Bom lượn có điều khiển có sức nổ mạnh FAB-3000 dài hơn 3 mét và nặng khoảng 3 tấn, được trang bị mô-đun điều chỉnh và cánh lượn (UMPK). Sau khi loại bom này phát nổ, nó sẽ tạo thành một hố bom có đường kính hơn 30 mét và độ sâu 15 mét trong lòng đất. Vào tháng 3 năm nay, Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt loại bom này.Nhà báo Ngụy Đông Húc, Tổng biên tập Tờ "Báo cáo quân sự toàn cầu" của Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CTTV), chỉ ra rằng, Quân đội Nga sử dụng “siêu bom” FAB-3000, chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ sau:Bom FAB-3000 được trang bị hơn một tấn chất nổ mạnh và khả năng phá hủy mục tiêu mặt đất của nó là rất lớn. Một quả bom có thể phá hủy hoàn toàn hai hoặc ba tòa nhà. Khi lực lượng tác chiến mặt đất của Nga phát động tấn công, nếu gặp phải vị trí hoặc công sự vững chắc, khi các loại đạn pháo hay bom cỡ nhỏ “bất lực”, thì bom FAB-3000 sẽ đóng vai trò “phá đá dọn đường”. Vào thời điểm này, Mỹ đang đẩy nhanh việc cung cấp các hệ thống phòng không và chống tên lửa tiên tiến cho Ukraine, một mặt là để bảo vệ căn cứ Không quân Ukraine và tạo điều kiện cho Quân đội Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 được NATO cung cấp trong tương lai. Mặt khác có thể hỗ trợ Quân đội Ukraine ngăn chặn Nga sử dụng bom lượn.Nhà báo Ngụy Đông Húc phân tích thêm và chỉ ra rằng, nếu Nga sản xuất và thả bom nổ mạnh với số lượng lớn, thì hệ thống phòng không của Quân đội Ukraine sẽ bị quá tải. Khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân chiến thuật Nga chủ yếu sử dụng bom thường (bom không điều khiển). Khi sử dụng bom thường, máy bay cần bay đến vùng trời gần mục tiêu để thả bom (thường bay trên đầu mục tiêu), như vậy máy bay sẽ lọt vào tầm tấn công của hỏa lực phòng không tầm trung và tầm ngắn của đối phương. Kết quả là Lực lượng Không quân Nga đã bị bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu, trong đó có cả những máy bay chiến đấu hiện đại như Su-34 và Su-35, buộc lãnh đạo Quân đội Nga phải tạm dừng hoạt động của Lực lượng Không quân chiến thuật, cho đến tận tháng 3/2023 mới hoạt động ồ ạt trở lại.Cải tiến giúp Lực lượng Không quân chiến thuật Nga hoạt động trở lại chính là bổ sung thêm mô-đun cánh lượn có điều khiển (UMPK) cho những quả bom thường, biến những quả bom thường thành bom có điều khiển, có thể thả bom từ cách xa mục tiêu. Đồng thời đảm bảo an toàn cho các máy bay thả bom.Theo nhà báo Ngụy Đông Húc, việc Nga đưa bom lượn có điều khiển vào chiến đấu, khiến hệ thống phòng không của Quân đội Ukraine thực sự gặp khó khăn lớn, đặc biệt là việc sử dụng những “siêu bom” FAB-3000. Trước hết, Quân đội Ukraine sẽ rất khó đánh chặn máy bay Nga thả bom; thứ hai, khi Quân đội Nga thả ngày càng nhiều bom bay, Quân đội Ukraine có thể buộc phải sử dụng nhiều tên lửa phòng không hơn để đánh chặn. Khi đó, lượng tên lửa phòng không tiên tiến mà phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ sớm cạn kiệt.Điều quan trọng là giá bom lượn tương đối thấp, trong khi giá của tên lửa phòng không tiên tiến đắt hơn nhiều. Ngoài ra, bom dẫn đường còn nổi tiếng về độ chính xác và độ tin cậy, nên đã trở thành một trong những vũ khí được quân đội nhiều quốc gia lựa chọn.Quân đội Nga cũng không ngoại lệ khi phải đối mặt với những thách thức từ việc thay đổi môi trường chiến tranh, việc sử dụng bom dẫn đường, được cải tiến từ bom thường, đã trở thành một giải pháp kinh tế thiết thực; đưa Không quân chiến thuật Nga “hồi sinh” trở lại. Sự xuất hiện của loạt bom lượn có điều khiển, xuất phát từ việc thừa nhận những hạn chế của bom không điều khiển. Bom lượn có điều khiển có thể tấn công chính xác mục tiêu thông qua hệ thống dẫn đường chính xác và công nghệ tiên tiến, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả tấn công. Một trong những ưu điểm quan trọng của bom dẫn đường so với bom thường là khả năng thích ứng và linh hoạt. Nhờ công nghệ dẫn đường chính xác, bom lượn có điều khiển có thể được sử dụng trên nhiều loại máy bay chiến đấu mà không bị ràng buộc với một loại máy bay ném bom cụ thể.Điều này làm cho bom lượn có điều khiển linh hoạt hơn về mặt chiến thuật và có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào mục tiêu mọi lúc. Ngoài ra, mặc dù chi phí sản xuất mô-đun UMPK cao, nhưng chi phí này có thể chấp nhận được so với hiệu quả chiến đấu và tỷ lệ thành công trong chiến đấu mà nó mang lại. (Nguồn ảnh: RT, Sputnik, Forbes).
Bom lượn có điều khiển có sức nổ mạnh FAB-3000 dài hơn 3 mét và nặng khoảng 3 tấn, được trang bị mô-đun điều chỉnh và cánh lượn (UMPK). Sau khi loại bom này phát nổ, nó sẽ tạo thành một hố bom có đường kính hơn 30 mét và độ sâu 15 mét trong lòng đất. Vào tháng 3 năm nay, Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt loại bom này.
Nhà báo Ngụy Đông Húc, Tổng biên tập Tờ "Báo cáo quân sự toàn cầu" của Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CTTV), chỉ ra rằng, Quân đội Nga sử dụng “siêu bom” FAB-3000, chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ sau:
Bom FAB-3000 được trang bị hơn một tấn chất nổ mạnh và khả năng phá hủy mục tiêu mặt đất của nó là rất lớn. Một quả bom có thể phá hủy hoàn toàn hai hoặc ba tòa nhà.
Khi lực lượng tác chiến mặt đất của Nga phát động tấn công, nếu gặp phải vị trí hoặc công sự vững chắc, khi các loại đạn pháo hay bom cỡ nhỏ “bất lực”, thì bom FAB-3000 sẽ đóng vai trò “phá đá dọn đường”.
Vào thời điểm này, Mỹ đang đẩy nhanh việc cung cấp các hệ thống phòng không và chống tên lửa tiên tiến cho Ukraine, một mặt là để bảo vệ căn cứ Không quân Ukraine và tạo điều kiện cho Quân đội Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 được NATO cung cấp trong tương lai. Mặt khác có thể hỗ trợ Quân đội Ukraine ngăn chặn Nga sử dụng bom lượn.
Nhà báo Ngụy Đông Húc phân tích thêm và chỉ ra rằng, nếu Nga sản xuất và thả bom nổ mạnh với số lượng lớn, thì hệ thống phòng không của Quân đội Ukraine sẽ bị quá tải.
Khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân chiến thuật Nga chủ yếu sử dụng bom thường (bom không điều khiển). Khi sử dụng bom thường, máy bay cần bay đến vùng trời gần mục tiêu để thả bom (thường bay trên đầu mục tiêu), như vậy máy bay sẽ lọt vào tầm tấn công của hỏa lực phòng không tầm trung và tầm ngắn của đối phương.
Kết quả là Lực lượng Không quân Nga đã bị bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu, trong đó có cả những máy bay chiến đấu hiện đại như Su-34 và Su-35, buộc lãnh đạo Quân đội Nga phải tạm dừng hoạt động của Lực lượng Không quân chiến thuật, cho đến tận tháng 3/2023 mới hoạt động ồ ạt trở lại.
Cải tiến giúp Lực lượng Không quân chiến thuật Nga hoạt động trở lại chính là bổ sung thêm mô-đun cánh lượn có điều khiển (UMPK) cho những quả bom thường, biến những quả bom thường thành bom có điều khiển, có thể thả bom từ cách xa mục tiêu. Đồng thời đảm bảo an toàn cho các máy bay thả bom.
Theo nhà báo Ngụy Đông Húc, việc Nga đưa bom lượn có điều khiển vào chiến đấu, khiến hệ thống phòng không của Quân đội Ukraine thực sự gặp khó khăn lớn, đặc biệt là việc sử dụng những “siêu bom” FAB-3000.
Trước hết, Quân đội Ukraine sẽ rất khó đánh chặn máy bay Nga thả bom; thứ hai, khi Quân đội Nga thả ngày càng nhiều bom bay, Quân đội Ukraine có thể buộc phải sử dụng nhiều tên lửa phòng không hơn để đánh chặn. Khi đó, lượng tên lửa phòng không tiên tiến mà phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ sớm cạn kiệt.
Điều quan trọng là giá bom lượn tương đối thấp, trong khi giá của tên lửa phòng không tiên tiến đắt hơn nhiều. Ngoài ra, bom dẫn đường còn nổi tiếng về độ chính xác và độ tin cậy, nên đã trở thành một trong những vũ khí được quân đội nhiều quốc gia lựa chọn.
Quân đội Nga cũng không ngoại lệ khi phải đối mặt với những thách thức từ việc thay đổi môi trường chiến tranh, việc sử dụng bom dẫn đường, được cải tiến từ bom thường, đã trở thành một giải pháp kinh tế thiết thực; đưa Không quân chiến thuật Nga “hồi sinh” trở lại.
Sự xuất hiện của loạt bom lượn có điều khiển, xuất phát từ việc thừa nhận những hạn chế của bom không điều khiển. Bom lượn có điều khiển có thể tấn công chính xác mục tiêu thông qua hệ thống dẫn đường chính xác và công nghệ tiên tiến, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả tấn công.
Một trong những ưu điểm quan trọng của bom dẫn đường so với bom thường là khả năng thích ứng và linh hoạt. Nhờ công nghệ dẫn đường chính xác, bom lượn có điều khiển có thể được sử dụng trên nhiều loại máy bay chiến đấu mà không bị ràng buộc với một loại máy bay ném bom cụ thể.
Điều này làm cho bom lượn có điều khiển linh hoạt hơn về mặt chiến thuật và có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào mục tiêu mọi lúc. Ngoài ra, mặc dù chi phí sản xuất mô-đun UMPK cao, nhưng chi phí này có thể chấp nhận được so với hiệu quả chiến đấu và tỷ lệ thành công trong chiến đấu mà nó mang lại. (Nguồn ảnh: RT, Sputnik, Forbes).