Những khẩu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV cải tiến đầu tiên đã được chuyển giao cho Quân đội Nga vào tháng 5/2020, và là một trong nhiều phương tiện chiến đấu mới, mang tính cách mạng; đang được đưa vào biên chế chiến đấu, cùng với xe tăng T-14 và xe chiến đấu bọc thép T-15. Hệ thống pháo tự hành Koalitsiya-SV đã được tối ưu hóa trong quá trình phát triển, đặc biệt để tấn công các vị trí kiên cố ở xa phía sau chiến tuyến và có thể bắn 10 phát mỗi phút vào các mục tiêu cách xa 70 km.Về vũ khí phòng thủ, pháo tự hành Koalitsiya-SV được trang bị súng máy điều khiển từ xa, được bố trí trên nóc tháp pháo và lựu đạn khói làm vũ khí phòng thủ thứ cấp. Vỏ giáp của xe có thể chống được đạn 20mm hoặc các mảnh văng của bom, pháo.Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV được trang bị pháo chính 2A88 cỡ nòng 152 mm, đạt tầm bắn tối đa 40 km với đạn thông thường và 70 km với đạn tăng tầm; với nhiều loại đầu đạn khác nhau gồm: đạn nổ phá, đạn chiếu sáng, đạn khói, đạn cháy, đạn hóa học và đạn có điều khiển.Nhờ hệ thống nạp đạn tự động, Koalitsiya-SV có thể đạt tốc độ bắn tối đa 15-20 phát/phút, nhanh gấp ba lần mẫu pháo tự hành M109 Paladin của Mỹ. Ngoài ra nhờ mức độ tự động hóa cao, cho phép pháo Koalitsiya-SV chỉ cần hai đến ba người để sử dụng, trong khi kíp pháo M109 Paladin cần đến 6 người.Về độ chính xác của pháo tự hành Koalitsiya-SV, theo ông Vadim Kozyulin, thuộc Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết: “Bán kính lệch mục tiêu của Koalitsiya là khoảng một hai mét và có tầm bắn đến 70 km; vũ khí này có mức chính xác giống như một khẩu súng bắn tỉa”.Đánh giá kỹ lưỡng về hiệu suất của nó, chuyên gia Kozyulin cho biết: “Koalitsiya được trang bị một số loại đạn đặc biệt, bên cạnh đạn thông thường như pháo khác, nó còn được trang bị đạn xuyên giáp dẫn đường bằng laser, có thể bắn trúng mục tiêu khi đang di chuyển”.Loại đạn pháo có điều khiển chính xác mà chuyên gia Kozyulin nhắc đến, được gọi là đạn Krasnopol và được phát triển đặc biệt cho pháo Koalitsiya… Kíp xe có thể nhập tọa độ mục tiêu vào máy tính của Koalitsiya; ngoài ra đạn Krasnopol có thể nhận dữ liệu từ UAV. Theo chuyên gia Pavel Kovalev, được hãng truyền thông nhà nước Nga TASS trích dẫn, hệ thống pháo này “vượt trội hơn các phiên bản trong nước và nước ngoài từ 30-70% về tầm bắn, 50-200% về độ chính xác của hỏa lực, 50-200% về thời gian hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu”.Tuyên bố này “hơi đáng ngờ”, vì một mẫu pháo cũ là khẩu pháo Koksan 170mm của Triều Tiên, được đưa vào sử dụng từ những năm 1970 cũng có tầm bắn ước tính là 70 km. Trong khi đó, pháo tự hành 155mm Type 05 của Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục về tầm bắn, khi có tầm bắn xa đến 100km. Mặc dù pháo tự hành Koalitsiya-SV hiện đang cung cấp cho Nga lợi thế so với các đối thủ NATO, nhưng có thể gặp bất lợi trước loại pháo tự hành của nước láng giềng Đông Á là Hàn Quốc với loại Thunder K-9, cũng là một đối thủ tương đương về hiệu suất. Còn đối thủ chính của Nga là Mỹ, cũng có những nỗ lực đáng chú ý để nâng cấp lực lượng pháo binh của họ từ cuối những năm 2010, với một số kết quả thử nghiệm rất hứa hẹn. Nhưng có lẽ Quân đội Mỹ có xu hướng nghiêng về tên lửa chiến thuật ATACMS, có tầm bắn và mức chính xác cao hơn.Về pháo tự hành, Quân đội Mỹ tiếp tục cải tiến, nâng cấp pháo tự hành M109 Paladin, sử dụng đạn pháo 155 mm với tầm bắn khoảng 30 km với đạn thường và 70km với đạn tăng tầm; nhưng tầm bắn và mức chính xác vẫn kém pháo Koalitsiya-SV. Pháo tự hành Koalitsiya-SV mặc dù đáng gờm, có thể sẽ vượt mặt các loại pháo mặt đất của NATO trong tương lai; mặc dù nó chỉ mới bắt đầu gia nhập biên chế chiến đấu của Quân đội Nga từ năm ngoái. Với việc Quân đội Mỹ đang đối mặt với ngân sách ngày càng eo hẹp và nhiều vũ khí theo Quân đội Mỹ là “quan trọng hơn”; vậy liệu ngân sách có được phân bổ để triển khai một thế hệ pháo mới, có chi phí cao hơn đáng kể so với các đối tác Nga của họ hay không, vẫn là một câu hỏi. Nguồn ảnh: Flickr.
Những khẩu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV cải tiến đầu tiên đã được chuyển giao cho Quân đội Nga vào tháng 5/2020, và là một trong nhiều phương tiện chiến đấu mới, mang tính cách mạng; đang được đưa vào biên chế chiến đấu, cùng với xe tăng T-14 và xe chiến đấu bọc thép T-15.
Hệ thống pháo tự hành Koalitsiya-SV đã được tối ưu hóa trong quá trình phát triển, đặc biệt để tấn công các vị trí kiên cố ở xa phía sau chiến tuyến và có thể bắn 10 phát mỗi phút vào các mục tiêu cách xa 70 km.
Về vũ khí phòng thủ, pháo tự hành Koalitsiya-SV được trang bị súng máy điều khiển từ xa, được bố trí trên nóc tháp pháo và lựu đạn khói làm vũ khí phòng thủ thứ cấp. Vỏ giáp của xe có thể chống được đạn 20mm hoặc các mảnh văng của bom, pháo.
Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV được trang bị pháo chính 2A88 cỡ nòng 152 mm, đạt tầm bắn tối đa 40 km với đạn thông thường và 70 km với đạn tăng tầm; với nhiều loại đầu đạn khác nhau gồm: đạn nổ phá, đạn chiếu sáng, đạn khói, đạn cháy, đạn hóa học và đạn có điều khiển.
Nhờ hệ thống nạp đạn tự động, Koalitsiya-SV có thể đạt tốc độ bắn tối đa 15-20 phát/phút, nhanh gấp ba lần mẫu pháo tự hành M109 Paladin của Mỹ. Ngoài ra nhờ mức độ tự động hóa cao, cho phép pháo Koalitsiya-SV chỉ cần hai đến ba người để sử dụng, trong khi kíp pháo M109 Paladin cần đến 6 người.
Về độ chính xác của pháo tự hành Koalitsiya-SV, theo ông Vadim Kozyulin, thuộc Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết: “Bán kính lệch mục tiêu của Koalitsiya là khoảng một hai mét và có tầm bắn đến 70 km; vũ khí này có mức chính xác giống như một khẩu súng bắn tỉa”.
Đánh giá kỹ lưỡng về hiệu suất của nó, chuyên gia Kozyulin cho biết: “Koalitsiya được trang bị một số loại đạn đặc biệt, bên cạnh đạn thông thường như pháo khác, nó còn được trang bị đạn xuyên giáp dẫn đường bằng laser, có thể bắn trúng mục tiêu khi đang di chuyển”.
Loại đạn pháo có điều khiển chính xác mà chuyên gia Kozyulin nhắc đến, được gọi là đạn Krasnopol và được phát triển đặc biệt cho pháo Koalitsiya… Kíp xe có thể nhập tọa độ mục tiêu vào máy tính của Koalitsiya; ngoài ra đạn Krasnopol có thể nhận dữ liệu từ UAV.
Theo chuyên gia Pavel Kovalev, được hãng truyền thông nhà nước Nga TASS trích dẫn, hệ thống pháo này “vượt trội hơn các phiên bản trong nước và nước ngoài từ 30-70% về tầm bắn, 50-200% về độ chính xác của hỏa lực, 50-200% về thời gian hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu”.
Tuyên bố này “hơi đáng ngờ”, vì một mẫu pháo cũ là khẩu pháo Koksan 170mm của Triều Tiên, được đưa vào sử dụng từ những năm 1970 cũng có tầm bắn ước tính là 70 km. Trong khi đó, pháo tự hành 155mm Type 05 của Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục về tầm bắn, khi có tầm bắn xa đến 100km.
Mặc dù pháo tự hành Koalitsiya-SV hiện đang cung cấp cho Nga lợi thế so với các đối thủ NATO, nhưng có thể gặp bất lợi trước loại pháo tự hành của nước láng giềng Đông Á là Hàn Quốc với loại Thunder K-9, cũng là một đối thủ tương đương về hiệu suất.
Còn đối thủ chính của Nga là Mỹ, cũng có những nỗ lực đáng chú ý để nâng cấp lực lượng pháo binh của họ từ cuối những năm 2010, với một số kết quả thử nghiệm rất hứa hẹn. Nhưng có lẽ Quân đội Mỹ có xu hướng nghiêng về tên lửa chiến thuật ATACMS, có tầm bắn và mức chính xác cao hơn.
Về pháo tự hành, Quân đội Mỹ tiếp tục cải tiến, nâng cấp pháo tự hành M109 Paladin, sử dụng đạn pháo 155 mm với tầm bắn khoảng 30 km với đạn thường và 70km với đạn tăng tầm; nhưng tầm bắn và mức chính xác vẫn kém pháo Koalitsiya-SV.
Pháo tự hành Koalitsiya-SV mặc dù đáng gờm, có thể sẽ vượt mặt các loại pháo mặt đất của NATO trong tương lai; mặc dù nó chỉ mới bắt đầu gia nhập biên chế chiến đấu của Quân đội Nga từ năm ngoái.
Với việc Quân đội Mỹ đang đối mặt với ngân sách ngày càng eo hẹp và nhiều vũ khí theo Quân đội Mỹ là “quan trọng hơn”; vậy liệu ngân sách có được phân bổ để triển khai một thế hệ pháo mới, có chi phí cao hơn đáng kể so với các đối tác Nga của họ hay không, vẫn là một câu hỏi. Nguồn ảnh: Flickr.