Theo Hải quân Philippines, hôm 19/3 vừa qua nước này đã đưa vào trang bị máy bay tuần thám Beechcraft King Air TC-90 thứ hai do Nhật Bản chuyển giao tại căn cứ hải quân Heracleo Alano ở thành phố Cavite. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.Trước khi được chuyển cho Hải quân Philippines, những chiếc King Air C-90 trên thuộc biên chế Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản. Và lực lượng này vẫn đang vận hành hơn 10 chiếc King Air TC-90. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.Nhật Bản bắt đầu chuyển giao King Air TC-90 cho Philippines từ cuối năm 2017, với chiếc đầu tiên vào tháng 11/2017 và được Hải quân Philippines đưa vào trang bị trong đầu năm 2018. Được biết số King Air TC-90 được Nhật Bản chuyển giao Philippines đều phải trải qua quá trình nâng cấp bổ sung trước khi được phép hoạt động trở lại. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.Hình ảnh King Air C-90 trong lễ biên chế cho Hải quân Philippines hôm 19/3. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.Theo thỏa thuận giữa Nhật Bản và Philippines trước đây, Tokyo sẽ cho Manila thuê 5 chiếc King Air TC-90 với thời hạn 5 năm khi thời điểm đó Luật pháp Nhật cấm nước này chuyển giao các thiết bị quân sự cho nước ngoài. Tuy nhiên, khi điều luật này thay đổi, Nhật Bản đã quyết định chuyển giao hoàn toàn 5 chiếc King Air TC-90 cho Philippines. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.Hiện tại, Hải quân Philippines vẫn đang trong quá trình đào tạo chuyển loại các phi đoàn để vận hành số King Air TC-90 sắp được chuyển giao cùng với đó là lực lượng hỗ trợ kỹ thuật mặt đất. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.Beechcraft King Air là dòng máy bay cánh quạt hai động cơ do hãng Beech Aircraft Corporation chế tạo, hoạt động chủ yếu trong thị trường hàng không dân sự. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản bắt đầu sử dụng King Air TC-90 từ đầu những năm 1970 và biến thế quân sự của King Air C-90. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.Ở giai đoạn đỉnh điểm Phòng vệ trên Biển Nhật Bản có khoảng 40 chiếc King Air C-90 với ba biến thể TC-90, LC-90 và UC-90, trong đó UC-90 là biến thế dành cho nhiệm vụ tuần thám, trinh sát trên không. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.Còn đối với biến thể TC-90 chỉ được sử dụng cho nhiệm vụ bay huấn luyện nên khi được chuyển giao cho Hải quân Philippines chúng cần được trang bị thêm các thiết bị giám sát hàng không và hệ thống điện tử hàng không bổ sung. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.Về thiết kế, biến thể TC-90 không có nhiều sự khác biệt với biến thể dân sự C-90, nó được trang bị hai động cơ cánh quạt Pratt & Whitney Canada PT6 có công suất 410 kW mỗi chiếc, cho phép TC-90 bay với vận tốc tối đa lên đến 500km/h và ở tốc độ hành trình là hơn 400km/h, tầm hoạt động của nó chỉ ở ngưỡng hơn 2.400km ở tốc độ bay thông thường. Nguồn ảnh: Phòng vệ Nhật Bản.Về thiết kế tổng thể TC-90 có sải cánh dài 15.3m, dài 10.8m và cao 4.3mm. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó là hơn 4.5 tấn và có khả năng mang theo 7 hành khách cùng phi hành đoàn từ 1-2 người. Nguồn ảnh: Phòng vệ Nhật Bản.Mời độc giả xem video: Những chiếc TC-90 đầu tiên của Hải quân Philippines. (Nguồn DEFANCE MILITARY)
Theo Hải quân Philippines, hôm 19/3 vừa qua nước này đã đưa vào trang bị máy bay tuần thám Beechcraft King Air TC-90 thứ hai do Nhật Bản chuyển giao tại căn cứ hải quân Heracleo Alano ở thành phố Cavite. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.
Trước khi được chuyển cho Hải quân Philippines, những chiếc King Air C-90 trên thuộc biên chế Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản. Và lực lượng này vẫn đang vận hành hơn 10 chiếc King Air TC-90. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.
Nhật Bản bắt đầu chuyển giao King Air TC-90 cho Philippines từ cuối năm 2017, với chiếc đầu tiên vào tháng 11/2017 và được Hải quân Philippines đưa vào trang bị trong đầu năm 2018. Được biết số King Air TC-90 được Nhật Bản chuyển giao Philippines đều phải trải qua quá trình nâng cấp bổ sung trước khi được phép hoạt động trở lại. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.
Hình ảnh King Air C-90 trong lễ biên chế cho Hải quân Philippines hôm 19/3. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.
Theo thỏa thuận giữa Nhật Bản và Philippines trước đây, Tokyo sẽ cho Manila thuê 5 chiếc King Air TC-90 với thời hạn 5 năm khi thời điểm đó Luật pháp Nhật cấm nước này chuyển giao các thiết bị quân sự cho nước ngoài. Tuy nhiên, khi điều luật này thay đổi, Nhật Bản đã quyết định chuyển giao hoàn toàn 5 chiếc King Air TC-90 cho Philippines. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.
Hiện tại, Hải quân Philippines vẫn đang trong quá trình đào tạo chuyển loại các phi đoàn để vận hành số King Air TC-90 sắp được chuyển giao cùng với đó là lực lượng hỗ trợ kỹ thuật mặt đất. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.
Beechcraft King Air là dòng máy bay cánh quạt hai động cơ do hãng Beech Aircraft Corporation chế tạo, hoạt động chủ yếu trong thị trường hàng không dân sự. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản bắt đầu sử dụng King Air TC-90 từ đầu những năm 1970 và biến thế quân sự của King Air C-90. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.
Ở giai đoạn đỉnh điểm Phòng vệ trên Biển Nhật Bản có khoảng 40 chiếc King Air C-90 với ba biến thể TC-90, LC-90 và UC-90, trong đó UC-90 là biến thế dành cho nhiệm vụ tuần thám, trinh sát trên không. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.
Còn đối với biến thể TC-90 chỉ được sử dụng cho nhiệm vụ bay huấn luyện nên khi được chuyển giao cho Hải quân Philippines chúng cần được trang bị thêm các thiết bị giám sát hàng không và hệ thống điện tử hàng không bổ sung. Nguồn ảnh: The Philippine Fleet.
Về thiết kế, biến thể TC-90 không có nhiều sự khác biệt với biến thể dân sự C-90, nó được trang bị hai động cơ cánh quạt Pratt & Whitney Canada PT6 có công suất 410 kW mỗi chiếc, cho phép TC-90 bay với vận tốc tối đa lên đến 500km/h và ở tốc độ hành trình là hơn 400km/h, tầm hoạt động của nó chỉ ở ngưỡng hơn 2.400km ở tốc độ bay thông thường. Nguồn ảnh: Phòng vệ Nhật Bản.
Về thiết kế tổng thể TC-90 có sải cánh dài 15.3m, dài 10.8m và cao 4.3mm. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó là hơn 4.5 tấn và có khả năng mang theo 7 hành khách cùng phi hành đoàn từ 1-2 người. Nguồn ảnh: Phòng vệ Nhật Bản.
Mời độc giả xem video: Những chiếc TC-90 đầu tiên của Hải quân Philippines. (Nguồn DEFANCE MILITARY)