Việc các cuộc giao tranh khốc liệt chủ yếu diễn ra trên đất liền đã khiến cho Hải quân Syria “may mắn” không bị tàn phá như Lục quân hay Không quân Syria sau 6 năm nội chiến khủng khiếp. Bên cạnh đó, các căn cứ chính của Hải quân Syria nằm ở một vài thành phố ven biển trong tầm kiểm soát như Latakia và Tartus cũng giúp bảo toàn lực lượng tàu chiến.Hải quân Syria được coi là lực lượng quy mô nhỏ nhất của Lực lượng vũ trang Syria với trang bị tàu bè hạn chế. Hiện lực lượng này được chỉ huy bởi Chuẩn Đô đốc Muhamad Al-Ahmad. Ảnh: Một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Syria – tàu tên lửa tấn công nhanh Osa II.Lực lượng tàu tên lửa của Hải quân Syria ước tính có 22 chiếc do Liên Xô và Iran sản xuất. Trong đó, loại mạnh mẽ nhất là các tàu tên lửa Osa II (12 chiếc) được trang bị 4 tên lửa chống hạm Termit có tầm bắn 40-80km.Và 10 tàu tên lửa tấn công nhanh cỡ nhỏ Tir II do Iran chế tạo được trang bị tên lửa hành trình C-802 hoặc Noor.Nhìn chung, các tàu tên lửa Syria chỉ có thể tác chiến hạn chế ở vùng biển gần, khó đối địch được nếu đối phương có không quân mạnh. Ảnh: tàu tên lửa Tir II phóng tên lửa hành trình trong một cuộc tập trận của Hải quân Syria.Loại tàu chiến lớn nhất mà Hải quân Syria sở hữu thuộc lớp tàu hộ vệ săn ngầm hạng nhẹ Project 159AE (NATO gọi là Petya III) gồm 2 chiếc: Al Assari 1-508 và Al-Hirasa 2-508 được nhận lần lượt vào năm 1969 và 1976.Project 159AE có lượng giãn nước toàn tải 1.140 tấn, dài 82,3m, thủy thủ đoàn 106 người, tầm hoạt động 3.000-4.000km. Tuy nhiên, năng lực tác chiến hạn chế khiến chúng chỉ có khả năng hoạt động chiến đấu ven bờ.Lớp tàu này không có tên lửa mà chỉ được trang bị các hệ thống vũ khí chống ngầm tầm gần gồm hai bệ 24 ống phóng bom săn ngầm RBU-6000 và một bệ phóng 3 ống ngư lôi 533mm. Ảnh: tàu 159AE của Syria phóng bom RBU.Cột nước trắng xóa trên biển được tạo ra sau loạt phóng bom chống ngầm RBU.Đội tàu đổ bộ của Hải quân Syria cũng không có nhiều khi chỉ gồm 3 chiếc tàu đổ bộ loại nhỏ Polnocny B do Ba Lan chế tạo. Ngoài ra còn có một số tàu hậu cần.Tuy nhỏ nhưng Hải quân Syria cũng nỗ lực xây dựng một bộ phận không quân hải quân gồm một phi đội tuần tra biển 618 với 11 trực thăng săn ngầm Mi-14PL, 5 chiếc Ka-28PL.Ảnh: Trực thăng Ka-28PL yểm trợ cho lính thủy đánh bộ tác chiến đánh đảo.Trong cuộc nội chiến Syria, Hải quân Syria được ghi nhận là tham gia nã pháo tấn công phiến quân chiếm giữ một số vị trí ở thành Latakia.Lính thủy đánh bộ Syria diễn tập tái chiếm đảo.Không có nhiều thông tin về tổ chức lính thủy đánh bộ Syria.Tuy thiếu vắng tàu chiến cỡ lớn hiện đại, thế nhưng năng lực lực lượng bảo vệ bờ biển Syria thuộc hàng đáng gờm nhất ở Trung Đông với nhiều hệ thống vũ khí tối tân. Hải quân Syria được ghi nhận là sở hữu các tổ hợp tên lửa bờ 4K44 Redut có tầm phóng tới 400-600km.Đặc biệt là hai tiểu đoàn tên lửa bờ K-300P Bastion-P do Nga sản xuất, triển khai các tên lửa siêu thanh Yakhont có tầm bắn từ 120-300km. Loại vũ khí này được đánh giá có thể hạ gục các chiến hạm hiện đại của Mỹ và phương Tây.
Việc các cuộc giao tranh khốc liệt chủ yếu diễn ra trên đất liền đã khiến cho Hải quân Syria “may mắn” không bị tàn phá như Lục quân hay Không quân Syria sau 6 năm nội chiến khủng khiếp. Bên cạnh đó, các căn cứ chính của Hải quân Syria nằm ở một vài thành phố ven biển trong tầm kiểm soát như Latakia và Tartus cũng giúp bảo toàn lực lượng tàu chiến.
Hải quân Syria được coi là lực lượng quy mô nhỏ nhất của Lực lượng vũ trang Syria với trang bị tàu bè hạn chế. Hiện lực lượng này được chỉ huy bởi Chuẩn Đô đốc Muhamad Al-Ahmad. Ảnh: Một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Syria – tàu tên lửa tấn công nhanh Osa II.
Lực lượng tàu tên lửa của Hải quân Syria ước tính có 22 chiếc do Liên Xô và Iran sản xuất. Trong đó, loại mạnh mẽ nhất là các tàu tên lửa Osa II (12 chiếc) được trang bị 4 tên lửa chống hạm Termit có tầm bắn 40-80km.
Và 10 tàu tên lửa tấn công nhanh cỡ nhỏ Tir II do Iran chế tạo được trang bị tên lửa hành trình C-802 hoặc Noor.
Nhìn chung, các tàu tên lửa Syria chỉ có thể tác chiến hạn chế ở vùng biển gần, khó đối địch được nếu đối phương có không quân mạnh. Ảnh: tàu tên lửa Tir II phóng tên lửa hành trình trong một cuộc tập trận của Hải quân Syria.
Loại tàu chiến lớn nhất mà Hải quân Syria sở hữu thuộc lớp tàu hộ vệ săn ngầm hạng nhẹ Project 159AE (NATO gọi là Petya III) gồm 2 chiếc: Al Assari 1-508 và Al-Hirasa 2-508 được nhận lần lượt vào năm 1969 và 1976.
Project 159AE có lượng giãn nước toàn tải 1.140 tấn, dài 82,3m, thủy thủ đoàn 106 người, tầm hoạt động 3.000-4.000km. Tuy nhiên, năng lực tác chiến hạn chế khiến chúng chỉ có khả năng hoạt động chiến đấu ven bờ.
Lớp tàu này không có tên lửa mà chỉ được trang bị các hệ thống vũ khí chống ngầm tầm gần gồm hai bệ 24 ống phóng bom săn ngầm RBU-6000 và một bệ phóng 3 ống ngư lôi 533mm. Ảnh: tàu 159AE của Syria phóng bom RBU.
Cột nước trắng xóa trên biển được tạo ra sau loạt phóng bom chống ngầm RBU.
Đội tàu đổ bộ của Hải quân Syria cũng không có nhiều khi chỉ gồm 3 chiếc tàu đổ bộ loại nhỏ Polnocny B do Ba Lan chế tạo. Ngoài ra còn có một số tàu hậu cần.
Tuy nhỏ nhưng Hải quân Syria cũng nỗ lực xây dựng một bộ phận không quân hải quân gồm một phi đội tuần tra biển 618 với 11 trực thăng săn ngầm Mi-14PL, 5 chiếc Ka-28PL.
Ảnh: Trực thăng Ka-28PL yểm trợ cho lính thủy đánh bộ tác chiến đánh đảo.
Trong cuộc nội chiến Syria, Hải quân Syria được ghi nhận là tham gia nã pháo tấn công phiến quân chiếm giữ một số vị trí ở thành Latakia.
Lính thủy đánh bộ Syria diễn tập tái chiếm đảo.
Không có nhiều thông tin về tổ chức lính thủy đánh bộ Syria.
Tuy thiếu vắng tàu chiến cỡ lớn hiện đại, thế nhưng năng lực lực lượng bảo vệ bờ biển Syria thuộc hàng đáng gờm nhất ở Trung Đông với nhiều hệ thống vũ khí tối tân. Hải quân Syria được ghi nhận là sở hữu các tổ hợp tên lửa bờ 4K44 Redut có tầm phóng tới 400-600km.
Đặc biệt là hai tiểu đoàn tên lửa bờ K-300P Bastion-P do Nga sản xuất, triển khai các tên lửa siêu thanh Yakhont có tầm bắn từ 120-300km. Loại vũ khí này được đánh giá có thể hạ gục các chiến hạm hiện đại của Mỹ và phương Tây.