Tối ngày 14/3, cả Tel Aviv đã rung chuyển trong đêm khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) phát hiện có 2 quả đạn rocket của Hamas được phóng đi từ dải Gaza. Lâu lắm rồi người dân Tel Aviv mới phải sống trong sự sợ hãi. Nguồn ảnh: Los Angeles TimesTheo Times of Israel, "mật mã đỏ" báo động phòng không đã được kích hoạt tại Tel Aviv ở trung tâm Israel khi 2 quả đạn rocket phóng đi từ dải Gaza tấn công vào "trái tim" của Nhà nước Do Thái lần đầu tiên kể từ năm 2014. Nguồn ảnh: Click On DetroitSự việc trên được phía Israel nhận định là vô cùng nghiêm trọng và dẫn tới những trận không kích trả đũa ác liệt của máy bay chiến đấu Israel vào hơn 100 mục tiêu của nhóm vũ trang Hamas tại dải Gaza. Nguồn ảnh: 112 InternationalTheo tạp chí Jane's, loại đạn rocket mà Hamas sử dụng để oanh tạc Gaza vào đêm 14/3 được xác định là kiểu Fajr M-75 do Iran sản xuất. Nguồn ảnh: PatriajudiaTheo mạng Military Edge, Fajr M-75 là đạn rocket không điều khiển tầm xa do Tổ hợp công nghiệp hàng không vũ trụ Iran phát triển từ đầu những năm 1990. Nó bắt đầu được cung cấp cho lực lượng vũ trang hồi giáo Hamas năm 2012 và Hezbollah năm 2006. Nguồn ảnh: Military EdgeĐạn rocket Fajr M-75 nặng khoảng 915kg, dài 6,5m, trang bị đầu đạn nặng 175kg nổ phá mảnh hoặc kiểu bom chùm cho sức công phá rất mạnh mẽ. Nguồn ảnh: Military EdgeTầm bắn của đạn cỡ 333mm có thể đạt tới 75km. Nguồn ảnh: Military EdgeNguyên bản hệ thống Fajr M-75 đặt trên bệ phóng 4 ống lắp phía sau thùng xe tải dân sự Mercedes Benz 2624 hoặc 2831. Dẫu vậy, khi cần có thể chúng vẫn được tháo rời bệ phóng để khai hỏa ngay trên mặt đất như kiểu pháo phản lực DKB trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Military EdgeĐáng chú ý, Military Edge cho biết, Fajr M-75 được Iran thiết kế trên cơ sở tham khảo hệ thống pháo phản lực phóng loạt WS-1 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Military EdgeTuy có sức công phá lớn, thế nhưng Fajr M-75 được đánh giá là có độ chính xác nghèo nàn. Thế nên, không lạ khi trong đêm 14/3, hệ thống Iron Dome đã không hề khai hỏa bởi cả hai quả đạn đều không đánh trúng khu vực có dân cư. Nguồn ảnh: Military EdgeMời độc giả xem vieo: Thủ đô Israel bị tấn công bằng rocket sau nhiều năm yên bình. (nguồn CNN)
Tối ngày 14/3, cả Tel Aviv đã rung chuyển trong đêm khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) phát hiện có 2 quả đạn rocket của Hamas được phóng đi từ dải Gaza. Lâu lắm rồi người dân Tel Aviv mới phải sống trong sự sợ hãi. Nguồn ảnh: Los Angeles Times
Theo Times of Israel, "mật mã đỏ" báo động phòng không đã được kích hoạt tại Tel Aviv ở trung tâm Israel khi 2 quả đạn rocket phóng đi từ dải Gaza tấn công vào "trái tim" của Nhà nước Do Thái lần đầu tiên kể từ năm 2014. Nguồn ảnh: Click On Detroit
Sự việc trên được phía Israel nhận định là vô cùng nghiêm trọng và dẫn tới những trận không kích trả đũa ác liệt của máy bay chiến đấu Israel vào hơn 100 mục tiêu của nhóm vũ trang Hamas tại dải Gaza. Nguồn ảnh: 112 International
Theo tạp chí Jane's, loại đạn rocket mà Hamas sử dụng để oanh tạc Gaza vào đêm 14/3 được xác định là kiểu Fajr M-75 do Iran sản xuất. Nguồn ảnh: Patriajudia
Theo mạng Military Edge, Fajr M-75 là đạn rocket không điều khiển tầm xa do Tổ hợp công nghiệp hàng không vũ trụ Iran phát triển từ đầu những năm 1990. Nó bắt đầu được cung cấp cho lực lượng vũ trang hồi giáo Hamas năm 2012 và Hezbollah năm 2006. Nguồn ảnh: Military Edge
Đạn rocket Fajr M-75 nặng khoảng 915kg, dài 6,5m, trang bị đầu đạn nặng 175kg nổ phá mảnh hoặc kiểu bom chùm cho sức công phá rất mạnh mẽ. Nguồn ảnh: Military Edge
Tầm bắn của đạn cỡ 333mm có thể đạt tới 75km. Nguồn ảnh: Military Edge
Nguyên bản hệ thống Fajr M-75 đặt trên bệ phóng 4 ống lắp phía sau thùng xe tải dân sự Mercedes Benz 2624 hoặc 2831. Dẫu vậy, khi cần có thể chúng vẫn được tháo rời bệ phóng để khai hỏa ngay trên mặt đất như kiểu pháo phản lực DKB trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Military Edge
Đáng chú ý, Military Edge cho biết, Fajr M-75 được Iran thiết kế trên cơ sở tham khảo hệ thống pháo phản lực phóng loạt WS-1 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Military Edge
Tuy có sức công phá lớn, thế nhưng Fajr M-75 được đánh giá là có độ chính xác nghèo nàn. Thế nên, không lạ khi trong đêm 14/3, hệ thống Iron Dome đã không hề khai hỏa bởi cả hai quả đạn đều không đánh trúng khu vực có dân cư. Nguồn ảnh: Military Edge
Mời độc giả xem vieo: Thủ đô Israel bị tấn công bằng rocket sau nhiều năm yên bình. (nguồn CNN)