Truyền thông Nga và phương Tây đưa tin, Cơ quan Hỗ trợ và Mua sắm (NSPA) của NATO ngày 3/1 thông báo nhóm các nước thành viên gồm Đức, Romania, Hà Lan và Tây Ban Nha đã ký hợp đồng mua 1.000 tên lửa phòng không Patriot, trị giá 5,5 tỷ USD. Thỏa thuận cũng bao gồm các yếu tố khác như thiết bị thử nghiệm và phụ tùng thay thế để bảo trì trong tương lai. Ảnh: Nato.int.NSPA cam kết sẽ hỗ trợ các nước trong thương vụ này, đồng thời nhận định rằng thỏa thuận vũ khí sẽ thúc đẩy châu Âu tăng cường sản xuất tên lửa Patriot, giúp các thành viên NATO bổ sung kho vũ khí để cung cấp khí tài cho Ukraine. Ảnh: Lục quân Mỹ.Cơ quan này đã trao hợp đồng sản xuất và giao vũ khí trị giá 5,5 tỷ USD cho COMLOG, một liên doanh giữa nhà thầu quốc phòng Mỹ RTX (trước đây gọi là Raytheon Technologies) và MBDA của Đức. NSPA khẳng định quy mô lớn của đơn hàng sẽ củng cố việc thành lập dây chuyển sản xuất Patriot mới ở Đức. Ảnh: Millitanyr.NATO không nêu thông tin cụ thể về tiến trình xây dựng cơ sở sản xuất mới hoặc cung cấp tên lửa mới, tuy nhiên nhấn mạnh: "COMLOG sẽ mở rộng năng lực sản xuất tên lửa Patriot chiến thuật (GEM-T) ở châu Âu". Ảnh: Raytheon.Hợp đồng này là một trong những bước đi cụ thể đầu tiên của Sáng kiến “Lá chắn bầu trời” châu Âu (ESSI, “Sky Shield”) do Đức dẫn đầu, theo đó các nước EU ký kết cùng nhau mua các hệ thống phòng không, bao gồm cả tên lửa phòng không Patriot. Patriot - hiện đang được sử dụng ở Ukraine - được sử dụng để chống lại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay. Ảnh: Millitanyr.NATO nhấn mạnh, thông qua hợp đồng này, NSPA cho phép các quốc gia sử dụng PATRIOT tận dụng những lợi ích đáng kể. Việc mua sắm hợp nhất đa quốc gia, theo tinh thần của Sáng kiến “Lá chắn bầu trời” châu Âu, mang lại lợi thế kinh tế về quy mô và hỗ trợ mở rộng năng lực sản xuất tên lửa GEM-T mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Ảnh: Millitanyr.Cũng theo NATO, năng lực sản xuất mới cho tên lửa GEM-T ở châu Âu giúp tăng cường an ninh nguồn cung và sẽ góp phần bổ sung kho dự trữ tên lửa PATRIOT. Sáng kiến này thể hiện sự hợp tác mạnh mẽ giữa các đồng minh trong khối. Ảnh: AP.Patriot, viết tắt của Phased Array Tracking Radar for Intercept on Target, là một hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không trên diện rộng do Raytheon Technologies Corp chế tạo và được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Ảnh: Axel Heimken.Patriot có thể bắn trúng mục tiêu cách hơn 96 km và bay cao hơn 32 km, có khả năng tiêu diệt các mối đe dọa trên không như tiêm kích, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Ảnh: BIRN.Hệ thống này lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, với các khẩu đội bảo vệ Saudi Arabia, Kuwait và Israel, và sau đó được sử dụng trong cuộc chiến tại Iraq năm 2003. Đó là một hệ thống di động thường bao gồm radar mạnh, trạm điều khiển, máy phát điện, trạm phóng và các phương tiện hỗ trợ khác. Ảnh: Lục quân Mỹ.Hệ thống có các khả năng khác nhau tùy thuộc vào loại tên lửa đánh chặn được sử dụng. Tên lửa đánh chặn PAC-2 sử dụng đầu đạn nổ phân mảnh, trong khi tên lửa PAC-3 mới hơn sử dụng công nghệ hit-to-kill tiên tiến hơn. Radar của hệ thống có tầm hoạt động hơn 150 km. Ảnh: Millitanyr.Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ hợp Patriot mới được sản xuất có giá hơn 1 tỷ USD, với hệ thống cốt lõi trị giá 400 triệu USD và tổ hợp tên lửa trị giá 690 triệu USD. Ảnh: Quân đội Mỹ.GEM-T là một trong những biến thể của tên lửa Patriot được cung cấp cho khách hàng quốc tế. Theo RTX, GEM-T cung cấp khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến thuật và máy bay địch, bổ sung cho phiên bản tên lửa Patriot PAC-3. Ảnh: CNN.Theo Defense News, vào tháng 12/2023, Bộ Quốc phòng Romania được cho là đã đệ trình yêu cầu lên Quốc hội về việc mua 200 tên lửa PAC-2 GEM-T cho các bệ phóng Patriot trong nước. Hiện vẫn chưa rõ liệu thương vụ này có liên quan đến đơn đặt hàng trị giá hàng tỷ USD mà NATO công bố hay không. Ảnh: Raytheon.
Truyền thông Nga và phương Tây đưa tin, Cơ quan Hỗ trợ và Mua sắm (NSPA) của NATO ngày 3/1 thông báo nhóm các nước thành viên gồm Đức, Romania, Hà Lan và Tây Ban Nha đã ký hợp đồng mua 1.000 tên lửa phòng không Patriot, trị giá 5,5 tỷ USD. Thỏa thuận cũng bao gồm các yếu tố khác như thiết bị thử nghiệm và phụ tùng thay thế để bảo trì trong tương lai. Ảnh: Nato.int.
NSPA cam kết sẽ hỗ trợ các nước trong thương vụ này, đồng thời nhận định rằng thỏa thuận vũ khí sẽ thúc đẩy châu Âu tăng cường sản xuất tên lửa Patriot, giúp các thành viên NATO bổ sung kho vũ khí để cung cấp khí tài cho Ukraine. Ảnh: Lục quân Mỹ.
Cơ quan này đã trao hợp đồng sản xuất và giao vũ khí trị giá 5,5 tỷ USD cho COMLOG, một liên doanh giữa nhà thầu quốc phòng Mỹ RTX (trước đây gọi là Raytheon Technologies) và MBDA của Đức. NSPA khẳng định quy mô lớn của đơn hàng sẽ củng cố việc thành lập dây chuyển sản xuất Patriot mới ở Đức. Ảnh: Millitanyr.
NATO không nêu thông tin cụ thể về tiến trình xây dựng cơ sở sản xuất mới hoặc cung cấp tên lửa mới, tuy nhiên nhấn mạnh: "COMLOG sẽ mở rộng năng lực sản xuất tên lửa Patriot chiến thuật (GEM-T) ở châu Âu". Ảnh: Raytheon.
Hợp đồng này là một trong những bước đi cụ thể đầu tiên của Sáng kiến “Lá chắn bầu trời” châu Âu (ESSI, “Sky Shield”) do Đức dẫn đầu, theo đó các nước EU ký kết cùng nhau mua các hệ thống phòng không, bao gồm cả tên lửa phòng không Patriot. Patriot - hiện đang được sử dụng ở Ukraine - được sử dụng để chống lại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay. Ảnh: Millitanyr.
NATO nhấn mạnh, thông qua hợp đồng này, NSPA cho phép các quốc gia sử dụng PATRIOT tận dụng những lợi ích đáng kể. Việc mua sắm hợp nhất đa quốc gia, theo tinh thần của Sáng kiến “Lá chắn bầu trời” châu Âu, mang lại lợi thế kinh tế về quy mô và hỗ trợ mở rộng năng lực sản xuất tên lửa GEM-T mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Ảnh: Millitanyr.
Cũng theo NATO, năng lực sản xuất mới cho tên lửa GEM-T ở châu Âu giúp tăng cường an ninh nguồn cung và sẽ góp phần bổ sung kho dự trữ tên lửa PATRIOT. Sáng kiến này thể hiện sự hợp tác mạnh mẽ giữa các đồng minh trong khối. Ảnh: AP.
Patriot, viết tắt của Phased Array Tracking Radar for Intercept on Target, là một hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không trên diện rộng do Raytheon Technologies Corp chế tạo và được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Ảnh: Axel Heimken.
Patriot có thể bắn trúng mục tiêu cách hơn 96 km và bay cao hơn 32 km, có khả năng tiêu diệt các mối đe dọa trên không như tiêm kích, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Ảnh: BIRN.
Hệ thống này lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, với các khẩu đội bảo vệ Saudi Arabia, Kuwait và Israel, và sau đó được sử dụng trong cuộc chiến tại Iraq năm 2003. Đó là một hệ thống di động thường bao gồm radar mạnh, trạm điều khiển, máy phát điện, trạm phóng và các phương tiện hỗ trợ khác. Ảnh: Lục quân Mỹ.
Hệ thống có các khả năng khác nhau tùy thuộc vào loại tên lửa đánh chặn được sử dụng. Tên lửa đánh chặn PAC-2 sử dụng đầu đạn nổ phân mảnh, trong khi tên lửa PAC-3 mới hơn sử dụng công nghệ hit-to-kill tiên tiến hơn. Radar của hệ thống có tầm hoạt động hơn 150 km. Ảnh: Millitanyr.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ hợp Patriot mới được sản xuất có giá hơn 1 tỷ USD, với hệ thống cốt lõi trị giá 400 triệu USD và tổ hợp tên lửa trị giá 690 triệu USD. Ảnh: Quân đội Mỹ.
GEM-T là một trong những biến thể của tên lửa Patriot được cung cấp cho khách hàng quốc tế. Theo RTX, GEM-T cung cấp khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến thuật và máy bay địch, bổ sung cho phiên bản tên lửa Patriot PAC-3. Ảnh: CNN.
Theo Defense News, vào tháng 12/2023, Bộ Quốc phòng Romania được cho là đã đệ trình yêu cầu lên Quốc hội về việc mua 200 tên lửa PAC-2 GEM-T cho các bệ phóng Patriot trong nước. Hiện vẫn chưa rõ liệu thương vụ này có liên quan đến đơn đặt hàng trị giá hàng tỷ USD mà NATO công bố hay không. Ảnh: Raytheon.