Hiện tại chiến sự tại thị trấn Ras al-Ayn giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với lực lượng vũ trang người Kurd và binh lính Syria vẫn diễn ra ác liệt, lần đầu tiên ghi nhận xe tăng Leopard 2A4 đã tấn công trực tiếp vào quân đội chính phủ Syria (SAA).Trước tình hình trên, SAA đang dồn nhiều lữ đoàn chủ lực của mình tới khu vực Đông Bắc đất nước để tiến hành trợ chiến.Đặc biệt hơn trong thành phần những đơn vị này có cả xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất T-90A do Nga viện trợ, sẽ giúp SAA tạo ưu thế đáng kể trước Leopard 2A4 cũng như M60TM của Thổ Nhĩ Kỳ.Sự xuất hiện của những cỗ chiến xa T-90A hiện đại này tại chiến trường Ras al-Ayn có thể sẽ tạo ra bước ngoặt giúp lực lượng Syria từ thế phòng thủ sang tấn công.Nhưng dĩ nhiên với sức mạnh quân sự của mình thì Ankara không thể ngồi yên, khả năng cao là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều động trực thăng vũ trang T129 ATAK tối tân nhất của mình tham chiến, phương tiện này được coi là "cơn ác mộng của xe tăng T-90 Syria".Trực thăng T129 ATAK do hãng AugustaWestland (Italia) và Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) hợp tác phát triển cho nhiệm vụ chống tăng - thiết giáp, chi viện hỏa lực bộ binh...Trực thăng vũ trang T129 ATAK của Thổ Nhĩ Kỳ thực ra là bản phái sinh dựa trên nguyên mẫu A129 Mangusta do AugustaWestland phát triển cho Không quân Italia.Máy bay sử dụng chủ yếu hệ thống điện tử hàng không tối tân, hệ thống vũ khí, máy tính nhiệm vụ, hệ thống phòng vệ do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.Cơ bản thì cách bố trí hỏa lực trên T129 tương đồng với các mẫu trực thăng tấn công AH-64 Apache (Mỹ) hay Mi-24, Mi-28 (Nga). Mũi máy bay được trang bị một ụ pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn.Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang 1.150 kg vũ khí bao gồm rocket, tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không.Trực thăng T129 ATAK không được trang bị hệ thống radar sóng mm như trên AH-64D hay Mi-28NM mà chỉ có tổ hợp ngắm quang điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm.Buồng lái trực thăng tấn công T129 thiết kế với 2 chỗ ngồi (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí - hoa tiêu), nhưng không rõ buồng lái này có được bọc giáp chống đạn hay không.Trực thăng tấn công T129 ATAK của Thổ Nhĩ Kỳ có chiều dài 12,2 m; chiều cao 3,4 m; đường kính rotor chính 11,9 m; trọng lượng cất cánh tối đa 5.000 kg.Máy bay được lắp 2 động cơ LHTEC CTS800-4A do liên doanh Rolls-Royce của Anh và Honeywell của Mỹ chế tạo, cho tốc độ tối đa 278 km/h, tốc độ hành trình 269 km/h, trần bay 6.096 m, tầm bay 1.000 km, vận tốc leo cao 14 m/s.Trong tác chiến hiện đại, trực thăng vũ trang luôn được coi là cơn ác mộng số 1 đối với xe tăng chiến đấu chủ lực, nhất là khi bên phía đối thủ thiếu các hệ thống phòng không lục quân hiện đại.Chính vì vậy nếu trực thăng T129 ATAK chính thức tham chiến, rất khó cho quân đội Syria giành ưu thế trên chiến trường, bất chấp việc họ điều động cả chiếc chiến xa tối tân nhất T-90A vào cuộc
Hiện tại chiến sự tại thị trấn Ras al-Ayn giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với lực lượng vũ trang người Kurd và binh lính Syria vẫn diễn ra ác liệt, lần đầu tiên ghi nhận xe tăng Leopard 2A4 đã tấn công trực tiếp vào quân đội chính phủ Syria (SAA).
Trước tình hình trên, SAA đang dồn nhiều lữ đoàn chủ lực của mình tới khu vực Đông Bắc đất nước để tiến hành trợ chiến.
Đặc biệt hơn trong thành phần những đơn vị này có cả xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất T-90A do Nga viện trợ, sẽ giúp SAA tạo ưu thế đáng kể trước Leopard 2A4 cũng như M60TM của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự xuất hiện của những cỗ chiến xa T-90A hiện đại này tại chiến trường Ras al-Ayn có thể sẽ tạo ra bước ngoặt giúp lực lượng Syria từ thế phòng thủ sang tấn công.
Nhưng dĩ nhiên với sức mạnh quân sự của mình thì Ankara không thể ngồi yên, khả năng cao là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều động trực thăng vũ trang T129 ATAK tối tân nhất của mình tham chiến, phương tiện này được coi là "cơn ác mộng của xe tăng T-90 Syria".
Trực thăng T129 ATAK do hãng AugustaWestland (Italia) và Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) hợp tác phát triển cho nhiệm vụ chống tăng - thiết giáp, chi viện hỏa lực bộ binh...
Trực thăng vũ trang T129 ATAK của Thổ Nhĩ Kỳ thực ra là bản phái sinh dựa trên nguyên mẫu A129 Mangusta do AugustaWestland phát triển cho Không quân Italia.
Máy bay sử dụng chủ yếu hệ thống điện tử hàng không tối tân, hệ thống vũ khí, máy tính nhiệm vụ, hệ thống phòng vệ do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Cơ bản thì cách bố trí hỏa lực trên T129 tương đồng với các mẫu trực thăng tấn công AH-64 Apache (Mỹ) hay Mi-24, Mi-28 (Nga). Mũi máy bay được trang bị một ụ pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn.
Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang 1.150 kg vũ khí bao gồm rocket, tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không.
Trực thăng T129 ATAK không được trang bị hệ thống radar sóng mm như trên AH-64D hay Mi-28NM mà chỉ có tổ hợp ngắm quang điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm.
Buồng lái trực thăng tấn công T129 thiết kế với 2 chỗ ngồi (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí - hoa tiêu), nhưng không rõ buồng lái này có được bọc giáp chống đạn hay không.
Trực thăng tấn công T129 ATAK của Thổ Nhĩ Kỳ có chiều dài 12,2 m; chiều cao 3,4 m; đường kính rotor chính 11,9 m; trọng lượng cất cánh tối đa 5.000 kg.
Máy bay được lắp 2 động cơ LHTEC CTS800-4A do liên doanh Rolls-Royce của Anh và Honeywell của Mỹ chế tạo, cho tốc độ tối đa 278 km/h, tốc độ hành trình 269 km/h, trần bay 6.096 m, tầm bay 1.000 km, vận tốc leo cao 14 m/s.
Trong tác chiến hiện đại, trực thăng vũ trang luôn được coi là cơn ác mộng số 1 đối với xe tăng chiến đấu chủ lực, nhất là khi bên phía đối thủ thiếu các hệ thống phòng không lục quân hiện đại.
Chính vì vậy nếu trực thăng T129 ATAK chính thức tham chiến, rất khó cho quân đội Syria giành ưu thế trên chiến trường, bất chấp việc họ điều động cả chiếc chiến xa tối tân nhất T-90A vào cuộc