Theo thống kê, các tổ hợp chế tạo hàng không Nga hiện đang sản xuất hàng loạt 5 loại máy bay chiến đấu nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng cho kế hoạch vũ trang hiện nay của đất nước.Chúng bao gồm 3 phương tiện hạng nặng Su-57, Su-35S và Su-30SM; đi kèm máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và tiêm kích hạng trung MiG-35. Tuy nhiên trong tương lai gần bức tranh nói trên có thể sẽ thay đổi đáng kể.Tạp chí Military Watch (Mỹ) cho rằng tất cả các máy bay chiến đấu này sẽ được sản xuất hàng loạt cho đến khi kết thúc chương trình quốc phòng hiện tại vào năm 2027.Tuy nhiên các chuyên gia quân sự đánh giá sau thời điểm này, các nhà máy sẽ chuyển sang sản xuất tiêm kích tàng hình Su-57 và tiêm kích đánh chặn MiG-41.Do đó một câu hỏi hợp lý được đặt ra: điều gì sẽ xảy ra sau năm 2027 đối với các dây chuyền sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp những nền tảng thuộc thế hệ 4+ và 4 ++, xuất phát từ Su-27, Su-30, Su-35 và Su-34?Theo tác giả, trong bối cảnh lượng mua Su-57 tăng lên trong tương lai, người ta có thể mong đợi nhu cầu tiếp tục cải tiến các sản phẩm thế hệ thứ 4, "cả về chế tạo và vận hành đều rẻ hơn nhiều và có tiềm năng hiện đại hóa".Đồng thời rất có thể việc sản xuất Su-30 và Su-35 sẽ được kết hợp hóa trên cùng một dây chuyền thống nhất (hiện Su-35 do KnAAZ sản xuất, còn Su-30 do nhà máy máy bay Irkutsk chế tạo).Ngoài ra sự thống nhất của các loại hình này sẽ phát triển, vì thiết kế của chúng “về cơ bản là giống nhau”. Bây giờ sự khác biệt nằm ở trang bị của máy bay.Su-35 là mẫu tiêm kích đắt tiền, có động cơ AL-41F1S hiện đại và mạnh mẽ, tiết diện phản xạ radar nhỏ hơn nhiều do thiết kế khung máy bay tiên tiến hơn khi chứa một tỷ lệ lớn vật liệu composite, làm tăng sức mạnh và độ nhẹ trong cấu trúc của nó.Theo đánh giá từ tạp chí Mỹ Military Watch thì trong tương lai: "Hai máy bay chiến đấu này có thể được kết hợp thành một lớp duy nhất, sẽ có cả 'bản sửa đổi đơn và kép'".Ở giai đoạn đầu, Su-30 sẽ dần được cải tiến ngang tầm với Su-35, khi chiếc máy bay loại này sẽ nhận được động cơ AL-41F1S và radar N035 Irbis.Đồng thời quá trình ngược lại sẽ diễn ra: những thay đổi trong trang bị và thiết kế của Su-35 sẽ cho phép nó mang các hệ thống vũ khí mà Su-30 chuyên dùng, chẳng hạn như tổ hợp tên lửa chống hạm Kh-32."Hai nên tảng thực sự có thể hợp nhất thành một", tờ báo Mỹ viết và tin rằng những cỗ máy cũ hơn, chẳng hạn như Su-27 đã ngừng sản xuất từ lâu cũng sẽ thay đổi, đó là được tích hợp động cơ tương tự.Military Watch tin rằng ở giai đoạn thứ hai của quá trình hình thành một nền tảng duy nhất đó là máy bay sẽ nhận được thiết bị tác chiến điện tử mới, vật liệu composite, trí tuệ nhân tạo, thậm chí có thể là vũ khí laser và radar quét chủ động cùng loại với Su-57."Cuối cùng, khó có khả năng Nga tiếp tục sản xuất hai chiếc Flanker riêng biệt với thiết kế như vậy cho các nhiệm vụ tương tự, đặc biệt là khi chúng ngày càng trở nên giống nhau hơn", Military Watch kết luận và cho rằng Su-30SM cùng Su-35S sẽ sớm hợp nhất thành Super Flanker.
Theo thống kê, các tổ hợp chế tạo hàng không Nga hiện đang sản xuất hàng loạt 5 loại máy bay chiến đấu nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng cho kế hoạch vũ trang hiện nay của đất nước.
Chúng bao gồm 3 phương tiện hạng nặng Su-57, Su-35S và Su-30SM; đi kèm máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và tiêm kích hạng trung MiG-35. Tuy nhiên trong tương lai gần bức tranh nói trên có thể sẽ thay đổi đáng kể.
Tạp chí Military Watch (Mỹ) cho rằng tất cả các máy bay chiến đấu này sẽ được sản xuất hàng loạt cho đến khi kết thúc chương trình quốc phòng hiện tại vào năm 2027.
Tuy nhiên các chuyên gia quân sự đánh giá sau thời điểm này, các nhà máy sẽ chuyển sang sản xuất tiêm kích tàng hình Su-57 và tiêm kích đánh chặn MiG-41.
Do đó một câu hỏi hợp lý được đặt ra: điều gì sẽ xảy ra sau năm 2027 đối với các dây chuyền sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp những nền tảng thuộc thế hệ 4+ và 4 ++, xuất phát từ Su-27, Su-30, Su-35 và Su-34?
Theo tác giả, trong bối cảnh lượng mua Su-57 tăng lên trong tương lai, người ta có thể mong đợi nhu cầu tiếp tục cải tiến các sản phẩm thế hệ thứ 4, "cả về chế tạo và vận hành đều rẻ hơn nhiều và có tiềm năng hiện đại hóa".
Đồng thời rất có thể việc sản xuất Su-30 và Su-35 sẽ được kết hợp hóa trên cùng một dây chuyền thống nhất (hiện Su-35 do KnAAZ sản xuất, còn Su-30 do nhà máy máy bay Irkutsk chế tạo).
Ngoài ra sự thống nhất của các loại hình này sẽ phát triển, vì thiết kế của chúng “về cơ bản là giống nhau”. Bây giờ sự khác biệt nằm ở trang bị của máy bay.
Su-35 là mẫu tiêm kích đắt tiền, có động cơ AL-41F1S hiện đại và mạnh mẽ, tiết diện phản xạ radar nhỏ hơn nhiều do thiết kế khung máy bay tiên tiến hơn khi chứa một tỷ lệ lớn vật liệu composite, làm tăng sức mạnh và độ nhẹ trong cấu trúc của nó.
Theo đánh giá từ tạp chí Mỹ Military Watch thì trong tương lai: "Hai máy bay chiến đấu này có thể được kết hợp thành một lớp duy nhất, sẽ có cả 'bản sửa đổi đơn và kép'".
Ở giai đoạn đầu, Su-30 sẽ dần được cải tiến ngang tầm với Su-35, khi chiếc máy bay loại này sẽ nhận được động cơ AL-41F1S và radar N035 Irbis.
Đồng thời quá trình ngược lại sẽ diễn ra: những thay đổi trong trang bị và thiết kế của Su-35 sẽ cho phép nó mang các hệ thống vũ khí mà Su-30 chuyên dùng, chẳng hạn như tổ hợp tên lửa chống hạm Kh-32.
"Hai nên tảng thực sự có thể hợp nhất thành một", tờ báo Mỹ viết và tin rằng những cỗ máy cũ hơn, chẳng hạn như Su-27 đã ngừng sản xuất từ lâu cũng sẽ thay đổi, đó là được tích hợp động cơ tương tự.
Military Watch tin rằng ở giai đoạn thứ hai của quá trình hình thành một nền tảng duy nhất đó là máy bay sẽ nhận được thiết bị tác chiến điện tử mới, vật liệu composite, trí tuệ nhân tạo, thậm chí có thể là vũ khí laser và radar quét chủ động cùng loại với Su-57.
"Cuối cùng, khó có khả năng Nga tiếp tục sản xuất hai chiếc Flanker riêng biệt với thiết kế như vậy cho các nhiệm vụ tương tự, đặc biệt là khi chúng ngày càng trở nên giống nhau hơn", Military Watch kết luận và cho rằng Su-30SM cùng Su-35S sẽ sớm hợp nhất thành Super Flanker.