Máy bay chiến đấu không người lái Mohajer-6 trong biên chế quân đội Ethiopia đã thể hiện cực kỳ xuất sắc, khi nó dễ dàng phá hủy chiếc xe tăng T-72 của phiến quân Lực lượng Phòng vệ Tigray (TDF).Chiếc UAV Mohajer-6 sau khi phát hiện xe tăng T-72 của TDF đang tiến vào phòng tuyến của quân đội Ethiopia, lập tức phóng một quả tên lửa không đối đất vào mục tiêu.Sau tiếng nổ lớn, xe tăng chủ lực T-72 đã bị xé toang thành nhiều mảnh. (Hình ảnh một phần động cơ của chiếc xe tăng T-72 bị phá hủy).Phần tháp pháo bị thổi bay ra khá xa thân xe. Giới chuyên gia quân sự phân tích, có thể quả tên lửa được bắn ra từ chiếc Mohajer-6 đã đánh trúng thùng đạn T-72, tạo ra một vụ nổ kép phá hủy toàn bộ xe.Các dòng xe tăng Nga đều bị một điểm yếu trong thiết kế, là thùng đạn nằm trong thân vì thế khi bị kích nổ dễ cộng hưởng phá hủy toàn bộ xe tăng.Việc UAV Mohajer-6 thể hiện xuất sắc trên chiến trường đã gây bất ngờ cho giới phân tích quân sự. Trước đây vũ khí Iran không được đánh giá cao vì họ được coi là chuyên gia trong việc dịch mã ngược (sao chép vũ khí).UAV Mohajer-6 biệt danh "người Ba Tư" là biến thể mới nhất của dòng máy bay chiến đấu không người lái Mohajer.Được biết dòng UAV Mohajer phát triển lần đầu vào thập niên 1980, đây là thời điểm nóng nhất của Chiến tranh Iran-Iraq.Tuy vậy các biến thể UAV Mohajer ban đầu không tạo được dấu ấn trên chiến trường do chúng hoạt động thiếu ổn định.Tổng cộng đã có tới 5 biến thể với các số hiệu Mohajer 1/2/3/4/6 được phát triển. Tuy nhiên chỉ tới khi phiên bản Mohajer-6 ra đời và được tung vào chiến trường Syria thì loại vũ khí này mới được chú ý.Mohajer-6 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2017 và bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt từ tháng 2/2018. Nơi đầu tiên chúng thực chiến là tại Syria.Những chiếc Mohajer-6 trong tay quân đội Syria liên tục công phá thành trì của phiến quân khủng bố.UAV Mohajer-6 có trọng lượng cất cánh 174kg, chiều dài 3,64m, sải cánh 5,5m. Chúng được trang bị một động cơ cánh quạt cho tốc độ tối đa 220km/h, tầm hoạt động 500km.Loại máy bay không người lái này có thiết kế khí động học với thân máy bay hình chữ nhật, đuôi kép, bộ ổn định ngang trên đuôi với cánh thẳng.Mohajer-6 được trang bị hệ thống điện tử hiện đại với các cảm biến cực nhạy kết hợp với các camera hồng ngoại, giúp chúng nhanh chóng phát hiện và khóa bắn mục tiêu.Hệ thống điều khiển của UAV Mohajer-6 được đặt trên khung gầm xe tải với khả năng cơ động cao.UAV Mohajer-6 được thiết kế với hai điểm treo vũ khí, mỗi điểm treo này có thể mang theo tối đa 2 tên lửa không đối đất hoặc bom thông minh.Loại tên lửa không đối đất thường được trang bị cho UAV này mang định danh Qa'em, có tính năng chiến đấu gần giống với tên lửa AGM-114 Hellfire của Mỹ.Hiện nay Mohajer-6 được đánh giá là một trong số những UAV chiến đấu mạnh nhất tại khu vực Trung Đông.
Máy bay chiến đấu không người lái Mohajer-6 trong biên chế quân đội Ethiopia đã thể hiện cực kỳ xuất sắc, khi nó dễ dàng phá hủy chiếc xe tăng T-72 của phiến quân Lực lượng Phòng vệ Tigray (TDF).
Chiếc UAV Mohajer-6 sau khi phát hiện xe tăng T-72 của TDF đang tiến vào phòng tuyến của quân đội Ethiopia, lập tức phóng một quả tên lửa không đối đất vào mục tiêu.
Sau tiếng nổ lớn, xe tăng chủ lực T-72 đã bị xé toang thành nhiều mảnh. (Hình ảnh một phần động cơ của chiếc xe tăng T-72 bị phá hủy).
Phần tháp pháo bị thổi bay ra khá xa thân xe. Giới chuyên gia quân sự phân tích, có thể quả tên lửa được bắn ra từ chiếc Mohajer-6 đã đánh trúng thùng đạn T-72, tạo ra một vụ nổ kép phá hủy toàn bộ xe.
Các dòng xe tăng Nga đều bị một điểm yếu trong thiết kế, là thùng đạn nằm trong thân vì thế khi bị kích nổ dễ cộng hưởng phá hủy toàn bộ xe tăng.
Việc UAV Mohajer-6 thể hiện xuất sắc trên chiến trường đã gây bất ngờ cho giới phân tích quân sự. Trước đây vũ khí Iran không được đánh giá cao vì họ được coi là chuyên gia trong việc dịch mã ngược (sao chép vũ khí).
UAV Mohajer-6 biệt danh "người Ba Tư" là biến thể mới nhất của dòng máy bay chiến đấu không người lái Mohajer.
Được biết dòng UAV Mohajer phát triển lần đầu vào thập niên 1980, đây là thời điểm nóng nhất của Chiến tranh Iran-Iraq.
Tuy vậy các biến thể UAV Mohajer ban đầu không tạo được dấu ấn trên chiến trường do chúng hoạt động thiếu ổn định.
Tổng cộng đã có tới 5 biến thể với các số hiệu Mohajer 1/2/3/4/6 được phát triển. Tuy nhiên chỉ tới khi phiên bản Mohajer-6 ra đời và được tung vào chiến trường Syria thì loại vũ khí này mới được chú ý.
Mohajer-6 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2017 và bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt từ tháng 2/2018. Nơi đầu tiên chúng thực chiến là tại Syria.
Những chiếc Mohajer-6 trong tay quân đội Syria liên tục công phá thành trì của phiến quân khủng bố.
UAV Mohajer-6 có trọng lượng cất cánh 174kg, chiều dài 3,64m, sải cánh 5,5m. Chúng được trang bị một động cơ cánh quạt cho tốc độ tối đa 220km/h, tầm hoạt động 500km.
Loại máy bay không người lái này có thiết kế khí động học với thân máy bay hình chữ nhật, đuôi kép, bộ ổn định ngang trên đuôi với cánh thẳng.
Mohajer-6 được trang bị hệ thống điện tử hiện đại với các cảm biến cực nhạy kết hợp với các camera hồng ngoại, giúp chúng nhanh chóng phát hiện và khóa bắn mục tiêu.
Hệ thống điều khiển của UAV Mohajer-6 được đặt trên khung gầm xe tải với khả năng cơ động cao.
UAV Mohajer-6 được thiết kế với hai điểm treo vũ khí, mỗi điểm treo này có thể mang theo tối đa 2 tên lửa không đối đất hoặc bom thông minh.
Loại tên lửa không đối đất thường được trang bị cho UAV này mang định danh Qa'em, có tính năng chiến đấu gần giống với tên lửa AGM-114 Hellfire của Mỹ.
Hiện nay Mohajer-6 được đánh giá là một trong số những UAV chiến đấu mạnh nhất tại khu vực Trung Đông.