Theo tạp chí Forbes của Mỹ, lực lượng không quân Ukraine hiện được trang bị máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất từ thập niên 1980; hơn nữa, chúng có quy mô quá nhỏ bé khi so với không quân Nga.Theo đánh giá của Forbes, số máy bay chiến đấu của Ukraine hiện đã gần hết hoặc hết niên hạn sử dụng và không được nâng cấp, nên đã rất lạc hậu; do vậy, Không quân Ukraine sẽ không thể ngăn chặn được Không quân Nga trong trường hợp hai nước nổ ra chiến tranh.Hiện nay Không quân Nga được trang bị hàng trăm máy bay mới và hiện đại, bao gồm Su-35, Su-34, Su-57 và MiG-35. Trong khi trang bị của Không quân Ukraine bao gồm các loại Su-24, Su-25, Su-27 và MiG-29, đã được đưa vào biên chế trước năm 1991. Trong 30 năm qua, Ukraine đã không mua một máy bay chiến đấu mới nào.Hiện nay các nhà lãnh đạo của Ukraine nhận thức rõ về những yếu kém của Không quân nước mình, Kiev cũng không ảo tưởng về khả năng thực chiến và hoạt động của lực lượng phòng không của họ; do vậy, họ có kế hoạch tái trang bị máy bay chiến đấu mới cho lực lượng không quân.Việc triển khai dự án quy mô lớn, nhằm “thay máu” lực lượng không quân của Ukraine, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian từ 2022-2035. Kế hoạch đã được Hội đồng quốc phòng Ukraine thông qua vào ngày 15/5/2021.Theo kế hoạch, đến năm 2030, Không quân Ukraine có ít nhất hai lữ đoàn hàng không chiến thuật, được trang bị lại toàn bộ máy bay chiến đấu mới và đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên.Đến năm 2035, tất cả các thiết bị quân sự lạc hậu phải được loại bỏ khỏi Lực lượng Không quân Ukraine. Lực lượng Phòng không phải được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu theo tiêu chuẩn của không quân NATO.Khi hoàn thành kế hoạch cải tổ không quân, Hệ thống chỉ huy và kiểm soát phòng không quốc gia và cấp chiến thuật sẽ được hỗ trợ toàn diện; nhân viên phải đáp ứng được mọi yêu cầu xử trí mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trong những cuộc chiến công nghệ cao.Mô hình không quân chiến thuật hiện tại của Ukraine, sẽ trải qua những thay đổi theo hướng thống nhất và chuyển thành mô hình không quân đa chức năng, theo một số mô hình của không quân các quốc gia phương Tây.Không chiến thuật sẽ được trang bị một loại máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4 ++ do nước ngoài sản xuất (chẳng hạn như Saab JAS -39E / F Gripen, F-16 Block 70/72 hoặc những loại khác), sẽ cho phép bảo đảm hậu cần dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí.Tổng nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện các giải pháp phát triển hàng không của Không quân Ukraine, cho cả giai đoạn phát triển đến năm 2035, ước tính khoảng 320 tỷ hryvnia (gần 12 tỷ USD).Việc thực hiện kế hoạch này, đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn so với nguồn lực nền kinh tế Ukraine hiện nay, vượt quá khả năng ngân sách của Quân đội Ukraine; và không thể thực hiện được, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ Ukraine và các đối tác nước ngoài của Kiev.Trước mắt Không quân Ukraine muốn hiện đại hóa, họ cần phải xây dựng một chương trình mục tiêu nhà nước về tái trang bị không quân, như kế hoạch mua sắm máy bay chiến đấu đa năng, kế hoạch phát triển vũ khí đi kèm; cũng như hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện từ các nước đối tác nước ngoài.Sau khi hoàn thành, diện mạo của Không quân Ukraine năm 2035 tạo ấn tượng về một bức tranh tổng thể. Việc chuyển sang chỉ sử dụng một loại máy bay đa chức năng thế hệ 4 ++, cũng sẽ giảm đáng kể chi phí duy trì phi đội máy bay Ukraine.Nhưng câu hỏi đầu tiên trong bước đường hiện đại hóa Không quân Ukraine chính là câu hỏi “tiền ở đâu”, khi mỗi máy bay chiến đấu mới do phương Tây sản xuất, sẽ tiêu tốn của Kiev hơn 100 triệu USD; chưa kể vũ khí đi kèm.Chưa hết, việc trang bị máy bay chiến đấu phương Tây, đi kèm với việc tái trang bị hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng mặt đất và mua vũ khí cho các máy bay này, vốn không được đề cập trong kế hoạch của Ukraine.Những vũ khí hàng không mà Kiev có, hoàn toàn không phù hợp với máy bay phương Tây. Việc hiện đại hóa các thiết bị đã mua sẽ được yêu cầu theo các hợp đồng, điều này rõ ràng là không hợp lý, khi Ukraine phải mua toàn bộ vũ khí của phương Tây và không phát huy được nguồn lực trong nước.Do đó, kế hoạch mua sắm số lượng máy bay từ 72-108 chiếc máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine vào năm 2035, có thể không có tính thực tế; vì Kiev không thể có đủ nguồn lực tài chính, cho một kế hoạch “thay máu” triệt để như vậy.Rõ ràng là các chính trị gia và lãnh đạo quân đội Ukraine, đang trông chờ vào sự hỗ trợ của các đối tác phương Tây, cả về tài chính và việc bán (hoặc thậm chí cung cấp miễn phí) các thiết bị đã qua sử dụng. Đặc biệt tại Mỹ, nhiều ý kiến cho rằng, có thể chuyển giao máy bay chiến đấu F-16C / D đang sử dụng của Không quân Mỹ, cho các đơn vị Không quân Ukraine; tuy nhiên những máy bay này, cũng đã hết niên hạn sử dụng. Nếu có tăng hạn, thời gian sử dụng cũng không kéo dài thêm là bao.Vấn đề quan trọng nữa là, giả sử không quân Ukraine được hiện đại hóa theo đúng kế hoạch, thì câu hỏi đặt ra là, số chiến đấu cơ của Ukraine có phải là đối thủ xứng tầm của Không quân Nga hay Belarus hay không? Khi Nga bắt đầu trang bị chiến đấu cơ tàng hình Su-57 cho lực lượng của họ?
Theo tạp chí Forbes của Mỹ, lực lượng không quân Ukraine hiện được trang bị máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất từ thập niên 1980; hơn nữa, chúng có quy mô quá nhỏ bé khi so với không quân Nga.
Theo đánh giá của Forbes, số máy bay chiến đấu của Ukraine hiện đã gần hết hoặc hết niên hạn sử dụng và không được nâng cấp, nên đã rất lạc hậu; do vậy, Không quân Ukraine sẽ không thể ngăn chặn được Không quân Nga trong trường hợp hai nước nổ ra chiến tranh.
Hiện nay Không quân Nga được trang bị hàng trăm máy bay mới và hiện đại, bao gồm Su-35, Su-34, Su-57 và MiG-35. Trong khi trang bị của Không quân Ukraine bao gồm các loại Su-24, Su-25, Su-27 và MiG-29, đã được đưa vào biên chế trước năm 1991. Trong 30 năm qua, Ukraine đã không mua một máy bay chiến đấu mới nào.
Hiện nay các nhà lãnh đạo của Ukraine nhận thức rõ về những yếu kém của Không quân nước mình, Kiev cũng không ảo tưởng về khả năng thực chiến và hoạt động của lực lượng phòng không của họ; do vậy, họ có kế hoạch tái trang bị máy bay chiến đấu mới cho lực lượng không quân.
Việc triển khai dự án quy mô lớn, nhằm “thay máu” lực lượng không quân của Ukraine, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian từ 2022-2035. Kế hoạch đã được Hội đồng quốc phòng Ukraine thông qua vào ngày 15/5/2021.
Theo kế hoạch, đến năm 2030, Không quân Ukraine có ít nhất hai lữ đoàn hàng không chiến thuật, được trang bị lại toàn bộ máy bay chiến đấu mới và đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên.
Đến năm 2035, tất cả các thiết bị quân sự lạc hậu phải được loại bỏ khỏi Lực lượng Không quân Ukraine. Lực lượng Phòng không phải được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu theo tiêu chuẩn của không quân NATO.
Khi hoàn thành kế hoạch cải tổ không quân, Hệ thống chỉ huy và kiểm soát phòng không quốc gia và cấp chiến thuật sẽ được hỗ trợ toàn diện; nhân viên phải đáp ứng được mọi yêu cầu xử trí mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trong những cuộc chiến công nghệ cao.
Mô hình không quân chiến thuật hiện tại của Ukraine, sẽ trải qua những thay đổi theo hướng thống nhất và chuyển thành mô hình không quân đa chức năng, theo một số mô hình của không quân các quốc gia phương Tây.
Không chiến thuật sẽ được trang bị một loại máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4 ++ do nước ngoài sản xuất (chẳng hạn như Saab JAS -39E / F Gripen, F-16 Block 70/72 hoặc những loại khác), sẽ cho phép bảo đảm hậu cần dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí.
Tổng nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện các giải pháp phát triển hàng không của Không quân Ukraine, cho cả giai đoạn phát triển đến năm 2035, ước tính khoảng 320 tỷ hryvnia (gần 12 tỷ USD).
Việc thực hiện kế hoạch này, đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn so với nguồn lực nền kinh tế Ukraine hiện nay, vượt quá khả năng ngân sách của Quân đội Ukraine; và không thể thực hiện được, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ Ukraine và các đối tác nước ngoài của Kiev.
Trước mắt Không quân Ukraine muốn hiện đại hóa, họ cần phải xây dựng một chương trình mục tiêu nhà nước về tái trang bị không quân, như kế hoạch mua sắm máy bay chiến đấu đa năng, kế hoạch phát triển vũ khí đi kèm; cũng như hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện từ các nước đối tác nước ngoài.
Sau khi hoàn thành, diện mạo của Không quân Ukraine năm 2035 tạo ấn tượng về một bức tranh tổng thể. Việc chuyển sang chỉ sử dụng một loại máy bay đa chức năng thế hệ 4 ++, cũng sẽ giảm đáng kể chi phí duy trì phi đội máy bay Ukraine.
Nhưng câu hỏi đầu tiên trong bước đường hiện đại hóa Không quân Ukraine chính là câu hỏi “tiền ở đâu”, khi mỗi máy bay chiến đấu mới do phương Tây sản xuất, sẽ tiêu tốn của Kiev hơn 100 triệu USD; chưa kể vũ khí đi kèm.
Chưa hết, việc trang bị máy bay chiến đấu phương Tây, đi kèm với việc tái trang bị hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng mặt đất và mua vũ khí cho các máy bay này, vốn không được đề cập trong kế hoạch của Ukraine.
Những vũ khí hàng không mà Kiev có, hoàn toàn không phù hợp với máy bay phương Tây. Việc hiện đại hóa các thiết bị đã mua sẽ được yêu cầu theo các hợp đồng, điều này rõ ràng là không hợp lý, khi Ukraine phải mua toàn bộ vũ khí của phương Tây và không phát huy được nguồn lực trong nước.
Do đó, kế hoạch mua sắm số lượng máy bay từ 72-108 chiếc máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine vào năm 2035, có thể không có tính thực tế; vì Kiev không thể có đủ nguồn lực tài chính, cho một kế hoạch “thay máu” triệt để như vậy.
Rõ ràng là các chính trị gia và lãnh đạo quân đội Ukraine, đang trông chờ vào sự hỗ trợ của các đối tác phương Tây, cả về tài chính và việc bán (hoặc thậm chí cung cấp miễn phí) các thiết bị đã qua sử dụng.
Đặc biệt tại Mỹ, nhiều ý kiến cho rằng, có thể chuyển giao máy bay chiến đấu F-16C / D đang sử dụng của Không quân Mỹ, cho các đơn vị Không quân Ukraine; tuy nhiên những máy bay này, cũng đã hết niên hạn sử dụng. Nếu có tăng hạn, thời gian sử dụng cũng không kéo dài thêm là bao.
Vấn đề quan trọng nữa là, giả sử không quân Ukraine được hiện đại hóa theo đúng kế hoạch, thì câu hỏi đặt ra là, số chiến đấu cơ của Ukraine có phải là đối thủ xứng tầm của Không quân Nga hay Belarus hay không? Khi Nga bắt đầu trang bị chiến đấu cơ tàng hình Su-57 cho lực lượng của họ?