Trực thăng tấn công AH-64 Apache là phương tiện mang hỏa lực mạnh và độ chính xác cao, tuy nhiên khác với xe tăng hay chiến đấu cơ, chúng luôn gặp khó khăn trước các loại súng máy hạng nhẹ và tên lửa vác vai.Cụ thể, trong một cuộc tiến công chống lại một sư đoàn bọc thép của Iraq, một phi đội gồm 31 trực thăng AH-64 đã bị hư hỏng nặng do súng máy và súng phóng lựu.Ngoài ra, thực tế chiến đấu của phi đội Apache của Saudi Arabia trong cuộc chiến với lực lượng Houthi tại Yemem cũng đã bộc lộ những điểm yếu của dòng trực thăng tấn công này. Đặc biệt, AH-64 đã "mất mặt" khi để thua trực thăng Mi-35 đời đầu của Nga với trang bị thua kém mọi mặt.Cụ thể, hồi năm 1999, AH-64 đã bị đánh bại trong không chiến bởi một chiếc Mi-35 của Serbia. Chiếc Mi-35 này đã bắn hạ một trực thăng АН-64 và một trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk của Mỹ tham gia vào chiến dịch giải cứu phi công chiếc tiêm kích F-16 bị bắn rơi.Theo Defence-blog, đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ quyết thực hiện gói nâng cấp nhằm tăng cường sức mạnh cho dòng trực thăng tấn công số 1 của mình. Nội dung nâng cấp tập trung vào việc trang bị vũ khí tấn công tầm xa và phiên bản mới của hệ thống tác chiến MUM-T.Hệ thống này sẽ cho phép các trực thăng AH-64E có thể tiếp nhận thông tin và tương tác với những máy bay không người lái Army Shadow và Gray Eagle của không quân.MUM-T cho phép Apache xác định và tấn công các mục tiêu của đối phương ở khoảng gần 100 km nhờ vào phân tích hình ảnh được cung cấp từ các cảm biến của các UAV.Với tầm tấn công đạt được sau nâng cấp, giới quân sự Mỹ tin rằng, Apache sở hữu sức mạnh vượt trội so với tất cả những trực thăng tấn công tối tân nhất hiện nay của Nga.
Trực thăng tấn công AH-64 Apache là phương tiện mang hỏa lực mạnh và độ chính xác cao, tuy nhiên khác với xe tăng hay chiến đấu cơ, chúng luôn gặp khó khăn trước các loại súng máy hạng nhẹ và tên lửa vác vai.
Cụ thể, trong một cuộc tiến công chống lại một sư đoàn bọc thép của Iraq, một phi đội gồm 31 trực thăng AH-64 đã bị hư hỏng nặng do súng máy và súng phóng lựu.
Ngoài ra, thực tế chiến đấu của phi đội Apache của Saudi Arabia trong cuộc chiến với lực lượng Houthi tại Yemem cũng đã bộc lộ những điểm yếu của dòng trực thăng tấn công này. Đặc biệt, AH-64 đã "mất mặt" khi để thua trực thăng Mi-35 đời đầu của Nga với trang bị thua kém mọi mặt.
Cụ thể, hồi năm 1999, AH-64 đã bị đánh bại trong không chiến bởi một chiếc Mi-35 của Serbia. Chiếc Mi-35 này đã bắn hạ một trực thăng АН-64 và một trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk của Mỹ tham gia vào chiến dịch giải cứu phi công chiếc tiêm kích F-16 bị bắn rơi.
Theo Defence-blog, đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ quyết thực hiện gói nâng cấp nhằm tăng cường sức mạnh cho dòng trực thăng tấn công số 1 của mình. Nội dung nâng cấp tập trung vào việc trang bị vũ khí tấn công tầm xa và phiên bản mới của hệ thống tác chiến MUM-T.
Hệ thống này sẽ cho phép các trực thăng AH-64E có thể tiếp nhận thông tin và tương tác với những máy bay không người lái Army Shadow và Gray Eagle của không quân.
MUM-T cho phép Apache xác định và tấn công các mục tiêu của đối phương ở khoảng gần 100 km nhờ vào phân tích hình ảnh được cung cấp từ các cảm biến của các UAV.
Với tầm tấn công đạt được sau nâng cấp, giới quân sự Mỹ tin rằng, Apache sở hữu sức mạnh vượt trội so với tất cả những trực thăng tấn công tối tân nhất hiện nay của Nga.