, hệ thống định vị vệ tinh GLONASS cải tiến và hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số mới.
Nhờ được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, đã giúp tăng tối đa tốc độ bắn cũng như thay đổi chế độ bắn sau mỗi lần bắn của pháo 2S19M2; đồng thời kíp xe có thể được định tọa độ trận địa nhanh hơn và chính xác hơn trong các điều kiện địa hình phức tạp và xa lạ.
Với bản đồ điện tử kỹ thuật số trên 2S19M2, giúp kíp xe tăng khả năng định vị mục tiêu trong địa hình phức tạp, cho phép việc triển khai tổ hợp pháo tự hành này nhanh và hiệu quả hơn; thời gian phản ứng hỏa lực được rút ngắn đáng kể xuống còn 3 phút.
Nhờ áp dụng tổng thể các công nghệ mới, nên độ chính xác khi bắn của pháo 2S19M1 được cải thiện đáng kể; tốc độ bắn cũng được tăng từ 8 phát / phút của lên 10 phát / phút, để các cuộc tấn công hỏa lực có thể được thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Để giảm khả năng bị phát hiện, 2S19M2 được trang bị hệ thống ngụy trang thế hệ mới, làm giảm hơn 1,5 lần nguồn nhiệt phát ra từ xe; giúp tăng khả năng chống lại radar, trinh sát ảnh nhiệt và trinh sát quang học của đối phương. Đồng thời làm giảm đáng kể hiệu quả của vũ khí dẫn đường chính xác và cải thiện khả năng sống sót.
Nhân tố bí mật trên 2S19M2 vẫn là bộ xử lý trung tâm KUMZ và biến thể nâng cấp của hệ thống điều khiển hỏa lực ASUNO-M. Ngoài ra, 2S19M2 còn được trang bị hệ thống lái tự động ARMV, cùng với đó là hệ thống điều hòa không khí mới AP18DM.
Pháo tự hành 2S19 Msta-S 152mm được Quân đôị Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1989, còn Quân đội Nga đã nhận được pháo tự hành 2S19M2 từ cuối năm 2013. Nhưng do những khó khăn về kinh tế của Nga, đến nay cũng chỉ có 1 tiểu đoàn (18 khẩu), được trang bị loại pháo này.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, mặc dù quân đội Nga đưa pháo tự hành 2S19 / 2S19M2 vào chiến trường, nhưng số lượng tổng thể không lớn, và không phải mặt trận nào cũng có những loại pháo tự hành tiên tiến như vậy; nhiều hơn là các loại pháo tự hành kiểu cũ như 2S1, 2S3, 2S5, 2S7 và các loại pháo tự hành khác.
Theo quan sát của các phóng viên chiến trường của CNN ở mặt trận Izyum, họ không ngờ rằng sẽ có nhiều pháo tự hành tiên tiến của Nga như vậy bị bỏ rơi mà không bị phá hủy.
Lý do là quân đội Nga đang tiến hành cuộc chiến phòng ngự ở mặt trận Izyum nên tình huống này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Như vậy có thể thấy rằng, những hệ thống pháo mới của quân đội Nga tỏ ra không phù hợp với xung đột cường độ cao, ít nhất là khả năng cơ động không đủ.
Ngược lại, các loại pháo kiểu cũ ở các mặt trận khác, lại đóng rất nhiều vai trò, ví dụ như khi Nhà máy thép Mariupol bị bao vây cách đây một thời gian, các loại pháo tự hành 2S1 kiểu cũ của quân đội Nga thậm chí còn được sử dụng bắn ngắm trực tiếp tầm gần và thể hiện sức mạnh kinh hoàng.