Độ chính xác của bom siêu lớn FAB-3000 khi gắn module lập kế hoạch và hiệu chỉnh tổng quát (module UMPC) của Nga đã tăng lên gấp nhiều lần, điều này được thể hiện rõ trong các lần sử dụng mới nhất.Báo chí Nga mới đây đã tập trung sự chú ý đến việc máy bay chiến đấu nước này sử dụng một quả bom nặng 3 tấn để tấn công căn cứ của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở ngoại ô thị trấn Chasov Yar - điểm nóng giao tranh thời gian qua.Theo thông báo: “Vòng tròn sai số của bom FAB-3000 gắn module UMPC so với mục tiêu được ghi nhận không quá 15 mét, so với con số 35 - 50 mét trước kia, đây rõ ràng là bước tiến mang tính cách mạng”.Độ chính xác tăng lên được cung cấp bằng cách tối ưu hóa thuật toán vận hành của hệ thống dẫn đường quán tính, cũng như cải thiện khả năng chống nhiễu của ăng ten thuộc module hiệu chỉnh vệ tinh Kometa-M.Bên cạnh đó, khả năng cao quả bom đã được trang bị cảm biến quang - điện tử và đầu dẫn đường truyền hình để xác định và khóa mục tiêu trong điều kiện đối phương sử dụng các biện pháp đối phó điện tử mạnh mẽ.Chưa dừng lại đây, ngoài module UMPC truyền thống, không loại trừ khả năng bom FAB-3000 còn được tích hợp module UMPB để nâng cao tầm hoạt động, khi bộ cánh lượn này còn có thêm động cơ đẩy phụ trợ.Theo thông tin có sẵn, các kỹ sư dự định trang bị cho những quả bom này một động cơ đẩy phản lực, giúp tăng tầm xa của chúng lên 70 - 75 km. Hiện tại, cự ly lượn xa nhất của những quả bom này là khoảng 45 - 50 km.Được biết nhà thiết kế đã dựa trên những giải pháp kỹ thuật có sẵn để thực hiện bản kế hoạch nhằm cải tiến vũ khí, điều này có nghĩa là công trình nghiên cứu sẽ được triển khai rất nhanh chóng ngoài thực địa.Nếu mọi việc suôn sẻ, mật độ sử dụng bom hàng không FAB-3000 sẽ tăng lên đáng kể, đồng thời làm tăng hiệu quả cũng như mức độ đáng sợ của chúng trên chiến trường lên một cấp độ mới.Quá trình trên vẫn đòi hỏi rất nhiều thử nghiệm để đảm bảo độ tin cậy và an toàn của hệ thống mới. Tuy nhiên các công đoạn có thể được rút ngắn nhằm đáp ứng yêu cầu từ chiến trường và tranh thủ lợi thế trước khi tiêm kích F-16 tham chiến.Mặc dù vậy cũng có ý kiến lo ngại cho rằng những cải tiến trên khiến giá thành vũ khí trở nên quá đắt đỏ, tương đương với tên lửa hành trình, tức là khó lòng sử dụng trên diện rộng như hiện nay.Cuối cùng, vẫn cần thêm thời gian để xác định độ chính xác của module UMPC thế hệ mới, bởi một trường hợp riêng lẻ chưa thể dùng làm kết luận cho toàn bộ, vì có khả năng yếu tố may mắn luôn song hành.Nhưng trên hết, việc tăng tầm tác chiến cho bom FAB-3000 sẽ cho phép Không quân Nga tấn công các đối tượng nằm ở khoảng cách xa đáng kể so với tiền tuyến, điều này sẽ mang lại sự linh hoạt và an toàn về mặt chiến thuật cao hơn cho phi công.Không loại trừ khả năng nếu thành công, cải tiến tương tự còn được ứng dụng trên loại bom trọng lượng lớn hơn vẫn còn trong kho vũ khí dự trữ của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, đó là bom FAB-5000.
Độ chính xác của bom siêu lớn FAB-3000 khi gắn module lập kế hoạch và hiệu chỉnh tổng quát (module UMPC) của Nga đã tăng lên gấp nhiều lần, điều này được thể hiện rõ trong các lần sử dụng mới nhất.
Báo chí Nga mới đây đã tập trung sự chú ý đến việc máy bay chiến đấu nước này sử dụng một quả bom nặng 3 tấn để tấn công căn cứ của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở ngoại ô thị trấn Chasov Yar - điểm nóng giao tranh thời gian qua.
Theo thông báo: “Vòng tròn sai số của bom FAB-3000 gắn module UMPC so với mục tiêu được ghi nhận không quá 15 mét, so với con số 35 - 50 mét trước kia, đây rõ ràng là bước tiến mang tính cách mạng”.
Độ chính xác tăng lên được cung cấp bằng cách tối ưu hóa thuật toán vận hành của hệ thống dẫn đường quán tính, cũng như cải thiện khả năng chống nhiễu của ăng ten thuộc module hiệu chỉnh vệ tinh Kometa-M.
Bên cạnh đó, khả năng cao quả bom đã được trang bị cảm biến quang - điện tử và đầu dẫn đường truyền hình để xác định và khóa mục tiêu trong điều kiện đối phương sử dụng các biện pháp đối phó điện tử mạnh mẽ.
Chưa dừng lại đây, ngoài module UMPC truyền thống, không loại trừ khả năng bom FAB-3000 còn được tích hợp module UMPB để nâng cao tầm hoạt động, khi bộ cánh lượn này còn có thêm động cơ đẩy phụ trợ.
Theo thông tin có sẵn, các kỹ sư dự định trang bị cho những quả bom này một động cơ đẩy phản lực, giúp tăng tầm xa của chúng lên 70 - 75 km. Hiện tại, cự ly lượn xa nhất của những quả bom này là khoảng 45 - 50 km.
Được biết nhà thiết kế đã dựa trên những giải pháp kỹ thuật có sẵn để thực hiện bản kế hoạch nhằm cải tiến vũ khí, điều này có nghĩa là công trình nghiên cứu sẽ được triển khai rất nhanh chóng ngoài thực địa.
Nếu mọi việc suôn sẻ, mật độ sử dụng bom hàng không FAB-3000 sẽ tăng lên đáng kể, đồng thời làm tăng hiệu quả cũng như mức độ đáng sợ của chúng trên chiến trường lên một cấp độ mới.
Quá trình trên vẫn đòi hỏi rất nhiều thử nghiệm để đảm bảo độ tin cậy và an toàn của hệ thống mới. Tuy nhiên các công đoạn có thể được rút ngắn nhằm đáp ứng yêu cầu từ chiến trường và tranh thủ lợi thế trước khi tiêm kích F-16 tham chiến.
Mặc dù vậy cũng có ý kiến lo ngại cho rằng những cải tiến trên khiến giá thành vũ khí trở nên quá đắt đỏ, tương đương với tên lửa hành trình, tức là khó lòng sử dụng trên diện rộng như hiện nay.
Cuối cùng, vẫn cần thêm thời gian để xác định độ chính xác của module UMPC thế hệ mới, bởi một trường hợp riêng lẻ chưa thể dùng làm kết luận cho toàn bộ, vì có khả năng yếu tố may mắn luôn song hành.
Nhưng trên hết, việc tăng tầm tác chiến cho bom FAB-3000 sẽ cho phép Không quân Nga tấn công các đối tượng nằm ở khoảng cách xa đáng kể so với tiền tuyến, điều này sẽ mang lại sự linh hoạt và an toàn về mặt chiến thuật cao hơn cho phi công.
Không loại trừ khả năng nếu thành công, cải tiến tương tự còn được ứng dụng trên loại bom trọng lượng lớn hơn vẫn còn trong kho vũ khí dự trữ của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, đó là bom FAB-5000.