Không quân Ukraine chuẩn bị đưa vào vận hành các tiêm kích F-16AM do Mỹ sản xuất, những chiến đấu cơ này vừa được lực lượng vũ trang của các quốc gia châu Âu thuộc NATO bao gồm Bỉ, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan loại khỏi thành phần trực chiến. F-16AM dự kiến sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, bởi vậy việc tìm hiểu xem những chiếc máy bay này sở hữu năng lực tác chiến ra sao trở nên đặc biệt thú vị.Cần đặc biệt nhấn mạnh vào giữa những năm 1990, các trạm radar AN/APG-66(V) 2A hiện đại hóa đã được lắp đặt trên F-16AM trong chu kỳ nâng cấp giữa vòng đời, đây là radar xung băng tần X kết hợp hoàn toàn (tần số bước sóng centimet).Loại radar này sử dụng ăng ten mảng pha có chức năng quét điện tử thụ động, nhưng chỉ trong một mặt phẳng đó là theo chiều dọc, trong khi việc quét góc phương vị (góc ngang) vẫn sử dụng kiểu cơ học truyền thống.Theo đánh giá trong một trận không chiến tầm xa, tính năng trên có thể quan trọng, nhưng ở tình huống chiến đấu cự ly gần trong tầm nhìn, dàn trận theo từng giai đoạn, thì hầu như không mang lại lợi thế gì.Radar AN/APG-66(V) 2A có tầm tầm trinh sát tối đa lên tới 150 km (hoặc 80 hải lý), cũng như khả năng theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu hơn, cả trên không và mặt đất, nó là bản nâng cấp sâu từ phiên bản cơ sở.Nhờ được trang bị bộ xử lý mạnh hơn, radar AN/APG-66(V) 2A có tốc độ tiếp nhận thông tin khá cao, giúp tăng khả năng chống nhiễu và phát hiện mục tiêu, mang lại nhận thức chiến trường rất tốt cho phi công.Bên cạnh đó trong nhiệm vụ trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, radar AN/APG-66(V)2A, sẽ tiến hành tìm kiếm và theo dõi kết hợp, cũng như tự động "khóa mục tiêu" đối với các đối tượng gây ra mối đe dọa tiềm tàng.Khi thực hiện chức năng cường kích, radar sẽ quét bề mặt (mặt đất hoặc biển) với độ phân giải và độ chính xác cao (độ sắc nét chùm tia Doppler 64:1), tham gia lập bản đồ địa hình, trinh sát, lưu trữ hình ảnh (dữ liệu) cũng như xác định phạm vi tấn công cho vũ khí mang theo.Xét đến số lượng lớn các loại vũ khí hiện có, nhiều khả năng tiêm kích F-16AM sẽ gây ra vô số khó khăn cho những chiến đấu cơ như Su-35 hay cả Su-57, rõ ràng Moskva phải chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống nhằm đối phó.Ưu điểm lớn nhất mà tiêm kích F-16AM có được trước chiến đấu cơ hạng nặng như Su-35S hay Su-30SM của Nga đó là chúng có diện tích phản xạ radar thấp, khiến radar N035 Irbis hay N011M BARS khó phát hiện từ xa.Chính vì vậy, để đảm bảo ưu thế trên không, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga theo đánh giá cần phải tung tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 Felon vào trận chiến càng sớm càng tốt.Su-57 với diện tích phản xạ radar thấp, cùng với radar mảng pha quét chủ động N036 Byelka tối tân giúp mang lại khả năng "thấy trước - bắn trước" khi đối đầu với tiêm kích F-16AM.Nhưng vẫn phải nhấn mạnh, radar N036 Byelka chưa chứng minh được năng lực thực tế, trong khi AN/APG-66(V) 2A đã rất "dày dạn kinh nghiệm", do vậy cuộc đối đầu có thể xảy ra giữa F-16AM và Su-57 rất được các chuyên gia quân sự quốc tế quan tâm.
Không quân Ukraine chuẩn bị đưa vào vận hành các tiêm kích F-16AM do Mỹ sản xuất, những chiến đấu cơ này vừa được lực lượng vũ trang của các quốc gia châu Âu thuộc NATO bao gồm Bỉ, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan loại khỏi thành phần trực chiến.
F-16AM dự kiến sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, bởi vậy việc tìm hiểu xem những chiếc máy bay này sở hữu năng lực tác chiến ra sao trở nên đặc biệt thú vị.
Cần đặc biệt nhấn mạnh vào giữa những năm 1990, các trạm radar AN/APG-66(V) 2A hiện đại hóa đã được lắp đặt trên F-16AM trong chu kỳ nâng cấp giữa vòng đời, đây là radar xung băng tần X kết hợp hoàn toàn (tần số bước sóng centimet).
Loại radar này sử dụng ăng ten mảng pha có chức năng quét điện tử thụ động, nhưng chỉ trong một mặt phẳng đó là theo chiều dọc, trong khi việc quét góc phương vị (góc ngang) vẫn sử dụng kiểu cơ học truyền thống.
Theo đánh giá trong một trận không chiến tầm xa, tính năng trên có thể quan trọng, nhưng ở tình huống chiến đấu cự ly gần trong tầm nhìn, dàn trận theo từng giai đoạn, thì hầu như không mang lại lợi thế gì.
Radar AN/APG-66(V) 2A có tầm tầm trinh sát tối đa lên tới 150 km (hoặc 80 hải lý), cũng như khả năng theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu hơn, cả trên không và mặt đất, nó là bản nâng cấp sâu từ phiên bản cơ sở.
Nhờ được trang bị bộ xử lý mạnh hơn, radar AN/APG-66(V) 2A có tốc độ tiếp nhận thông tin khá cao, giúp tăng khả năng chống nhiễu và phát hiện mục tiêu, mang lại nhận thức chiến trường rất tốt cho phi công.
Bên cạnh đó trong nhiệm vụ trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, radar AN/APG-66(V)2A, sẽ tiến hành tìm kiếm và theo dõi kết hợp, cũng như tự động "khóa mục tiêu" đối với các đối tượng gây ra mối đe dọa tiềm tàng.
Khi thực hiện chức năng cường kích, radar sẽ quét bề mặt (mặt đất hoặc biển) với độ phân giải và độ chính xác cao (độ sắc nét chùm tia Doppler 64:1), tham gia lập bản đồ địa hình, trinh sát, lưu trữ hình ảnh (dữ liệu) cũng như xác định phạm vi tấn công cho vũ khí mang theo.
Xét đến số lượng lớn các loại vũ khí hiện có, nhiều khả năng tiêm kích F-16AM sẽ gây ra vô số khó khăn cho những chiến đấu cơ như Su-35 hay cả Su-57, rõ ràng Moskva phải chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống nhằm đối phó.
Ưu điểm lớn nhất mà tiêm kích F-16AM có được trước chiến đấu cơ hạng nặng như Su-35S hay Su-30SM của Nga đó là chúng có diện tích phản xạ radar thấp, khiến radar N035 Irbis hay N011M BARS khó phát hiện từ xa.
Chính vì vậy, để đảm bảo ưu thế trên không, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga theo đánh giá cần phải tung tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 Felon vào trận chiến càng sớm càng tốt.
Su-57 với diện tích phản xạ radar thấp, cùng với radar mảng pha quét chủ động N036 Byelka tối tân giúp mang lại khả năng "thấy trước - bắn trước" khi đối đầu với tiêm kích F-16AM.
Nhưng vẫn phải nhấn mạnh, radar N036 Byelka chưa chứng minh được năng lực thực tế, trong khi AN/APG-66(V) 2A đã rất "dày dạn kinh nghiệm", do vậy cuộc đối đầu có thể xảy ra giữa F-16AM và Su-57 rất được các chuyên gia quân sự quốc tế quan tâm.