Cũng theo Sputnik dẫn lời người phát ngôn bộ quốc phòng Mỹ cho hay, Seoul và Washington đang đàm phán lại về việc triển khai lâu dài các hệ thống tên lửa phòng thủ tầm cao hay còn gọi là hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD của Mỹ tại quốc gia này. Nguồn ảnh: National.Điều này đi ngược lại hoàn toàn với tôn chỉ của Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Khi tranh cử, ông Moon Jae-in từng tuyên bố rằng nếu trở thành Tổng thống Hàn Quốc, ông sẽ hạn chế tối đa việc "gây hấn" trên bàn ngoại giao với Triều Tiên, bao gồm cả việc triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tầm cao của Mỹ tại nước này. Nguồn ảnh: UPI.Thực tế, việc triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc chưa được sự chấp thuận của quốc hội nước này, gây nên làn sóng tranh cãi rất lớn trong dân chúng vì nhiều người cho rằng, việc triển khai hệ thống tên lửa THAAD tại Hàn Quốc giống với một lời tuyên chiến dành cho phía Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sputnik.Các chuyên gia quân sự cho rằng, việc Seoul có ý định cho phép Mỹ tiếp tục triển khai 6 hệ thống tên lửa phòng không tầm cao tại Hàn Quốc thêm một thời gian nữa là hệ quả sau cuộc phóng thử tên lửa gần đây của Triều Tiên mà cả Mỹ và Hàn Quốc đều tin rằng Bình Nhưỡng đã gần hoàn tất việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nguồn ảnh: Nytimes.Trong tương lai, chắc chắn phía Triều Tiên sẽ tiếp tục thử tên lửa đạn đạo tầm xa và khi đó một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao đặt tại Hàn Quốc là điều cần thiết nếu nước này không muốn trở nên bị động khi bị tấn công bất ngờ. Nguồn ảnh: Times.Hệ thống tên lửa THAAD được thiết kế từ năm 1987 và chính thức đưa vào sản xuất từ năm 2008 tới nay bởi hãng Lockhead Martin. Mỗi quả tên lửa trong hệ thống này có trọng lượng 900 kg, tầm bắn 200 km (chưa có con số chính xác, có thể đạt tầm bắn lớn hơn) và vận tốc lên tới 2,8 km/giây tương đương với Mach 8.24. Nguồn ảnh: BI.Một khẩu đội THAAD bao gồm 6 xe phóng, mỗi xe lắp 8 tên lửa cùng với hai trạm chỉ huy chiến thuật cơ động và đài radar AN/TPY-2 band-X. Nguồn ảnh: Sputnik.Nằm cách biên giới chỉ 50 km, thủ đô Seoul của Hàn Quốc thực sự rất dễ bị tổn thương nếu phía Triều Tiên chủ động đánh phủ đầu nước này, vậy nên một hệ thống phòng thủ diện rộng tầm xa rõ ràng là cần thiết cho Hàn Quốc. Mặc dù vậy, cư dân xung quanh các khu vực triển khai THAAD ở Hàn Quốc lại cho rằng, việc đặt các hệ thống THAAD tại đây sẽ biến khu vực đó thành mục tiêu ưu tiên số một của Triều Tiên khi phát động chiến tranh dẫn đến hệ quả là nhiều cuộc biểu tình của người dân và sức ép từ quốc hội Hàn Quốc về việc Mỹ rút các hệ thống phòng thủ tên lửa này ra khỏi Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Reuter.
Cũng theo Sputnik dẫn lời người phát ngôn bộ quốc phòng Mỹ cho hay, Seoul và Washington đang đàm phán lại về việc triển khai lâu dài các hệ thống tên lửa phòng thủ tầm cao hay còn gọi là hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD của Mỹ tại quốc gia này. Nguồn ảnh: National.
Điều này đi ngược lại hoàn toàn với tôn chỉ của Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Khi tranh cử, ông Moon Jae-in từng tuyên bố rằng nếu trở thành Tổng thống Hàn Quốc, ông sẽ hạn chế tối đa việc "gây hấn" trên bàn ngoại giao với Triều Tiên, bao gồm cả việc triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tầm cao của Mỹ tại nước này. Nguồn ảnh: UPI.
Thực tế, việc triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc chưa được sự chấp thuận của quốc hội nước này, gây nên làn sóng tranh cãi rất lớn trong dân chúng vì nhiều người cho rằng, việc triển khai hệ thống tên lửa THAAD tại Hàn Quốc giống với một lời tuyên chiến dành cho phía Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sputnik.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, việc Seoul có ý định cho phép Mỹ tiếp tục triển khai 6 hệ thống tên lửa phòng không tầm cao tại Hàn Quốc thêm một thời gian nữa là hệ quả sau cuộc phóng thử tên lửa gần đây của Triều Tiên mà cả Mỹ và Hàn Quốc đều tin rằng Bình Nhưỡng đã gần hoàn tất việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nguồn ảnh: Nytimes.
Trong tương lai, chắc chắn phía Triều Tiên sẽ tiếp tục thử tên lửa đạn đạo tầm xa và khi đó một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao đặt tại Hàn Quốc là điều cần thiết nếu nước này không muốn trở nên bị động khi bị tấn công bất ngờ. Nguồn ảnh: Times.
Hệ thống tên lửa THAAD được thiết kế từ năm 1987 và chính thức đưa vào sản xuất từ năm 2008 tới nay bởi hãng Lockhead Martin. Mỗi quả tên lửa trong hệ thống này có trọng lượng 900 kg, tầm bắn 200 km (chưa có con số chính xác, có thể đạt tầm bắn lớn hơn) và vận tốc lên tới 2,8 km/giây tương đương với Mach 8.24. Nguồn ảnh: BI.
Một khẩu đội THAAD bao gồm 6 xe phóng, mỗi xe lắp 8 tên lửa cùng với hai trạm chỉ huy chiến thuật cơ động và đài radar AN/TPY-2 band-X. Nguồn ảnh: Sputnik.
Nằm cách biên giới chỉ 50 km, thủ đô Seoul của Hàn Quốc thực sự rất dễ bị tổn thương nếu phía Triều Tiên chủ động đánh phủ đầu nước này, vậy nên một hệ thống phòng thủ diện rộng tầm xa rõ ràng là cần thiết cho Hàn Quốc. Mặc dù vậy, cư dân xung quanh các khu vực triển khai THAAD ở Hàn Quốc lại cho rằng, việc đặt các hệ thống THAAD tại đây sẽ biến khu vực đó thành mục tiêu ưu tiên số một của Triều Tiên khi phát động chiến tranh dẫn đến hệ quả là nhiều cuộc biểu tình của người dân và sức ép từ quốc hội Hàn Quốc về việc Mỹ rút các hệ thống phòng thủ tên lửa này ra khỏi Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Reuter.