Máy bay tấn công mặt đất AC-130J Ghostriders được Mỹ điều đến Afghanistan thay thế những chiếc Spooky II hồi giữa năm 2019. Tại đây, AC-130J Ghostriders trực tiếp tham chiến và hỗ trợ nhiệm vụ chiến đấu cho lực lượng đặc biệt đượ Mỹ triển khai tại quốc gia Nam Á này. Nhưng theo thoả thuận Mỹ vừa ký với Taliban, lực lượng Mỹ và trang bị phải rút khỏi Afghanistan.Theo kế hoạch triển khai, sau Afghanistan có thể Syria là nơi tiếp theo Mỹ sẽ triển khai dòng cường kích lớn nhất thế giới này. Tại bất kỳ chiến trường nào nếu AC-130J Ghostrider có mặt, chúng đều có thể thực hiện được cả những sứ mệnh đặc biệt quan trọng, đó là vận chuyển quân, tấn công yểm trợ mặt đất khi cần hoặc độc lập tác chiến.Nhờ đó, AC-130J có thể đảm đương nhiệm vụ không kích yểm trợ lính đặc nhiệm tấn công lẫn khi rút lui và bảo vệ vùng trời tại khu chiến. Nó có sức mạnh đủ để chế áp các mục tiêu được lên kế hoạch trước lẫn các mục tiêu xuất hiện ngoài dự kiến.Để tăng cường tầm hoạt động, máy bay AC-130J cũng được thiết kế để có thể được tiếp nhiên liệu trên không. Các thiết bị điện tử tinh vi trên AC-130J có thể kể đến một số như thiết bị cảnh báo radar AN/ALR-56M, hệ thống cảnh báo đang bị tên lửa khóa AN/AAR-47 (V) 2, hệ thống phóng mồi nhiễu AN/ALE-47. Không quân Mỹ đã phát triển và lắp đặt hệ thống Bộ vũ khí chính xác (PSP) cho AC-130J.Vũ khí của AC-130J giờ đây sẽ gồm pháo tự động 30mm Mk 44 Bushmaster, một pháo 105mm cùng các loại vũ khí chính xác bao gồm bom thông minh GBU-39 và tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-176 Griffin. Bệ phóng tên lửa ở phía sau khoang hàng, máy bay sẽ mở cửa đuôi để có thể khai hỏa.Các thiết bị thông tin tình báo, quan sát và trinh sát trong hệ thống PSP bao gồm hai cảm biến quang - điện tử, hệ thống hiển thị trên mũ phi công, hệ thống trao đổi dữ liệu hình ảnh, thông tin đa năng. Ở khoang sau là hệ thống chỉ huy toàn bộ hỏa lực của AC-130J, ngoài ra máy bay còn có thiết bị kiểm soát hỏa lực tiên tiến.AC-130J sử dụng 4 động cơ cánh quạt 6 lá Rolls-Royce AE 2100D3 với lực đẩy 3.458kW mỗi cái. Máy bay có thể bay quãng đường dài 4.800km mà không cần tiếp dầu và có thể bay tốc độ 670km/h ở độ cao 6,7km.Có thể nói MC-130J và AC-130J biên chế cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ cho thấy sự ưu ái dành cho lực lượng này, với tầm hoạt động xa và khả năng len lỏi vào sâu trong lòng địch để đổ quân hay hỗ trợ hậu cần của MC-130J, giờ đây đặc nhiệm Mỹ có thêm AC-130J với hỏa lực mạnh mẽ có thể quét sạch cả xe tăng địch. Điều đó cho thấy những chiến dịch của lực lượng đặc biệt Mỹ hứa hẹn sẽ càng táo bạo và hiệu quả hơn trước nhiều lần.Tuy nhiên, với kích thước của một chiếc vận tải cơ và chỉ có thể bay với tốc độ 670km/h ở độ cao 6,7km, giới quân sự Nga và cả Syria tin rằng, nếu chiếc cường kích này bay vào những khu vực không được phép và đe dọa đến sự an toàn của lực lượng Nga và Syria, AC-130J sẽ dễ dàng bị bắn hạ.
Máy bay tấn công mặt đất AC-130J Ghostriders được Mỹ điều đến Afghanistan thay thế những chiếc Spooky II hồi giữa năm 2019. Tại đây, AC-130J Ghostriders trực tiếp tham chiến và hỗ trợ nhiệm vụ chiến đấu cho lực lượng đặc biệt đượ Mỹ triển khai tại quốc gia Nam Á này. Nhưng theo thoả thuận Mỹ vừa ký với Taliban, lực lượng Mỹ và trang bị phải rút khỏi Afghanistan.
Theo kế hoạch triển khai, sau Afghanistan có thể Syria là nơi tiếp theo Mỹ sẽ triển khai dòng cường kích lớn nhất thế giới này. Tại bất kỳ chiến trường nào nếu AC-130J Ghostrider có mặt, chúng đều có thể thực hiện được cả những sứ mệnh đặc biệt quan trọng, đó là vận chuyển quân, tấn công yểm trợ mặt đất khi cần hoặc độc lập tác chiến.
Nhờ đó, AC-130J có thể đảm đương nhiệm vụ không kích yểm trợ lính đặc nhiệm tấn công lẫn khi rút lui và bảo vệ vùng trời tại khu chiến. Nó có sức mạnh đủ để chế áp các mục tiêu được lên kế hoạch trước lẫn các mục tiêu xuất hiện ngoài dự kiến.
Để tăng cường tầm hoạt động, máy bay AC-130J cũng được thiết kế để có thể được tiếp nhiên liệu trên không. Các thiết bị điện tử tinh vi trên AC-130J có thể kể đến một số như thiết bị cảnh báo radar AN/ALR-56M, hệ thống cảnh báo đang bị tên lửa khóa AN/AAR-47 (V) 2, hệ thống phóng mồi nhiễu AN/ALE-47. Không quân Mỹ đã phát triển và lắp đặt hệ thống Bộ vũ khí chính xác (PSP) cho AC-130J.
Vũ khí của AC-130J giờ đây sẽ gồm pháo tự động 30mm Mk 44 Bushmaster, một pháo 105mm cùng các loại vũ khí chính xác bao gồm bom thông minh GBU-39 và tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-176 Griffin. Bệ phóng tên lửa ở phía sau khoang hàng, máy bay sẽ mở cửa đuôi để có thể khai hỏa.
Các thiết bị thông tin tình báo, quan sát và trinh sát trong hệ thống PSP bao gồm hai cảm biến quang - điện tử, hệ thống hiển thị trên mũ phi công, hệ thống trao đổi dữ liệu hình ảnh, thông tin đa năng. Ở khoang sau là hệ thống chỉ huy toàn bộ hỏa lực của AC-130J, ngoài ra máy bay còn có thiết bị kiểm soát hỏa lực tiên tiến.
AC-130J sử dụng 4 động cơ cánh quạt 6 lá Rolls-Royce AE 2100D3 với lực đẩy 3.458kW mỗi cái. Máy bay có thể bay quãng đường dài 4.800km mà không cần tiếp dầu và có thể bay tốc độ 670km/h ở độ cao 6,7km.
Có thể nói MC-130J và AC-130J biên chế cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ cho thấy sự ưu ái dành cho lực lượng này, với tầm hoạt động xa và khả năng len lỏi vào sâu trong lòng địch để đổ quân hay hỗ trợ hậu cần của MC-130J, giờ đây đặc nhiệm Mỹ có thêm AC-130J với hỏa lực mạnh mẽ có thể quét sạch cả xe tăng địch. Điều đó cho thấy những chiến dịch của lực lượng đặc biệt Mỹ hứa hẹn sẽ càng táo bạo và hiệu quả hơn trước nhiều lần.
Tuy nhiên, với kích thước của một chiếc vận tải cơ và chỉ có thể bay với tốc độ 670km/h ở độ cao 6,7km, giới quân sự Nga và cả Syria tin rằng, nếu chiếc cường kích này bay vào những khu vực không được phép và đe dọa đến sự an toàn của lực lượng Nga và Syria, AC-130J sẽ dễ dàng bị bắn hạ.